Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1227 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 91)

69

toán không đúng số tiền, không đúng số tài khoản, không đúng tỷ giá.... Hậu quả của việc đó là trong 3 năm qua, VietinBank vẫn tồn tại đến hơn 101 sự kiện RRHĐ tín dụng và 102 sự kiện RRHĐ huy động vốn. Nguyên nhân dẫn đến các RRHĐ trên là do cán bộ chủ quan trong việc thực hiện các giao dịch hàng ngày, chưa nhận thức được hậu quả của việc không tuân thủ đúng quy trình, quy định của văn bản hướng dẫn.

Ngoài ra, bộ phận QTRRHĐ tại trụ sở chính còn chưa phát huy được vai trò cảnh báo rủi ro một cách hiệu quả, cần thiết. Những rủi ro mang tính chất hàng ngày, theo từng nghiệp vụ chưa được gửi đến các đơn vị kinh doanh. Nguyên nhân gây ra và cách thức phòng tránh còn chưa cụ thể và rõ ràng.

Quy trình quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn cồng kềnh, chồng chéo cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến RRHĐ. Cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng phải thực hiện tác nghiệp trên nhiều màn hình, nhiều bước trong áp lực công việc phải thực hiện nhanh đẻ phục vụ khách hàng dẫn đến sai sót.

Về nhân sự Vietinbank ổn định hơn so với các Ngân hàng TMCP có vốn tư nhân, tuy nhiên so với các Ngân hàng TMCP lớn như Vietcombank, BIDV. thì nhân sự Vietinbank thường xuyên có sự biến động hơn. Việc thay đổi nhân sự, nhân sự được tuyển mới nhiều cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nhân sự đặc biệt là nhân sự giàu kinh nghiệm. Điều đó ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Thứ hai: Đối với công tác kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro: Để hạn chế RRHĐ

có thể xảy ra, các chốt kiểm soát bao gồm kiểm soát viên, lãnh đạo càng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, các chốt kiểm soát tại VietinBank còn bộc lộ chưa thực sự tốt trong một số giao dịch. Một số chốt kiểm soát chủ quan hoặc do năng lực hoặc do chưa nắm vững quy trình, quy định hoặc do đạo đức dẫn đến phê duyệt các giao dịch sai. Điều đó đã gây ra tổn thất không nhỏ cho VietinBank.

Đối với trụ sở chính, việc đánh giá hiệu quả của các chốt kiểm soát, năng lực của kiểm soát viên, lãnh đạo còn chưa được thực hiện. Điều đó dẫn đến chưa có điều chỉnh kịp thời về các bước kiểm soát, sự bố trí về nhân sự cho phù hợp với năng lực của các kiểm soát viên. Một phần nguyên nhân dẫn đến các kiểm soát viên

không thực hiện tốt chức năng kiểm soát của mình là do áp lực công việc, khối lượng công việc hàng ngày lớn, áp lực phải phục vụ khách hàng nhanh chóng và làm hài lòng để giữ chân khách hàng trong khi hệ thống quy trình, thủ tục tại mỗi nghiệp vụ đang khá cồng kềnh, nhiều bước, khiến cho các cán bộ kiểm soát đôi khi bỏ qua các bước kiểm soát cần thiết nhằm đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng.

2.3.2.2Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất: về chiến lược, chính sách.

Thông tư số 13/2018/TT-NHNN của NHNNVN ban hành 18/5/2018 về hệ thống giám sát của NHTM có quy định rõ các NHTM cần xây dựng hạn mức RRHĐ tối thiểu bao gồm hạn mức về mức độ tổn thất tài chính và mức độ tổn thất phi tài chính mà các NHTM chấp nhận, và yêu cầu các NHTM áp dụng từ 01/01/2019. Cho tới nay, VietinBank đã ban hàn khung KVRR tại ngân hàng, tuy nhiên nội dung cụ thể còn có những hạn chế như: Chưa xác định được định nghĩa rõ ràng đối với từng mức độ chấp nhận rủi ro (thấp/trung bình/cao...); Chưa xác định được các hạn mức cụ thể về mức độ tổn thất tài chính và phi tài chính (bao gồm cả uy tín, danh tiếng...) cho phép đối với từng loại rủi ro và cách thức đo lường các hạn mức đó để làm cơ sở cụ thể thực hiện công tác cảnh báo sớm đối với các đơn vị kinh doanh; Các biện pháp được nêu ra để hạn chế, ngăn chặn, kiểm soát các loại rủi ro chưa cụ thể, rõ ràng.. Ngoài ra, mức độ chấp nhận rủi ro và hạn mức rủi ro cũng cần được chia nhỏ tới cấp độ từng đơn vị kinh doanh với các hạn mức và chỉ tiêu cho từng chi nhánh/phòng ban tại trụ sở chính/từng loại SPDV.

