GV thu bài thực hành, nhận xét kết quả làm việc của HS V Hoạt động nối tiếp:

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ 6 NĂM HỌC 2010- 2011 (Trang 45 - 49)

V. Hoạt động nối tiếp:

- Làm BT tập bản đồ.

- Ôn lại kiến thức lớp 6: các chí tuyến và các vòng cực nằm ở những vĩ độ nào? - Trên thế giới có mấy đới khí hậu? Đặc điểm của mỗi đới?

Tuần 26 : 15/ 3 → 21 / 3 / 2010 Ngày soạn: 5/3/2010

Tiết 26. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu bài học:sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức:

- HS biết được vị trí, chức năng của các đường chí tuyến, vòng cực. - Trình bày được vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu.

2. Kĩ năng:

- Xác định được trên bản đồ, quả địa cầu đới khí hậu.

- Biết xác lập mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng thời gian chiếu sáng của Mặt trời với nhiệt độ không khí.

II. Phương tiện dạy học :

- Bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất. - Quả địa cầu.

III. Hoạt động của GV và HS * Kiểm tra bài cũ.

* Khởi động : ( Giống phần mở bài trong SGk / Tr.67) * Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: cá nhân.

-Dựa vào các kiến thức đã học, cho biết đường chí tuyến bắc, chí tuyến nam nằm ở vĩ độ nào?

-Tia sáng Mặt trời chiếu vuông góc với mặt đốt ở các đường này vào những ngày nào?

-Các đường vòng cực Bắc Nam ở vĩ độ? -Vai trò của các đường trên?

-Nhiệt độ thay đổi như thế nào theo vĩ độ? -Vị trí của các vành đai nhiệt độ?

Hoạt động 2: cá nhân, nhóm.

Quan sát H58.

-Trên bề mặt Trái đất có những đới khí hậu nào? -Sự phân chia các đới khí hậu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Yếu tố nào quan trọng nhất?

+Vĩ độ (quan trọng nhất) +Sự phân bố biện và lục địa. +Hoàn lưu khí quyển.

Thảo luận nhóm: 3'

+Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của đới nóng. +Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của đới ôn hoà. +Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của đới lạnh. HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.

Nhóm khác bổ sung (nếu có).

1. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái đất

-Các chí tuyến: là những đường có ánh sáng Mặt trời chiếu vuông góc vào các ngày Hạ chí và Đông chí.

-Các vòng cực: là giới h5n khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.

→Là ranh giới phân chia các đới khí hậu.

2. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ

a) Đới nóng (hay nhiệt đới)

-Giới hạn: từ chí tuyến Bắc → chí tuyến Nam. -Đặc điểm: nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, gió Tín phong.

b) Đới ôn hòa (ôn đới)

-Giới hạn: từ chí tuyến Bắc → vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam → vòng cực Nam.

-Đặc điểm: nhiệt độ trung bình, lượng mưa vừa, gió Tây ôn đới.

c. Đới lạnh (hàn đới)

-Giới hạn:từ vòng cực Bắc→ cực Bắc và từ vòng cực Nam đến cực Nam

-Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?

IV. Đánh giá:

HS làm bài tập trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng 1.Nước ta nằm trong đới khí hậu:

A. Nhiệt đới nửa cầu Bắc B.Nhiệt đới nửa cầu Nam

C. Ôn đới D.Hàn đới.

2.Vùng nội chí tuyến là vùng nằm ở:

A.Giữa chí tuyến và vòng cực B.Giữa hai chí tuyến

C.Giữa vòng cực và cực D.Xích đạo

V.Hoạt động nối tiếp:

- Trả lời câu hỏi SGK. - Làm BT tập bản đồ.

Tuần 27 : 22/ 3 → 28/ 3/ 2010 Ngày soạn: 9/3/2010

Tiết 27. ÔN TẬP I. Mục tiêu bài ôn tập: Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức:

- Hệ thống được các kiến thức cơ bản về lớp khí quyển, những hiện tượng khí tượng, nhiệt độ, gió, mưa.

2.Kĩ năng:

- Có kỹ năng xác định các lớp khí quyển, các hoàn lưu khí quyển, các đới khí quyển … gắn với những đặc tính của nó.

II. Phương tiện dạy học:

- Bảng phụ.

- Một số tranh ảnh: Các đới khí hậu, các loại gió trên Trái đất...

III. Hoạt động của GV và HS * Kiểm tra bài cũ

+Trên bề mặt Trái đất chia thành những đới khí hậu nào? Nêu đặc điểm của mỗi đới?

