2
Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán trong nước
---isT---
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy các kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán trong nước là rất khả quan, doanh số thanh toán chuyển tiền đi và nhận tiền về năm 2012 đều tăng cao so với năm 2011: doanh số chuyển tiền đi tăng 108,62%, doanh số nhận tiền về tăng 74,06%.
Đối với những lệ nh chuyển tiền ngoài hệ thống, đầu mối nhận lệnh là các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm thuộc hệ thống của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu. Lệnh chuyển tiền được các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm hạch toán đẩy lên phòng thanh toán trong nước tại Hội sở, từ đây lệnh được chuyển tiếp ra ngoài hệ thống qua các kênh thanh toán như thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ hoặc trực tiếp qua các ngân hàng như Vietcombank, Techcombank... Đối với những lệnh chuyển tiền trong hệ
Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 Tăng/giảm 2011/2010 (%) Tăng/giảm 2012/2011 (%) 45
thống các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm trực tiếp hạch toán ghi nợ/ có vào tài khoản của khách hàng.
GP.Bank đã đưa ra biểu phí dịch vụ thanh toán chung, trong đó đảm bảo tính cạnh tranh đối với các ngân hàng, và tăng nguồn thu cho ngân hàng.
Đạt được những kết quả khả quan trên cho thấy trong thời gian qua chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu ngày càng được nâng cao, đảm bảo độ an toàn, chính xác, nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng. Khách hàng đã biết đến ngân hàng nhiều hơn, mạng lưới các chi nhánh phòng giao dịch mở rộng. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu đã quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác thanh toán, giảm thời gian giao dịch cho khách hàng và nâng cao các tiện ích của dịch vụ.
2.2.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Dịch vụ thanh toán quốc tế là dịch vụ thực hiện có điều kiện của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi mới thành lập, Ngân hàng TMCP D ầu khí Toàn Cầu chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp ra nước ngoài nên GP.Bank làm ngân hàng đại lý thanh toán cho một số ngân hàng cổ phần trong nước như Techcombank. Tại thời điểm đó, GP.Bank chủ yếu thanh toán để gây dựng nguồn khách hàng cơ sở, lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế gần như bằng 0.
Năm 2008, GP.Bank chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho hoạt động thanh toán quốc tế, đó là khởi đầu tốt để phát triển khách hàng thực sự của mình. GP.Bank đã liên kết với trên 100 ngân hàng đại lý trên thế giới, trở thành thành viên của Hệ thống tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu, thanh toán qua mạng SWIFT.
GP.Bank đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trên cơ sở phát triển dịch vụ chuyển tiền đi, nhận tiền về, mở L/C xuất khẩu, mở L/C
46
nhập khẩu, nhờ thu. Dịch vụ dành cho các đơn vị nhập khẩu hoặc thanh toán tiền dịch vụ, phi thương mại và nhận tiền về đối với các đơn vị xuất khẩu.
Có thể thấy rằng, các sản phẩm L/C xuất khẩu và nhờ thu xuất khẩu trong dịch vụ thanh toán quốc tế của GP.Bank rất ít khách hàng sử dụng, số lượng khách hàng chủ yếu tập trung ở mảng L/C nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền về từ nước ngoài. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Một số kết quả hoạt động thanh toán quốc tế
tiền đi 6 63.40 5 61.16 65.757 -3,66 7,51 Doanh số nhận tiền về 2 9.57 4 26.52 48.323 177,10 8 82,1 Doanh số L/C nhập khẩu 30.09 1 0 26.24 36.293 -14,68 1 38,3 Doanh số L/C xuất khẩu 23 98 194 326,09 6 97,9 Doanh số nhờ thu nhập khẩu 3.089 5.34 2 7.268 4 72,9 5 36,0 Doanh số nhờ thu xuất khẩu 30 52 90 3 73,3 8 73,0 Tổng doanh số
Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 Tăng/giảm 2011/2010 (%) Tăng/giảm 2012/2011 (%) Doanh thu 7 3.12 6 4.28 4.792 6 37,0 1 11,8 Lợi nhuận 2 2.12 5 2.97 4.011 0 40,2 2 34,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán của GP.Bank)
Năm 2012, doanh số chuyển tiền đi tăng 7,51% so với năm 2011. Doanh số nhận tiền về tăng 82,18%. Doanh số chuyển tiền đi lớn hơn doanh số nhận tiền về, điều này phần nào thể hiện GP.Bank đang phục vụ nhiều hơn đối với các đơn vị nhập khẩu.
