Định hướng chung của Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn

Một phần của tài liệu 1009 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lương sơn hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 96)

LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH

3.1.1 Định hướng chung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam thôn Việt Nam

Agribank Việt Nam hiện là định chế tài chính lớn tại Việt Nam, 26 năm qua, Agribank luôn đồng hành với sự phát triển của tam nông.

Sứ mệnh:

Agribank Việt Nam là ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Tầm nhìn

Agribank Việt Nam phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại, với slogan là “ tăng trưởng - an toàn - hiệu quả- bền vững ”, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Triết lý kinh doanh

“Mangphồn thịnh đến khách hàng”

Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Agribank nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ, hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và tối

đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Ngân hàng. Agribank cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất, kinh doanh. Agribank xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Agribankphát triển bền vững.

Agribank Việt Nam đã đề ra kế hoạch đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Cụ thể, tăng trưởng vốn huy động: 11%-12%/năm; tăng trưởng tín dụng: 10%-12%/năm; Tỷ trọng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn phấn đấu đến năm 2015 đạt 75%, đến năm 2020 đạt 80%; Thị phần tín dụng chiếm hơn 50% ở khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có quan hệ tín dụng và cung ứng các sản phẩm , dịch vụ ngân hàng cho phần lớn hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp khu vực nông thôn.

Với phương châm vì sự thịnh vượng của khách hàng và sự phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của Agribank là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.

Để tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, trong thời gian tới, Agribank chuyển mạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với một số định hướng lớn sau:

Thứ nhất, chuyển đầu tư cho vay chăn nuôi nhỏ lẻ sang đầu tư cho vay theo hướng trang trại, gia trại, nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, công nghệ cao.

Thứ hai, đầu tư cho vay phục vụ công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn theo hướng ưu tiên vốn đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu; đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp các biện pháp về tổ chức sản xuất tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp.

nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư theo các vùng chuyên canh các cây trồng có giá trị kinh tế hàng hóa cao, xuất khẩu lớn. Tiếp tục chỉ đạo triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ.

Thứ tư, tổ chức đánh giá tình hình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cho vay qua các tổ nhóm. Bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp để tăng trưởng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, góp phần giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng.

Thứ năm, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao dịch cho cán bộ; Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, thường xuyên phân tích hoạt động của khách hàng, phân tích dư nợ có tiềm ẩn rủi ro để có các giải pháp cụ thể xử lý nợ, giảm thấp nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

Thứ sáu, ban hành một số sản phẩm tín dụng gắn với phát triển các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Mô hình cho vay liên kết, khép kín giữa 3 nhà ( ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nông), cho vay theo từng loại sản phẩm cây trồng, vật nuôi; cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cho vay theo mô hình chuỗi liên kết giá trị từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu....

3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Lương

Một phần của tài liệu 1009 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lương sơn hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w