Bên cạnh đó, hệ thống quy trình, quy định các nghiệp vụ tại VietinBank hiện nay còn cồng kềnh, yêu cầu phải thực hiện nhiều bước, nhiều hóa đơn chứng từ, do đó làm giảm năng suất lao động của cán bộ nhân viên, gây áp lực về thời gian cho cán bộ nhân viên khi thực hiện các giao dịch, từ đó dẫn đến việc không kịp thời nhận diện các sai sót, các rủi ro tiềm ẩn và bỏ qua các bước kiểm soát cần thiết.

Thứ hai: Về quy trình QTRRHĐ tại VietinBank.

Về mặt quy trình, VietinBank đã thiết lập một quy trình đầy đủ, tuân thủ theo các quy định hiện hành NHNNVN và khuyến nghị của Ủy ban Base. Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận hành lại tồn tại một số bất cập như: Các cán bộ còn chủ quan, chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của các rủi ro có thể xảy ra. Từ đó dẫn đến khâu nhận

71

diện, phát hiện và báo cáo lên các đơn vị kiểm soát trên còn chưa thực sự tốt ; Các đơn vị thuộc vòng kiểm soát 1,5 chưa nhận diện được tất cả các rủi ro có thể phát sinh trong tất cả các nghiệp vụ, một số trường hợp đã nhận diện được rủi nhưng biện pháp kiểm soát còn chưa hiệu quả; Phòng QTRRHĐ chưa xây dựng được một KVRR với các hạn mức cụ thể, rõ rang nên chưa có các cảnh báo kịp thời cho vòng kiểm soát số 1; Bên cạnh đó, các chốt kiểm soát do vòng kiểm soát 1,5 và 2 đưa ra không vòng kiểm soát thứ 1 tuân thủ và duy trì triệt để mà nguyên nhân một phần là hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực.

Thứ ba: Về các công cụ quản trị và đảm bảo RRHĐ

Ba công cụ chính mà VietinBank sử dụng để đo lường và nhận diện RRHĐ là: Công cụ tự đánh giá rủi ro tại các luồng nghiệp vụ trọng yếu (RCSA); Hệ thống cơ sở dữ liệu sự kiện tổn thất (LDC) và Khung các chỉ số rủi ro chính (KRI). Bên cạnh những ưu việt mà các công cụ đã phát huy được thì bản thân các công cụ đó còn tồn tại những hạn chế, cụ thể:

(i) Đối với công cụ RCSA: hiệu quả của việc sử dụng công cụ còn hạn chế nguyên nhân bởi các đơn vị tại vòng kiểm soát thứ nhất và vòng kiểm soát

1,5 chưa

thực sự chủ động trong việc rà soát, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Việc

nhận diện và rà soát các rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào vòng kiểm soát thứ 2 là Phòng

Quản lý rủi ro hoạt động. Nhưng trên thực tế, Phòng Quản lý rủi ro hoạt động không thể bao quát sâu sắc các nghiệp vụ dẫn đến thiếu thông tin thực tiễn, kinh

nghiệm triển khai. Bên cạnh đó, sự hạn chế về nhân lực cũng là một nguyên nhân

lớn cho dẫn đến RCSA vẫn chưa được xây dựng cho mọi sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống trọng yếu trong ngân hàng

(ii) Đối với công cụ LDC: việc báo cáo các RRHĐ tại các đơn vị thuộc vòng

kiểm soát thứ nhất còn chưa được đầy đủ, kịp thời. Đon vị kiển soát thứ nhất

thường là các chi nhánh, thường có tâm lý e ngại, chê đậy về các rủi ro xảy ra.

