Phát triển nghiệp vụ thẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu, uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Đầu tư phát triển thẻ là yêu cầu tất yếu và hoàn toàn phù hợp vì đa dạng hoá nghiệp vụ là mục tiêu chung của mọi NHTM. Sản phẩm thẻ càng phong phú, nhiều tiện ích, phạm vi sử dụng và thanh toán càng lớn thì khả năng hội nhập càng cao. Nghiệp vụ thẻ phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn rẻ, mở rộng tín dụng cũng như tăng nguồn thu cho các NHTM trong tương lai.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển dịch vụ thẻ
1.2.3.1. Số lượng thẻ phát hành
Số lượng thẻ phát hành là một tiêu chí quan trọng để đánh giá được hiệu quả kinh doanh. Dịch vụ thẻ được quan tâm nhiều khi số lượng phát hành thẻ nhiều, nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng ngày càng tăng.
Thông thường các NHTM đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ bằng cách dựa vào số lượng thẻ phát hành. Tuy nhiên, số lượng thẻ đang hoạt động mới là tiêu chí đánh giá chính xác sự phát triển của thẻ thanh toán các NHTM hiện nay.
1.2.3.2. Mạng lưới thanh toán
Mạng lưới thanh toán cũng là tiêu chí để đánh giá đến sự phát triển dịch vụ thẻ bao gồm hệ thống máy ATM và các ĐVCNT được lắp đặt. Dựa vào thông tin về số lượng máy ATM và máy POS được đặt trên địa bàn từ lúc triển khai dịch vụ tới thời điểm hiện tại, có thể biết được sự phủ sóng của ngân hàng đó trên địa bàn tỉnh thông qua đánh giá mạng lưới. Do đó ngân hàng cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới thanh toán tương đương với số lượng thẻ phát hành, có như vậy mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng tăng lên mỗi năm nhằm tăng doanh số thanh toán qua thẻ với mục đích gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng mình.
Thu nhập mang lại từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ được tính bằng tổng doanh thu từ hoạt động thẻ trừ đi chi phí phát hành trong một kỳ của ngân hàng. Thu nhập từ việc phát hành thẻ càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao.
Doanh thu từ dịch vụ thẻ bao gồm tất cả khoản phí thu được trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ cũng như sử dụng các dịch vụ gia tăng của thẻ như phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí in sao kê, phí cấp lại PIN, phí báo mất thẻ, phí thay thẻ.... Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ có thể liệt kê theo các nguồn như sau:
+ Thẻ nội địa: Nguồn thu từ phí phát hành, phí duy trì tài khoản thẻ,...thu từ việc sử dụng sổ dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán...
+ Thẻ quốc tế:
Đối với thẻ ghi nợ quốc tế: Nguồn thu từ các khoản phí liên quan, số dư trên tài khoản thanh toán, phí từ Interchange - là một số phần trăm tính trên doanh số chủ thẻ giao dịch và phí do VisaZMasterCard trả cho ngân hàng phát hành.
Đối với thẻ tín dụng : Phí phát hành, phí thường niên, thu lãi cho vay từ khoản tín dụng tiêu dùng, thu phí Interchange - là một số phần trăm tính trên doanh số chủ thẻ giao dịch, phí do VisaZMasterCard trả ngân hàng phát hành.
+ Thu từ POS: Thu từ các điểm bán hàng một số phần trăm tính trên doanh số thanh toán, trả cho tổ chức thẻ quốc tế một phần, còn lại là thu của ngân hàng.
+ Thu từ ATM: Đây là nguồn thu nếu áp dụng việc tính phí giao dịch trên ATM: phí rút tiền, phí chuyển khoản, phí rút từ các khách hàng có thẻ ATM của ngân hàng khác trong liên minh,..
Doanh thu từ thẻ thanh toán cũng là một chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về mặt chất lượng của hoạt động thanh toán thẻ. Doanh thu từ thẻ càng tăng cao phản ánh hoạt động thanh toán thẻ càng phát triển, góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, để thu nhập từ việc phát hành thẻ ngày càng tăng cần tăng doanh thu, giảm chi phí cho việc phát hành thẻ, bằng cách triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho các khách hàng khi thực hiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ.
1.2.3.4. Thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường
Chỉ tiêu này được đo lường bằng giá trị hàng hóa thanh toán bằng thẻ ngân hàng trên tổng giá trị hàng hóa thanh toán bằng thẻ trên toàn thị trường. Đây là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng so với ngân hàng khác trên thị trường.
Thị phần thẻ được phát hành và thanh toán trên thị trường cho biết được thế mạnh và vị thế của ngân hàng mình ở đâu trên thị trường thẻ Việt Nam, từ đó có những hướng đi đúng đắn cho chiến lược thẻ.
