Bảng 2.2: Ket quả huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2017- 2020

Một phần của tài liệu 1154 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương việt nam (Trang 30 - 39)

Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Để đánh giá chất lượng nợ của ngân hàng, sử dụng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.

Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là dự phòng RRTD được trích lập chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt, nguy cơ rủi ro tiềm tàng của ngân hàng càng cao do trích lập dự phòng nhiều làm tăng chi phí của ngân hàng, giảm lợi nhuận, thậm chí gây thua lỗ cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng đã chủ động đề phòng RRTD có thể xảy ra.

1.2.3. Ngành chăn nuôi và sự cần thiết phát triển tín dụng đối với các doanh

nghiệp ngành chăn nuôi

1.2.3.1. Định nghĩa

> Chăn nuôi: là “ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, TĂCN, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm

chăn nuôi”.

Quốc hội đã thông qua Luật Chăn nuôi 2018 từ ngày 19/11/2018, trong đó quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi.

> Hoạt động chăn nuôi:

Những hoạt động kinh tế trong nhóm ngành chăn nuôi được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo đó nhóm ngành chăn nuôi “bao gồm tất cả hoạt động chăn nuôi các động vật (trừ thủy sản). Loại trừ:

- Hỗ trợ giống, kiểm dịch, chăm sóc thú y được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi);

18

(Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

- Sản xuất da, kéo sợi lông được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú)”.

> Mô hình chăn nuôi khép kín

Bên cạnh hoạt động chăn nuôi, tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hóa sản phẩm chăn nuôi được gọi là chuỗi giá trị ngành chăn nuôi. Mô hình này thể hiện mối liên kết giữa các bên sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm cùng với sự tham gia của các bên liên quan khác. Các đơn vị này có sự hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho hoạt động SXKD hiệu quả hơn, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Trong mô hình chuỗi giá trị ngành chăn nuôi, vai trò của các DN là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các chuỗi liên kết bền vững. DN với nguồn vốn lớn, nhiều lợi thế nhất định sẽ là nhà đầu tư, ứng dụng KH-CN tiến bộ vào sản xuất, thúc đẩy HĐKD và đảm bảo nguồn cung trên thị trường.

Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi giá trị ngành chăn nuôi

(Nguồn: AgroMonitor)

Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống và chú trọng vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, việc DN ngành chăn nuôi có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm qua các khâu sản xuất và tiêu thụ sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn. Vì vậy, xu hướng đầu tư ngành chăn nuôi theo mô hình 3F khép kín

19

được cho là một hướng đi tiềm năng đối với các DN chăn nuôi hiện nay.

Sơ đồ 1.2: Mô hình chuỗi giá trị ngành chăn nuôi

(Nguồn: Masan MEATLife)

Mô hình 3F (Sản xuất - Nuôi trồng - Chế biến thực phẩm) là mô hình chuỗi giá trị điển hình mà theo đó DN chủ động sản xuất khép kín từ con giống, chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Hiện nay 3F đang được coi là mô hình chuẩn cho các DN ngành chăn nuôi.

Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, các DN hoạt động trong ngành chăn nuôi có thể không chỉ thực hiện hoạt động chăn nuôi gia công, mà còn hướng đến hình thức đầu tư dây chuyền sản xuất TĂCN, chế biến thực phẩm từ chăn nuôi và cung cấp máy móc thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi. Đặc biệt là các tập đoàn lớn tại Việt Nam đang có xu hướng hoạt động theo mô hình nhiều công ty con với mỗi công ty con phụ trách một mảng lĩnh vực khác nhau, cùng phục vụ cho mô hình 3F.

1.2.3.2. Vai trò của ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đã có lịch sử lâu đời, là một trong những ngành quan trọng nhất của nông nghiệp hiện đại và trong cuộc sống bởi những tác dụng sau đây:

- Cung cấp thực phẩm gồm các sản phẩm tươi hoặc đã qua chế biến như thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, trứng, sữa ...

- Cung cấp phân bón cho hoạt động nông nghiệp khác.

- Cung cấp sức kéo, có công dụng thồ hàng, vận chuyển hàng hóa, làm thú cưỡi tại các khu vực đặc thù.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành khác như: cung cấp da, lông, sừng, mỡ ... cho ngành công nghiệp, mỹ phẩm; phân bón được sử dụng làm nhiên

20

liệu đốt; vật nuôi có thể sử dụng làm vật thí nghiệm, cung cấp nguyên liệu điều chế vắc xin cho ngành y dược.