Chính vì vậy, chất lượng và số lượng của dữ liệu tổn thất lũy kế cho đến nay vẫn 71

phân bổ dữ liệu tổn thất từ một sự kiện xảy ra tại một bộ phận tập trung (ví dụ như Trung tâm CNTT) hay từ các hoạt động động liên quan đến nhiều đơn vị kinh doanh để xác định tổn thất chính xác cho từng đơn vị nhằm phục vụ các mục tiêu khác như xác định KRIs, phân bổ vốn nội bộ...

(iii) Đối với công cụ KRI: Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt

nam chưa đưa ra được hạn mức cảnh báo hoặc chưa có cơ sở dữ liệu để đo lường

cho một số KRIs quan trọng.

Hiện nay, VietinBank đang áp dụng phương pháp tính vốn yêu cầu cho RRHĐ theo phương pháp chỉ số kinh doanh (BI) do NHNNVN quy định dựa trên hướng dẫn của Ủy ban Basel năm 2014. Tuy nhiên, theo lộ trình mà NHNNVN yêu cầu đối với 10 NHTM được lựa chọn để triển khai Basel II tại Việt Nam, VietinBank sẽ phải thực hiện tính toán vốn yêu cầu cho RRHĐ theo phương pháp chuẩn hóa vào cuối năm 2018. Việc thực hiện tính toán vốn theo phương pháp này có nảy sinh rất nhiều khó khăn do các nguyên nhân sau: Theo yêu cầu của NHNNVN, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, các NHTM cần chia hoạt động kinh doanh ngân hàng thành 8 mảng dịch vụ, bao gồm: tài chính doanh nghiệp, thương mại & bán hàng, ngân hàng bán lẻ, NHTM, thanh toán, dịch vụ đại lý, quản lý tài sản, và môi giới bán lẻ. Hiện nay, do mô hình tổ chức hoạt động đan xen giữa các nghiệp vụ nên việc thực hiện phân chia thành 8 mảng dịch vụ trên là rất kho khăn. Bên cạnh đó, hệ thống CNTT tại VietinBank cũng chưa cho phép bóc tách lợi nhuận chính xác theo từng mảng hoạt động như trên.

Thứ tư: Về văn hóa QTRR:

Một trong những khó khăn trong QTRRHĐ tại VietinBank là do yếu tố con người, yếu tố văn hóa QTRR của những con người trong hệ thống NHCT.

(i) Các cán bộ còn chủ quan, không thận trọng trong việc thực hiện các giao dịch. Nhận thức chung của cán bộ về QTRRHĐ cũng như các hậu quả của QTRRHĐ còn chưa rõ ràng dẫn đến thường xuyên vi phạm quy trình, quy định.

(ii) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên còn chưa đồng đều, chưa vững vàng dẫn đến tác nghiệp sai, hiểu sai vấn đề;

73 nhân viên về QTRRHĐ chưa thực sự hiệu quả;

(iv) Cơ chế chính sách lương, thưởng và xác định trách nhiệm cá nhân, đơn vị

còn chưa đủ hiệu lực để khuyến khích, ngăn ngừa cán bộ, nhân viên và các nhà

quản trị trong việc hạn chế, kiểm soát tối đa RRHĐ tại các đơn vị.

Thứ năm: Về hệ thống CNTT

VietinBank vừa thực hiện thay đổi hệ thống phần mềm lõi Core Banking từ BDS sang hệ thống Core Sunshine vào năm 2017. Tính đến nay, ngân hàng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống, chính vì vậy việc xảy ra các rủi ro liên quan đến hệ thống phần mềm công nghệ, cơ sở dữ liệu khách hàng vẫn thường xuyên xảy ra tại Ngân hàng công thương.

Từ những nguyên nhân nêu trên cho thấy VietinBank vẫn cần thời gian để hoàn

thiện công tác QTRRHĐ tại Ngân hàng này. Công tác quản lý, giám sát, cảnh báo và giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm ẩn cần được cụ thể và phối hợp tốt hơn giữa các vòng

kiểm soát. Đây là nhân tố cần thiết, bởi lẽ mọi rủi ro khác trong ngân hàng đều có

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QTRRHĐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 1227 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w