47
Bảng 2.7: Ket quả doanh thu lợi nhuận hoạt động thanh toán quốc tế
Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế tăng đều qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của GP.Bank.
Cùng với các hoạt động thanh toán quốc tế nói trên, trong những năm gần đây, GP.Bank đã phát triển thêm một số dịch vụ mới như: dịch vụ chi trả kiều hối Western Union, thanh toán thẻ quốc tế và thanh toán séc du lịch. Dịch vụ Western Union mang lại lợi ích đáng kể cho hoạt động dinh doanh ngân hàng. Đến cuối năm 2012, doanh số đạt được gần 4 tỷ đồng và 2,9 triệu USD, doanh thu đạt 312,5 triệu đồng tăng 30% so với năm 2011.
GP.Bank hiện đã có biểu phí dịch vụ thanh toán quốc. Biểu phí dịch vụ của GP.Bank có thể linh hoạt với từng đối tượng khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Nguồn thu cơ bản từ thanh toán quốc tế là các loại phí, ngoài ra GP.Bank cũng thực hiện bán ngoại tệ cho khách hàng để hưởng phần chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra.
2.2.3. Dịch vụ thẻ
Dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu ra đời muộn so với dịch vụ thẻ của các ngân hàng trong nước. Ngày 25/12/2007, GP.Bank cho ra đời những chiếc thẻ đầu tiên dùng cho cán bộ công nhân viên trong nội bộ ngân hàng.
Chỉ tiêu\Năm 2010 2011 2012 Tăng/giảm 2011/2010 (%) Tăng/giảm 2012/2011 (%) 48
Tháng 01 năm 2008, GP.Bank kết nối thành công trong liên minh thẻ VNBC. Tháng 08 năm 2008, GP.Bank kết nối liên minh thẻ Smartlink, hiện là liên minh thẻ có số lượng thành viên tham gia nhiều nhất trong nước. Tiếp nối các kết quả khả quan của hai năm đầu triển khai dịch vụ thẻ, tháng 11 năm 2009, GP.Bank tham gia vào liên minh thẻ Banknet. Số thẻ lũy kế phát hành ra cuối năm 2011 là 39.600 thẻ, tăng 26.700 thẻ (tương đương khoảng 207%) so với năm 2010. Đồng thời, số thẻ hoạt động là 23.675, tăng 14.375 thẻ (khoảng 155%) so với năm 2010. Cuối năm 2012, số thẻ phát hành lũy kế đã lên tới 43.497 thẻ, số thẻ hoạt động cũng tăng lên đáng kể, đạt được 33.708 thẻ cuối năm 2012.
Hiện tại, GP.Bank đã phát hành thẻ ghi nợ nội địa dành cho mục đích rút tiền và thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ. Thẻ ghi nợ thông thường phát hành cho khách hàng có tên gọi Hộ chiếu tài chính, với 3 loại: Mai xanh, mai vàng và mai bạch kim cài đặt hạn mức rút tiền trong một ngày của khách hàng, với mai xanh là 20 triệu đồng/ngày, mai vàng là 30 triệu đồng/ngày và mai bạch kim là 50 triệu đồng/ngày.
Tháng 10 năm 2010, GP.Bank bắt đầu triển khai phát hành thẻ liên kết với các trường đại học có tên gọi thẻ trúc.
Số lượng thẻ phát hành và thẻ đang hoạt động tăng nhanh qua các năm. Cuối tháng 05 năm 2011, GP.Bank đã đầu tư 22 ATM đặt ở một số chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng máy đầu tư không nhiều vì khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện giao dịch thẻ trên ATM của các ngân hàng cùng tham gia trong liên minh thẻ với GP.Bank. Cùng với sự gia tăng của số thẻ hoạt động, hệ thống ATM và đơn vị chấp nhận thẻ, doanh số thanh toán thẻ hàng năm cũng tăng lên, trong khi năm 2010 là trên 52 tỷ đồng thì năm 2011 là trên 74 tỷ đồng, và đạt trên 91 tỷ đồng năm 2012. Chi tiết số liệu thể hiện qua bảng sau:
49
hành______________ 0 0 43.497 8 9,84 - Trong đó, số lượng
thẻ đang hoạt động
9.30
0 523.67 33.708 7 154,5 8 42,3
Doanh số thanh toán
(Nguôn: Báo cáo phát triển thẻ của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu) Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do GP.Bank đã thực hiện biện pháp marketing như phát hành tờ rơi và quảng cáo thẻ, mở thẻ miễn phí, không thu phí rút tiền mặt, thanh toán bằng thẻ trên hệ thống ATM của GP.Bank và các ngân hàng trong liên minh thẻ. Ngoài các chức năng truyền thống như: rút tiền, chuyển khoản, ATM của GP.Bank còn có các tính năng vượt trội như:
• Thanh toán hàng hóa tại đơn vị chấp nhận thẻ.
