VD: giải pháp về thị trường, con người, tài chính… Những căn cứ này phải được kiểm chứng trong thực tế, người lập dự án phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, cụ thể và nghiêm túc, tính toán chính xác từng nội dung, từng khía cạnh của dự án. Những nội dung phức tạp như chương trình sản xuất – kinh doanh, phương án công nghệ - kỹ thuật, phương án thiết kế, thi công xây lắp, phân tích tài chính của dự án… cần có sự tham gia của các tổ chức chuyên môn và nhiều loại chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau.
+ Tính hệ thống: 1 dự án bao gồm nhiều khía cạnh, công đoạn khác nhau, nằm trong một thể thống nhất đồng bộ. Nếu đưa ra giải pháp cho từng vấn đề phải xem xét nó trong mối quan hệ với các công đoạn khác ra sao cho tổng thể là một giải pháp tối ưu nhất. Ví du: Giải pháp về công nghệ, nếu sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại nhất, năng suất cao nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất thì sẽ vướng phải vấn đề chi phí rất cao và làm ảnh hưởng đến giải pháp về tài chính. Người ta phải tính toán được với các giải pháp đưa ra thì điều kiện tài chính có cho phép không, có thể đi vay ở những nguồn nào, người lao động có khả năng vận hànnh máy móc thiết bị hay phải thuê lao động nước ngoài chi phí sẽ tăng lên và sản xuất không hiệu quả. Vì vậy, người ta không tìm cách tối ưu hoá 1 giải pháp hay nội dung riêng rẽ của một dự án mà người ta phải tìm cách đưa ra tổng thể các giải pháp có hiệu quả nhất, cụ thể đo bằng tổng thu trừ tổng chi.