1.2.3.5. Đa dạng các kênh phân phối
Đa dạng các kênh phân phối là tiêu chí nhằm thể hiện sự hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng. Ngoài các kênh phát hành thẻ truyền thống, ngân hàng còn phải đa dạng các kênh phân phối, đổi mới các kênh thanh toán truyền thống sang các kênh thanh toán hiện đại làm định hướng cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nâng cấp các cơ sở hạ tầng dựa trên nền tảng công nghệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
1.2.3.6. Đa dạng hóa về sản phẩm thẻ và tiện ích của thẻ
Muốn thu hút khách hàng, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, và cho ra đời nhiều sản phẩm thẻ mới, đẹp thì từ đó sẽ làm kích thích và tăng nhu cầu sử dụng và tăng tính cạnh tranh mở rộng thị phần của ngân hàng.
Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ. Ngoài các tiện ích như rút tiền, các ngân hàng cũng không ngừng biến đổi cho ra các tiện ích mới khác như: thanh toán trực tuyến, thanh toán hóa đơn điện nước, .... Từ đó có thể dựa vào tiêu chí này để đánh giá các ngân hàng với nhau về sự phát triển dịch vụ thẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, tại chương 1, đề tài này đã giới thiệu được các khái niệm, đặc điểm về dịch vụ thẻ, phân loại thẻ, các tiêu chí đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra các phân tích về xu hướng tất yếu và tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ thẻ trong tương lai không những đối với các nền kinh tế trên thế giới mà còn đối với Việt Nam. Trong chương này, tác giả tổng hợp những kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại lớn, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá cho sự phát triển của dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM -CHI NHÁNH PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, được thành lập sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Do đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên cũng được thành lập từ chi nhánh của Ngân hàng nhà nước thị xã Tuy Hòa, thuộc hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Khánh cũ (nay tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Hoạt động theo hình thức vừa quản lý vừa kinh doanh còn được gọi là mô hình ngân hàng một cấp.
Thực hiện Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng chuyển từ ngân hàng một cấp sang hai cấp, tức là tách biệt chức năng kinh doanh và chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động Ngân hàng. Vào tháng 9 năm 1988, trên cơ sở nghị định này, Ngân hàng TMCP Công thương thị xã được thành lập để thực hiện các chức năng kinh doanh tiền và dịch vụ ngân hàng, hoạt động dựa trên các lĩnh vực xây dựng, thương nghiệp, lĩnh vực công và dịch vụ.
Cùng với việc thành lập hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên vào tháng 7 năm 1989, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Phú Yên chính thức được ra đời và là tiền thân của chi nhánh Ngân hàng Công thương thị xã Tuy Hòa trước đó.
Đến tháng 3 năm 1993, chi nhánh VietinBank Phú Yên được thành lập lại theo Nghị định 388 của Hội đồng Bộ trưởng với mục tiêu mở rộng kinh doanh và chuyển đổi từ ngân hàng thương mại sang ngân hàng quốc dân và là ngân hàng của toàn dân.
Chỉ Tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ trọng Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọnTỷ
g 19/18 20/19 1. Theo hình thức huy động 3.891.3 70 100 3.942.26 1 100 4.027.66 3 100 1,3 2,2 2. Tông du nợ 3.241.7 66 100 3.076.04 8 100 3.778.52 2 100 -5 23 3. Lợi nhuận 91.307 100 91.295 100 104.642 100 -0.013 14
VietinBank Phú Yên hoạt động chính là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm: huy động vốn trung dài hạn, ngắn hạn ở các tổ chức cá nhân; cho vay trung dài hạn, ngắn hạn đối với cá nhân và tổ chức; các giao dịch liên quan đến ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác.
Với quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm, Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Phú Yên đã đạt được nhiều thành công lớn, nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói chung và hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương nói riêng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đến tháng 12 năm 2020, Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Phú Yên tọa lạc tại số 236 Hùng Vương, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và 07 phòng Giao dịch trực thuộc với hơn 121 cán bộ công nhân viên.
