Vai trò của interferon

Một phần của tài liệu Tiểu luận hóa sinh phân tử pps (Trang 31 - 33)

III. INTERFERON

5.Vai trò của interferon

Con người đã phát hiện rằng Interferon đóng vai trò là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại virus và sự phát triển bất thường của tế bào. Nhìn chung Interferon có 7 hoạt tính sau: Kháng virus, điều hòa mễn dịch, chống tăng sinh khối, kích thích sự biệt hóa tế bào, điều hòa sinh trưởng của tế bào, giải độc, kháng đột biến. Từ 7 hoạt tính này, con người đã vận dụng vào việc bào chế các loại thuốc chữa bệnh an toàn và hiệu quả.

5.1. Tác dụng kháng virus

Nhiều virus chứa ARN hoặc AND bị ức chế bởi Interferon. Ví dụ virus AND như: herpes virus loại 1 và 2, cytomegalovirus. Ví dụ virus ARN như: rhinovirus và virus hợp bào phổi. Ngoài ra Interferon có tác động hiệp lực với nhiều tác nhân kháng virus. Tuy nhiên mức độ kháng virus không chỉ phụ thuộc vào loại virus mà còn phụ thuộc vào đặc tính của tế bào đích, loại Interferon, và tỷ lệ virus nhiễm với số tế bào.

Interferon giúp tế bào đề kháng với sự nhiễm virus bằng cách tác động đến các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ nhân bản của virus. Nó có thể ức chế các giai đoạn sớm, ví dụ gắn; nhập bào qua trung gian thụ thể; mất bao; phiên mã, sự dịch mã các mARN và sự trưởng thành của virus bao gồm cả việc đâm chồi của virion

trên màng tế bào. Các bằng chứng khác cho thấy Interferon làm giảm khả năng nhiễm của các virion thế hệ sau.

5.2. Tác dụng kháng tế bào

Interferon có thể ức chế sự tăng trưởng của nhiều loại tế bào bình thường và tế bào ung thư In vitro. Tác dụng kháng tăng trưởng Interferon chủ yếu có tính kìm hãm, ví dụ ngăn cản sự phân bào hơn là tiêu diệt, ví dụ như trực tiếp giết chết tế bào. Tính nhạy cảm với tác dụng ức chế của Interferon thay đổi, ngay cả đối với các tế bào có cùng kiểu mô học. Điều này có thể do sự khác nhau về thụ thể của Interferon hay ái lực của Interferon trên thụ thể.

Sự phối hợp các Interferon và tác nhân hóa trị liệu có tính hiệp lực hay cộng lực trong việc kháng khối u. Sự hiệp lực là kết quả của một chuỗi các yếu tố tương tác phức tạp, bao gồm bản chất ung thư, cơ chế tác động các tác nhân diệt tế bào, chế độ liều dùng Interferon và tác nhân hóa trị liệu. Tác động hiệp lực phụ thuộc nhiều vào chế độ sử dụng, ví dụ dùng Interferon trước hoặc sau tác nhân hóa trị liệu, hoặc dùng đồng thời, nhiều tác nhân hóa trị liệu không có tác động hiệp lực với Interferon. Một khía cạnh quan trọng trong tác động kháng tế bào của Interferon là có khả năng điều hòa trạng thái biệt hóa của tế bào, có thể là ức chế hay kích thích. Interferon cũng tương tác hiệp lực với các tác nhân ức chế biệt hóa khác. Sự cảm ứng biệt hóa tế bào ung thư có vai trò nhất định trong tác động kháng ung thư của Interferon vì mức độ biệt hóa tế bào tỷ lệ nghịch với tốc độ phân bào.

5.3. Tác dụng kháng ung thư

Interferon kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại khối ung thư, làm trì hoàn hoặc dừng sự phân chia của các tế bào ung thư - giảm khả năng tư bảo vệ của các tế bào ung thư đối với hệ miễn dịch của cơ thể - tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Interferon thường được sử dụng để điều trị một số loại ung thư bao gồm: ung thư thận, u hắc tố ác tính, ung thư xương, ung thư mạch, u lympho bào và bệnh bạch cầu…

5.4. Tác dụng điều hòa miễn dịch

Nhiều chức năng miễn dịch có thể ảnh hưởng bởi Interferon. Các đáp miễn dịch có thể thông qua trung gian tế bào hay kháng thể. Interferon có thể hoạt hóa hay ức chế chức năng miễn dịch tế bào và dịch thể. Hoạt tính các tế bào NK cũng như hoạt tính diệt và ức chế khối u của đại thực bào có thể được tăng lên đáng kể bởi cả Interferon alpha và Interferon gamma. Các tế bào miễn dịch khác được hoạt háo bởi Interferon bao gồm lympho bào T, tế bào có hoạt tính tiêu diệt phụ thuộc kháng thể và tế bào Mast. Các Interferon của cả ba loại cảm ứng sự biểu hiện của kháng nguyên loại 1 của phức hợp hòa hợp mô chính (MHC) và Interferon gamma cảm ứng sự biểu hiện của kháng nguyên MHC loại 2. Đặc tính này quan trọng vì kháng nguyên MHC loại 1 đóng vai trò trong sự ly giải của các tế bào bị nhiễm virus và tế bào ung thư, do đó làm tăng sự nhận diện bởi các tế bào T độc và chúng đều có khả năng hoạt hóa tế bào NK để có thể giết các tế bào bị nhiễm virus.

Kháng nguyên MHC loại 2 cần thiết cho đại thực bào hoạt động như tế bào trình diện kháng nguyên do đó làm tăng sự phô bày của kháng nguyên đối với tế bào T helper. Interferon còn có thể hoạt hóa đại thực bào chống lại sự nhiễm virus.

Tuy nhiên cả hai nhóm kháng nguyên MHC đều quan trọng để đạt được đáp ứng tối đa. Tất cả các loại Interferon dường như có tác động ức chế sản xuất kháng thể, mặc dù trong một số điều kiện nhất định về liều và thời gian có sự gia tăng sản xuất kháng thể.

Một phần của tài liệu Tiểu luận hóa sinh phân tử pps (Trang 31 - 33)