- Ngoài ra gắn với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch và giải trí như: chọi trâu, đua ngựa ...

1.2.3.3. Đặc điểm của ngành chăn nuôi

Các sản phẩm chăn nuôi là những mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là thịt, trứng, sữa là thực phẩm được tiêu thụ quanh năm, không có tính thời vụ.

Tại Việt Nam, chăn nuôi vẫn chủ yếu ở dạng nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, dễ tổn thương trước các diễn biến dịch bệnh phức tạp cũng như trước tác động của quy luật thị trường. Do đó, tại một số thời điểm ngành chăn nuôi còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, chưa tính đến việc xuất khẩu ra nước ngoài mà lợi thế cạnh tranh thấp hơn so với các nước khác.

Hình thức trang trại chăn nuôi đang có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng phát triển.

Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng. Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun. Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn - Ao - Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.

Ngành chăn nuôi là nguồn cấp thực phẩm thiết yếu cho con người, trong đó các sản phẩm thịt, cá, trứng, sữa chiếm tỉ trọng cao nhất. Bên cạnh đó, ngành còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 triệu người lao động Việt Nam, giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

1.2.3.4. Đặc thù cho vay đối với ngành chăn nuôi

Với những đặc điểm trên của ngành chăn nuôi, tác giả đúc kết được những đặc thù cho vay đối với ngành chăn nuôi tại Việt Nam như sau:

21

bàn, khu vực nông thôn nơi có nguồn nguyên liệu có được từ trồng trọt sẵn có. Bên cạnh đó thị trường đã xuất hiện những DN đầu tư sản xuất bài bản, chăn nuôi với quy mô lớn, địa bàn kinh doanh rộng, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi công nghệ cao với những nhu cầu tín dụng cao tương ứng.

- Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người và được Nhà nước chủ trương khuyến khích đầu tư do đó đòi hỏi các NHTM phải có những

chương trình, chính sách cấp tín dụng ưu đãi đối với những đối tượng thuộc lĩnh

vực kinh doanh này

- Một số yếu tố rủi ro có tính đặc thù khi thực hiện cấp tín dụng đối với các DN hoạt động trong ngành chăn nuôi: như dịch bệnh, thời tiết; yếu tố phụ thuộc

vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khi chăn nuôi với quy mô lớn; thị trường bị ảnh

hưởng bởi đối tác, nhà cung cấp đến từ Trung Quốc...

1.2.3.5. Ý nghĩa của phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp ngành chăn nuôi

Để hỗ trợ cho các DN ngành chăn nuôi, không thể không kể đến vai trò của tín dụng ngân hàng. Đặc biệt là hiện nay Nhà nước đang khuyến khích các DN chăn nuôi đầu tư các chuỗi sản xuất và tiêu thụ một cách bài bản, chuyên nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị ngành chăn nuôi giữa các DN với cơ sở sản xuất, hộ nông dân, thương lái, lò mổ ... để phát huy thế mạnh của mỗi bên nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh, thương hiệu, uy tín thị trường. Điều này đòi hỏi DN chăn nuôi cần có nguồn vốn đầu tư quy mô, dài hạn và ổn định.

Với việc sử dụng hợp lý đòn bẩy tài chính, các DN được tài trợ đủ vốn để thực hiện đầu tư SXKD, tăng cường năng lực tài chính để phòng vệ trước những rủi ro khó lường. Đồng thời qua việc phát triển tín dụng đối với các DN ngành chăn nuôi, các TCTD có thể đa dạng hóa sản phẩm, HĐKD của mình, từ đó tìm kiếm lợi nhuận và phát triển bền vững hơn.

22

cao với đầu ra đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn yêu cầu của thị trường, chi trả các chi phí lớn phát sinh trong việc đảm bảo vệ sinh, dịch tễ, xử lý sự cố môi trường. Như vậy, phát triển tín dụng đối với DN ngành chăn nuôi sẽ giúp cho các DN có đủ tiềm lực để đầu tư cho yếu tố công nghệ tiến bộ, tạo sự đột phá trong công nghệ chăn nuôi hiện nay, giúp tăng quy mô, năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Việt Nam có thể giảm được chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, Nhà nước có thể dễ dàng quản lý, cân đối cung cầu ngành chăn nuôi thông qua giám sát, hỗ trợ, điều chỉnh nhóm DN đầu ngành.