* Khởi động : GV nêu yêu cầu ôn tập * Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV hướng dẫn HS ôn tập theo nội dung từng bài.

Hoạt động1: cá nhân.

-Khoáng sản là gì? Cho ví dụ? -Khái niệm mỏ khoáng sản?

-Dựa vào công dụng, khoáng sản được chia thành mấy loại?

*Bài tập : (bảng phụ)

a.Hãy cho biết các khoáng sản sau thuộc loại nào?

Titan, đồng, vàng, Apatit, dầu mỏ, than đá, sắt, đá vôi.

b.Nêu công dụng của các loại khoáng sản trên.

-HS làm bài tập vào bảng phụ. -HS khác nhận xét.

-GV chuẩn xác kiến thức.

-Theo nguồn gốc phát sinh, khoáng sản được chia thành mấy loại?

-Phân biệt mỏ khoáng sản nội sinh và mỏ khoáng sản ngoại sinh? Cho ví dụ?

-Nêu 1 số mỏ khoáng sản lớn đang được khai thác ở nước ta?

-Huyện Tánh Linh có những tài nguyên khoáng sản nào?

-Vì sao nguồn tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận ? Chúng ta phải sử dụng nguồn tài nguyên này

1. Các mỏ khoáng sản:

- Khái niệm khoáng sản, cho ví dụ. -Phân loại: +Nhiên liêu (năng lượng)

+Kim loại: đen/ màu Ví dụ +Phi kim loại.

-Mỏ khoáng sản: Mỏ nội sinh

Mỏ ngoại sinh Ví dụ *Bài tập : Loại khoáng sản Tên các khoáng sản Công dụng Năng lượng Kim

loại ĐenMàu

-Cho biết thành phần của không khí?Tỉ lệ?

-Thành phần nào là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng?

-Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? -Nêu độ dày, đặc điểm của mỗi tầng? -Kể tên các khối khí và vị trí hình thành? -Khi nào các khối khí bị biến tính?

Hoạt động 3: cá nhân, cặp.

-Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào? -Nhiệt độ không khí là gì? Dụng cụ đo? -Cách đo nhiệt độ không khí?

-Thời gian đo?

-Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Hoạt động 4: cá nhân.

-Khí áp là gì? Dụng cụ đo?

-Các đai khí áp được phân bố trên bề mặt Trái đất như thế nào?

-Nguyên nhân sinh ra gió?

-Trên Trái đất có những loại gió thổi thường xuyên nào?

-Nước ta nằm trong phạm vi oạt động của loại gió thổi thường xuyên nào?

Hoạt động 5: cá nhân, nhóm.

-Cho biết dụng cụ đo độ ẩm và đo mưa? -Như thế nào là sự ngưng tụ?

*Thảo luận nhóm:

-Nêu các cách tính lượng mưa? Áp dụng làm bài tập. -Nước ta nằm trong khu vực có lựong mưa khoảng bao nhiêu?

Hoạt động 6: cá nhân

Gv yêu cầu Hs làm bài tập xác định vĩ độ của các chí tuyến, các vòng cực.

-Nêu giới hạn, đặc điểm của các đới khí hậu?

-Thành phần: khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác.

-Cấu tạo:

+Tầng đối lưu. Độ dày +Tầng bình lưu. Đặc điểm +Các tầng cao khí quyển.

-Các khối khí: nóng, lạnh, hải dương và lục địa.

3. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.

-Phân biệt thời tiết, khí hậu.

-Nhiệt độ không khí: Khái niệm. Dụng cụ đo. Cách đo. Thời gian đo.

-Cách tính nhiệt độ trung bình: ngày, tháng, năm.

-Sự thay đổi nhiệt độ không khí: Theo vị trí. Độ cao. Vĩ độ.

4. Khí áp và gió trên Trái đất.

-Khí áp: Khái niệm. Dụng cụ đo.

Sự phân bố các đai khí áp. -Gió: Khái niệm.

Các loại gió thổi thường xuyên.

5.Hơi nước trong không khí. Mưa.

-Dụng cụ đo độ ẩm của không khí, đo mưa. -Khái niệm sự ngưng tụ.

-Cách tính lượng mưa: ngày, tháng, năm và trung bình năm của một địa phương.

6.Các đới khí hậu trên Trái đất.

-Xác định vĩ độ của các chí tuyến và các vòng cực.

-Các đới khí hậu:

+Đới nóng (nhiệt đới) Giới hạn. +Hai đới ôn hoà (ôn đới) Đặc điểm. +Hai đới lạnh (hàn đới)

Một phần của tài liệu ĐỊA LÝ 6 NĂM HỌC 2010- 2011 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w