• Mua thẻ cào điện thoại với mức giá cạnh tranh.
• Sao kê tài khoản và truy vấn số dư.
Tham gia vào các liên minh thẻ lớn và có uy tín trong nước như Smartlink và Banknet giúp giảm chi phí phát triển máy ATM, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch trên cây ATM của nhiều ngân hàng bất cứ lúc nào tại nhiều địa điểm trong cả nước.
2.2.4. Dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ phi tín dụng cơ bản trên, GP.Bank còn cung cấp một số dịch vụ phi tín dụng khác như dịch vụ ngân quỹ và tư vấn, tuy nhiên giá trị doanh thu và lợi nhuận của các dịch vụ này rất nhỏ. Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ đi sâu phân tích và đề xuất giải pháp cho các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và dịch vụ thẻ của GP.Bank.
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU 2.3.1. Đánh giá chung
2.3.1.1. Sự đa dạng về tính năng và tiện ích trong cung ứng dịch vụ phi tín dụng
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, GP.Bank chưa phân tích, tổng hợp để tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ mà mới chỉ dừng ở những dịch vụ đơn lẻ, mức độ đa dạng sản phẩm còn thấp. Một ví dụ liên quan đến doanh nghiệp xuất khẩu, GP.Bank mới chỉ dừng lại ở việc nhận tiền về cho khách hàng, trong khi, gói sản phẩm mà GP.Bank có thể cung cấp cho khách hàng ngay từ đầu là mở L/C xuất khẩu, mua ngoai tệ, nhờ thu.
Dịch vụ thẻ của GP.Bank mới phát triển ở giai đoạn bước đầu. GP.Bank hiện chỉ cung cấp thẻ ghi nợ nội địa. Trong khi thị trường thẻ chào đón và đã cho ra đời nhiều loại thẻ quốc tế, hỗ trợ giao dịch và thanh toán ở nước ngoài cho người sử dụng thì GP.Bank chưa có bất kỳ sản phẩm thẻ quốc tế nào.
Có thể so sánh trực tiếp dịch vụ thẻ của GP.Bank với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ta nhìn thấy rõ mức độ đa dạng hóa tính năng thẻ của GP.Bank còn ở mức thấp. Đối với hoạt động thẻ nội địa, ACB tham gia các liên minh thẻ, phát triển thẻ liên kết thanh toán tiền điện thoại, điện nước và liên kết với nhiều đơn vị bán hàng hóa dịch vụ trong nước. ACB đã phối hợp với nhiều đơn vị như Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn, siêu thị Coopmart, siêu thị Maximart, Citimart phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng. Đối với thẻ quốc tế, ACB là ngân hàng đầu tiên trong nước năm 2003 đã đưa ra được thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron. Một năm sau đó, ACB cho ra đời thẻ Master Card và năm 2005, thẻ được phát triển để bổ sung có cả tính năng tín dụng và ghi nợ. (Nguồn: Bản cáo bạch năm 2012 của
51
Ngân hàng A Châu ACB).
Một dịch vụ tiện ích cho dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thẻ là dịch vụ ngân hàng điện tử. Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng có thể nhận thông tin và giao dịch với ngân hàng thông qua điện thoại hoặc mạng LAN, mạng internet mà không phải trực tiếp đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Dịch vụ Internet banking của GP.Bank đã cho phép khách hàng chuyển khoản trong nước, xem thông tin sổ phụ tài khoản ... tuy nhiên chưa phát triển được thêm tiện ích chuyển tiền bằng chứng minh thư, Passport; hoặc đăng ký mở thẻ, gia hạn, thay đổi thông tin thẻ; hay nạp tiền vào thẻ, tra cứu thông tin sử dụng thẻ như hiện nay ACB đang có.