1.2.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp

ngành chăn nuôi

a.Nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng

Đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc khuyến khích phát triển tín dụng đối với DN ngành chăn nuôi. Một số chính sách quan trọng thời gian qua có tác động không nhỏ đến ngành chăn nuôi như:

> Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 quy định về chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng KH-CN cao trong sản xuất nông nghiệp

theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ.

Theo đó, Quyết định này quy định về chương trình cho vay với các đối tượng là “các DN ký hợp đồng liên kết trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, các DN nông nghiệp ứng dụng KH-CN cao, các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ”.

> Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 17/VBHN-NHNN ngày 25/09/2018 của NHNN về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông

nghiệp nông

thôn. Trong đó có quy định ưu đãi cho vay tín chấp, giảm lãi suất và cơ chế

hỗ trợ

23

> Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bằng cách miễn, giảm một số loại thuế, phí, hỗ trợ một phần kinh phí, giảm bớt một số thủ tục hành chính, ưu tiên hỗ trợ những DN SME khởi nghiệp sáng tạo, DN xây dựng vùng nguyên liệu có hợp đồng liên kết với nông dân.

Chi phí lãi vay

Nhiều DN chăn nuôi đều cần đi vay để sản xuất, chi phí lãi vay chiếm đến 20% tổng chi phí. Vì vậy, việc giảm thiểu chi phí lãi vay là hết sức cần thiết đối với các DN nhằm dồn nguồn lực vào các mặt quản lý, bán hàng.

Trong giai đoạn từ 2015-2017, lãi suất ngắn hạn áp dụng là 6,5%/năm, một số dự án có lãi suất thấp hơn, ở mức 5,4% - 6,3%/năm. Từ năm 2017 lãi suất duy trì ở mức 7%, là mức cao so với các nước trong cùng khu vực.

b.Nhân tố khách quan

Công nghệ

Hiện nay số lượng DN áp dụng KH-CN cao vào sản xuất và chế biến còn hạn chế, việc bảo quản chưa ứng dụng kỹ thuật cao nên lợi nhuận của lĩnh vực còn thấp, không đáp ứng kỳ vọng sinh lời theo quan điểm thẩm định của các TCTD. Tư liệu sản xuất bao gồm chuồng trại, máy móc thiết bị phục vụ chăn nuôi còn tương đối thô sơ, giá trị thấp, khó đáp ứng tỷ lệ TSBĐ nếu DN thế chấp vay vốn tại ngân hàng. Do vậy, XHTD của các DN ngành chăn nuôi thường không cao, đặc biệt là các DN mới thành lập, chưa có kinh nghiệm và uy tín nhất định trên thị trường.

Các yếu tố rủi ro

Yếu tố rủi ro là một trong những nhân tố khiến các TCTD e dè khi đưa ra QĐTD với các DN ngành chăn nuôi.

Nguyên nhân là do ngành chăn nuôi thường xuyên chịu tác động của dịch bệnh, thời tiết. Sự liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi hiện nay vẫn còn tương đối lỏng lẻo, đồng nghĩa với việc đầu ra đầu vào đều tồn tại những yếu tố bất lợi và những rủi ro nhất định. Đặc biệt, ngành chăn nuôi heo phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và thường chịu tổn thương nặng nề khi thị trường này đột ngột diễn biến phức tạp.

24

đủ các loại bảo hiểm. TSBĐ có thể thế chấp tại ngân hàng cũng thường có giá trị thấp. Một khi xảy ra những sự kiện rủi ro, DN có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề, thậm chí mất trắng, ảnh hưởng đến kinh doanh và đến chất lượng nợ tại các TCTD.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Căn cứ những lý luận cơ sở về tín dụng ngân hàng cũng như phát triển tín dụng đối với DN ngành chăn nuôi tại NHTM trong Chương 1 của Luận văn này, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển tín dụng đối với các DN ngành chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp thực hiện đầu tư một cách bài bản, áp dụng KH-CN vào quá trình sản xuất, hướng đến mô hình 3F và có tham gia vào chuỗi liên kết.

Chương 1 cũng đã chỉ ra được những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng đối với DN ngành chăn nuôi tại NHTM. Các chỉ tiêu và nhân tố này là cơ sở để học viên phân tích và đánh giá thực trạng tình hình phát triển hoạt động tín dụng với KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank trong Chương 2 của Luận văn này.

NHNN Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Chặng đường xây dựng và phát triển của VietinBank từ đó đến nay được chia thành 04 giai đoạn như sau:

26

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020

Một phần của tài liệu 1154 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương việt nam (Trang 30 - 39)