Người ta chia một phản ứng quang hóa ra ba giai đoạn:
I. Tác dụng hấp thụ ánh sáng khởi đầu. II. Quá trình quang hóa sơ cấp.
III. Phản ứng thứ cấp. I. Tác dụng hấp thụ ánh sáng khởi đầu
Như phân tích ở trên những định luật quang hóa nói trên mô tả những điều cần thiết cho phản ứng quang hóa xảy ra nhưng chưa đủ. Ðiều kiện đủ đó là năng lượng của bức xạ có đủ để phá vỡ các liên kết trong phân tử. Ðiều này chúng ta vừa trình bày.
Tác dụng hấp thụ ánh sáng khởi đầu ở bất kỳ một phản ứng quang hóa nào đều tạo ra phân tử bị kích thích. Hiệu suất lượng tử của giai đoạn này trong đa số trường hợp là bằng một.
III. Phản ứng thứ cấp
5 Một số ứng dụng và vai trò của phản ứng quang hóa TOP A. Sự quang hợp của thực vật (xanh)
Tiếp theo là quá trình làm hiện ảnh dương như đã làm với ảnh âm, tức là dùng giấy ảnh vào dung dịch hydroquinon, sau đó vào dung dịch hyposunfit, rồi rửa sạch bằng nước máy, cuối cùng là phơi khô ảnh. Phần sáng nhất của ảnh dương ứng với phần tối nhất của ảnh âm. (Ở đây chỉ nói về chụp ảnh đen trắng, không nói về ảnh màu).
Sự phát lân quang khác với sự phát huỳnh quang về cơ chế phát ra. (Xem hình 8.5). electron bị kích thích có thể chuyển sang mức năng lượng mà từ đó nó không có thể trực tiếp trở về trạng thái cơ bản được. Theo cơ học lượng tử quá trình chuyển như thế là không được phép. Nếu sau khi nhận được một năng lượng hoạt hóa nào đó, electron chuyển qua mức năng lượng cao hơn thì nó mới có thể trở về trạng thái cơ bản đồng thời phát ra lượng tử ánh sáng. Nói chung hiện tượng phát lân quang kéo dài hơn huỳnh quang. Chất rắn có khả năng phát lân quang hơn chất lỏng và khí. Các sunphua của kim loại kiềm thổ là những chất phát lân quang như vậy. Ðể phát lân quang thường đòi hỏi có tạp chất. Hiện nay người ta dùng rất nhiều chất phát huỳnh quang hay lân quang để làm sơn màu.
Sự phát hóa quang là sự phát ánh sáng do kết quả của một phản ứng hóa học. Sự oxy hóa dung dịch ete của p-phonylbromua magie có kèm theo sự phát quang rõ rệt.
Trong dung dịch đặt ở ngoài không khí, có sự phát quang màu xanh lá cây nhạt, thêm vào đó, nếu đặt dưới dạng ánh sáng mặt trời, thì phát quang càng rõ rệt. Những thí dụ như là sự oxy hóa luxiferrin trong con đom đóm, sự oxy hóa phốt pho vàng.
Ảnh hưởng của bức xạ lên các tinh thể là một vấn đề khá thú vị. Khi đi qua các tinh thể halogenua và một số kim loại khác, tia X gây ra màu đặc trưng. Natri clorua cho màu vàng, còn kali clorua cho màu xanh.
Màu sắc này được quyết định bởi sự hấp thụ ánh sáng của electron được giải phóng dưới tác dụng của tia Roentgen và đi đến những chỗ không bị các ion âm chiếm trong mạng lưới tinh thể. Khi nung nóng tinh thể đã được chiếu sáng các electron đã rơi vào mạng tinh thể sẽ được giải phóng ra và quay về mức nămg lượng thấp hơn nó sẽ phát ra ánh sáng. Hiện tượng này được gọi là sự phát quang nhiệt.
Khi chú ý đến quá trình sơ cấp và hiệu suất lượng tử sơ cấp, có thể xác định được sự diễn biến tiếp theo của phản ứng khi nghiên cứu động học người ta thường áp dụng qui tắc stern - volmer để xác định hiệu suất lượng tử.
CHƯƠNG IX
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT XÚC TÁC LÊN TỐC ÐỘ PHẢN ỨNG