Về cơ cấu tổ chức, hiện nay VietinBank Phú Yên có 01 giám đốc và 03 phó giám đốc trực thuộc Ban giám đốc, có 05 phòng nghiệp vụ và 07 phòng giao dịch đều có chức năng nghiệp vụ, tương đương nhau. Để hoạt động hiệu quả, các phòng ban được giao trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính theo sơ đồ sau:
Hệ thống tổ chức:
GIÁM ĐỐC
Các Phó Giám đốc
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chi nhánh Phú Yên
Huy động vốn
Đối với các ngân hàng thương mại, vốn đóng một vai trò quan trọng mang tính quyết định trong tổng nguồn vốn hoạt động. Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Phú Yên cũng vậy, nguồn vốn huy động dồi dào giúp chi nhánh chủ động trong việc điều tiết hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, nguồn vốn huy động được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của VietinBank Phú Yên năm 2018-2020
Qua bảng 2.1. cho thấy, nguồn vốn huy động của VietinBank Phú Yên tăng trưởng nhẹ từ năm 2018 đến năm 2020 đạt 1,3% và 2,2%. Đây là mức cao tăng trưởng tương đối trong các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tính đến thời điểm 31/12/2020, thị phần huy động vốn của VietinBank Phú Yên trên địa bàn tỉnh đạt 18.57%, đứng thứ 2 sau Agribank Phú Yên.
Trong đó, nếu tính đến cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền thì đến năm 2020, huy động vốn bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng rất cao, hơn 99% trong tổng nguồn huy động. Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng: tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao 78% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy quy mô khoản tiền nhỏ, nhưng đó là nguồn tiền gửi ổn định và chiếm phần đông số lượng khách hàng.
Tiền gửi tại doanh nghiệp và các tổ chức khác chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn, chủ yếu để tại tài khoản tiền gửi thanh toán nên không có sự ổn định nhưng
VietinBank Phú Yên thu được lợi nhuận cao từ nguồn tiền gửi này nhờ lãi suất phải trả cho khách hàng rất thấp.
Như vậy, với những phân tích vừa qua, cho thấy hoạt động huy động vốn của VietinBank Phú Yên đã đạt được những thành tích đáng kể, chiếm ưu thế trên địa bàn tỉnh Phú Yên và đáp ứng yêu cầu nguồn vốn của VietinBank.
Hoạt động tín dụng
Theo bảng 2.1, hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2017 trở đi, có sự tăng trưởng vượt bậc đặc biệt năm 2018 với tỷ lệ tăng trưởng 35% thì sang năm 2019 thì giảm sâu xuống mức quá thấp là -5%, đây là mức thấp nhất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sang năm 2020 thì tình h ình hoạt động tín dụng khởi sắc hơn và tăng lên mức 23% giúp về thị phần VietinBank Phú Yên quay trở lại giữ vị trí thứ 2 sau Agribank Phú Yên (Báo cáo hoạt động các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Yên của NHNN, năm 2020).
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn có sự ổn định tương đối qua các năm 2018-2020. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng về cả tỷ trọng và dư nợ trong năm 2018, cho thấy VietinBank Phú Yên đã đi đúng chỉ đạo của trung ương, tăng cường cấp tín dụng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận
Nhìn vào bảng số liệu bảng 2.1 có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu, lợi nhuận của VietinBank Phú Yên tăng trưởng qua các năm, từ năm 2018 đến năm 2020 tuy nhiên năm 2018 do tình hình siết chặt cho vay nên lợi nhuận có phần chững lại, không tăng và năm 2020 lợi nhuận của VietinBank tăng 14,62%, tăng vượt bậc so với năm 2019. Đây là chỉ tiêu đánh giá rõ ràng nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Cơ cấu thu nhập của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, thu nhập từ hoạt động này năm 2020 chiếm đến 91,33%, còn thu từ hoạt động dịch vụ mặc dù có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Trong khi, đây là khoản thu nhập mang lại nguồn thu ổn
định và hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh, cũng không phải trích dự phòng lớn như hoạt động tín dụng
Do vậy, chi nhánh cần chú trọng phát triển đẩy mạnh doanh thu từ hoạt động dịch vụ trong thời gian sắp tới bằng cách tập trung phát triển nhanh các dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để đẩy mạnh tăng thu nhập ngoài lãi hơn, hướng đến chuyển dịch cơ cấu thu nhập sang thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên
2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ thẻ hiện tại của NH TMCP Công Thương Việt Nam — Chi nhánh Phú Yên
2.2.1.1 Thẻ ghi nợ nội địa
- VietinBank E-partner VNpay
Thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý Epartner VPay là thương hiệu thẻ phát hành gắn với tài khoản tiền gửi thanh toán VNĐ của khách hàng được mở thông qua phương thức định danh khách hàng điện tử (eKYC) trên ứng dụng Ipay Mobile của VietinBank mà không cần phải ra quầy đăng ký.
Lợi ích sản phẩm: Thẻ dẫn đầu trên thị trường thẻ phi vật lý với ưu đãi lớn về phí và tính năng vượt trội: miễn phí phát hành; miễn phí quản lý thẻ; miễn phí rút tiền tại ATM bằng mã QR. Tận hưởng các ưu đãi, khuyến mại đa dạng về du lịch, ẩm thực, nhà hàng, mua sắm, giải trí... dành riêng cho chủ thẻ VietinBank, chính