Nghĩa và hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học nhóm 5 (Trang 35)

Ý nghĩa

- Ý nghĩa khoa học: Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm thêm của sinh viên là vấn đề không quá mới mẻ nhưng nhóm 5 nhận thấy rằng nó vẫn nhận được sự quan tâm của mọi người mọi người. Sinh viên lựa chọn công việc như thế nào là phù hợp với bản thân, và những lí do khi lựa chọn công việc ấy.Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thực trạng lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại Học Thương Mại giúp các nhà quản trị nắm rõ tình hình .

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp hiệu trưởng, các khoa, các chủ nhiệm lớp hành chính biết được tình hình lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên.

Hạn chế của nghiên cứu

− Với đề tài nghiên cứu này, kết quả sau phân tích đã xây dựng mô hình mới có nhiều khác biệt với mô hình trước đó, rất nhiều giả thiết ban đầu bị loại bỏ.

− Hạn chế về thời gian và nhân lực nên nghiên cứu chỉ thực hiện trên một mẫu có kích thước nhỏ ( n= 122) nên kết quả nghiên cứu chưa đạt được độ chính xác cao.

− Chưa bao quát được hết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọ việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại.

CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận

Qua tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại nhận thấy rằng:

- Sinh viên Đại học Thương Mại đa số đi làm thêm vào năm hai khi học tại trường, sinh viên năm hai đi làm chiếm tỷ lệ cao nhất ( 53,3%).

- Hầu hết các bạn sinh viên chọn công việc làm thêm là nhân viên kinh doanh, nhân viên phục vụ và gia sư.

- Nghiên cứu này xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại bao gồm: động cơ, thu nhập, môi trường làm việc, năng lực và chuyên ngành đang theo học tại trường.

- Theo kết quả nghiên cứu sinh viên đi quyết định làm thêm các công việc phù hợp với năng lực bản thân và các công việc liên quan đến chuyên ngành đang theo học là nhiều nhất.

5.2. Kiến nghị

- Nhà trường nên tổ chức một số buổi hỗ trợ và tư vấn việc làm thêm cho những sinh viên có nhu cầu để sinh viên có thể lựa chọn công việc phù hợp với năng lực bản thân và chuyên ngành đang theo học, giúp sinh viên quản lý và sắp xếp thời gian hiệu quả hơn.

- Nhà trường hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch sử dụng thời gian phù hợp trong quá trình đi làm thêm, tránh tình trạng sinh viên nghỉ học do đi làm thêm và sinh viên không đủ giờ nghỉ ngơi, học tập.

- Sinh viên phải tự có trách nhiệm khi đi làm thêm, làm công việc phù hợp và không gây ảnh hưởng đến việc học tập tại trường.

- Sinh viên phải nắm bắt rõ thông tin cần thiết về công việc làm thêm tránh trường hợp bị lừa gạt và lợi dụng.

- Sinh viên phải quản lý được thời gian của bản thân, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và có thời gian đủ giành cho việc học ngoài giờ và công việc đi làm thêm của bản thân.

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học nhóm 5 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w