Có thể nói, khi đánh giá về sự đa dạng trong tính năng, tiện ích của các dịch vụ phi tín dụng thì GP.Bank vẫn chỉ ở mức thấp so với các ngân hàng lớn trong hệ thống các ngân hàng TMCP ở Việt Nam, được cụ thể hóa bằng Ngân hàng TMCP Á Châu ACB với phân tích ở trên. Việc tăng số lượng các tính năng, tiện ích không phải là bắt buộc một cách tràn lan, nhưng nên hợp lý, phù hợp với từng ngân hàng và nhu cầu của khách hàng cũng như tình hình phát triển dịch vụ thực tế trên thị trường. Gia tăng các tính năng, tiện ích cho dịch vụ cần phải được tính toán cụ thể bằng kế hoạch và chi phí đầu tư hàng năm để hài hòa giữa lợi ích - chi phí cho ngân hàng trong bối cảnh thị trường hiện nay.
2.3.1.2. Số lượng khách hàng
Số lượng khách hàng là con số mà GP.Bank thống kê và tổng hợp theo thời gian, nhằm đánh giá mức độ tăng trưởng về khách hàng của ngân hàng và so sánh trên thị trường.
❖ Dịch vụ thanh toán trong nước: Sự tăng trưởng của số lượng khách hàng dịch vụ thanh toán trong nước thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng khách hàng thanh toán trong nước
Đơn vị tính: Số món
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán của GP.Bank)
Như vậy xét về mức độ tăng trưởng khách hàng, dịch vụ thanh toán trong nước của GP.Bank phát triển qua các năm.
❖ Dịch vụ thanh toán quốc tế: Sự tăng trưởng của số lượng khách hàng dịch vụ thanh toán nước ngoài thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng khách hàng thanh toán quốc tế
Đơn vị tính: Số món
53
Số món chuyển tiền đi và nhận tiền về năm 2012 tăng so với năm 2011, số món L/C nhập khẩu giảm đi khoảng 13 món, số món nhờ thu nhập khẩu giảm 11 món . Tổng hợp lại, số món chuyển nhận tiền thanh toán quốc tế của GP.Bank tăng đều qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Sự tăng trưởng đánh dấu những bước phát triển vượt bậc của dịch vụ thanh toán quốc tế tại GP.Bank. Mặc dù vậy, khi xem xét trong mối quan hệ so sánh với các ngân hàng thương mại Việt Nam, số món chuyển nhận tiền thanh toán quốc tế của GP.Bank nhỏ hơn một số các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Á Châu ACB, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Sacombank, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
❖ Dịch vụ thẻ: Dịch vụ thẻ tại GP.Bank ra đời muộn hơn so với nhiều ngân hàng trong nước nhưng sự tăng trưởng về số lượng khách hàng khá khả quan. Biểu đồ sau cho thấy rõ hơn về sự tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ, thể hiện qua số lượng thẻ phát hành và số lượng thẻ đang hoạt động.
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng khách hàng dịch vụ thẻ
Đơn vị tính: Thẻ
(Nguồn: Báo cáo phát triển thẻ của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu)
GP.Bank có sự tăng trưởng khá cao trong 3 năm về số lượng thẻ phát hành và hoạt động. Tuy nhiên, khi so sánh số lượng thẻ phát hành lũy kế của GP.Bank với ACB qua 3 năm ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4: So sánh số lượng thẻ phát hành của GP.Bank và ACB Đơn vị tính: Thẻ 160.000 T3T54T 140.000 120,000 100,000 S0.000 60,000 40,000 20,000 N<¾11 2010 NSin 2011 Năm 2012
So hiạng thê phát hãnh cũa GP .Bank
So hiọng thè phát hãnh cùa ACB
(Nguồn: Báo cáo phát triển thẻ của GP.Bank và ACB)
Ta thấy rằng tỷ lệ số lượng thẻ phát hành lũy kế hàng năm của GP.Bank so với ACB tăng lên nhưng ở năm 2012, số lượng thẻ của ACB vẫn gấp 3.5 lần so với GP.Bank.
Như vậy, với chỉ tiêu số lượng khách hàng, GP.Bank đã đạt được sự