RRTD tốt ngân hàng sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán
d) Đảm bảo uy tín
Nếu tình trạng mất khả năng thanh toán diễn ra trong thời gian dài hay những thông tin về RRTD của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng , uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường sẽ yếu đi, ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động tiền gửi của dân cư và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, các ngân hàng khác. Như vậy, việc quản lý tốt RRTD giúp ngân hàng tạo được uy tín tốt đối với khách hàng của mình. Khiến họ yên tâm và tự tin khi gửi tiền vào ngân hàng.
Mặt khác, khi ngân hàng làm tốt công tác quản lý RRTD sẽ giúp khách hàng tránh được một số tình huống xấu như: Không phải trả thêm tiền lãi phạt do nợ quá hạn. Khi ngân hàng không thu hồi được nợ của khách hàng đầy đủ và đúng hạn sẽ là dấu hiệu xấu nói lên hoạt động kinh doanh yếu kém, không hiệu quả của khách hàng và làm giảm uy tín của khách hàng với ngân hàng cũng như các bạn hàng của họ. Khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp tục quan hệ tại Ngân hàng những lần sau đó hay tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng khác.
1.3.4. Các nguyên tắc chung của ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel trongQuản Quản
trị rủi ro tín dụng
Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel I) được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook) do Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng của hiệp định bao gồm:
* Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:
- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem
xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.
- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua
đầy đủ
các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
* Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:
- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về
người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách hàng
riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng
cân đối kế toán.
- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương
mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp
và cá
nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.
* Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả: - Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối
với các danh mục tín dụng.
- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.
- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ
thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng.
- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản lý
đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán,
cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc
phát hiện các tập trung rủi ro.
- Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với: Cơ cấu tổng thể của
27
- Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.
- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề
1.3.5. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 1.3.5.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang áp dụng hai mô hình QTRRTD chủ yếu là mô hình QTRRTD tập trung và mô hình QTRRTD phân tán.
- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung.
Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.
≠ Điểm mạnh:
• Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.
• Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng
lực đo
• Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.
• Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.
J Điểm yếu:
• Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.
• Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
- Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.
Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
J Điểm mạnh:
• Gọn nhẹ.
• Cơ cấu tổ chức đơn giản.
• Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ.
J Điểm yếu:
• Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.
• Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
1.3.5.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Quản lý RRTD được thực hiện thông qua các nội dung sau:
J Xây dựng quy trình tín dụng
Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình tín dụng. Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà các bộ tín dụng, các phòng, ban liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay.
- Giai đoạn trước khi cho vay: Trong giai đoạn này, sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay cũng như tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và
29
phương án xin vay. Nội dung phân tích bao gồm: năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng đảm bảo tiền vay và các biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng.
- Giai đoạn trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các
nội dung
chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến độ hay
không, quá
trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo
hoặc làm
ăn thua lỗ hay không.... Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông
tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy
chất lượng tín dụng đang được bảo đảm.
- Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy
đủ và
đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không
hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là rủi
ro tín
dụng đã xảy ra. Lúc này cán bộ tín dụng cần xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến
việc khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng.
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng phải xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể và thống nhất. Quy trình này phải được ban lãnh đạo của ngân hàng thông qua và phổ biến rộng rãi đến các phòng, ban có liên quan cũng như toàn bộ cán bộ tín dụng trong ngân hàng.
QTRRTD liên quan đến nhiều bộ phận trong NH, đòi hỏi phải kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và kiểm soát. Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng TD đồng thời là hạn chế RRTD nhằm nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Trong QTRRTD, cần phải có các chính sách như: Chính sách phân quyền phán quyết TD, Chính sách tài sản đảm bảo, chính sách đồng tài trợ, chính sách tài sản đảm bảo, chính sách đồng tài trợ, chính sách đối với từng nhóm KH, từng ngành nghề, quy trình xử lý nợ xấu. Bên cạnh những quy trình, chính sách quy định về an toàn tín dụng, Ngân hàng còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn khen thưởng và kỷ luật đối với từng bộ phận, cá nhân trong công tác QTRRTD.
Xác định danh mục các khoản cho vay theo các mức rủi ro khác nhau: Các nhóm KH, đối tượng KH khác nhau, các ngành lĩnh vực khác nhau, các loại hình cho vay khác nhau. sẽ có mức độ rủi ro và tính chất rủi ro khác nhau. Do đó, cần có sự phân tích, nhận định đúng đắn về mức độ cũng như tính chất rủi ro theo các đối tượng KH, theo các hình thức TD, hay theo các ngành nghề cho vay để có định hướng cho vay và xác định cơ cấu TD phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất RRTD có thể xảy ra. Có thể nhận định, đánh giá mức độ và tính chất rủi ro đối với một số loại hình vay như sau:
- TD thương mại: Rủi ro liên quan đến khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh và tài chính của người vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin của KH cả
trong quá khứ và tương lai. Tuy nhiên, khía cạnh tương lai của KH quan trọng hơn
so với quá khứ. Những KH truyền thông, có mối liên hệ tốt với Ngân hàng thường
có mức rủi ro thấp hơn hoặc khả năng nhận biết những dấu hiệu rủi ro của Ngân
hàng sẽ nhanh hơn. Rủi ro trong cho vay thương mại chủ yếu là do những tác động
của thị trường đối với người vay như mất thị trường, giá hàng bán bị giảm
31
- Cho vay các định chế tài chính: Phần lớn các khoản cho vay các định chế tài chính như các công ty tài chính, cho thuê tài chính, Ngân hàng, thường là các
khoản cho vay có giá trị lớn nhưng không có bảo đảm bằng tài sản. Do đó,
nếu định
chế tài chính đi vay bị phá sản thì Ngân hàng sẽ mất vốn rất lớn. Rủi ro cho
vay đối
tượng này thường xảy ra khi thị trường tài chính vĩ mô có những diễn biến
phức tạp,
có dấu hiệu đi vào khủng hoảng, các định chế tài chính sẽ lâm vào rủi ro thanh
khoản, do đó ảnh hưởng đến RRTD của Ngân hàng cho vay;
- Cho vay đối với Nhà nước (NN): Cho vay đối với NN như cho vay đối với Kho bạc NN, cho vay các định chế tài chính của NN, các tổ chức hành chính,
xã hội
của Nhà nước do Nhà nước bảo lãnh trả bằng Ngân sách. Với hình thức cho
vay này
thường có độ an toàn cao, tuy nhiên, cũng có những rủi ro như lâm vào khủng hoảng kinh tế dẫn đến thâm hụt Ngân sách trầm trọng, không bố trí được
nguồn để
trả nợ, hoặc các cơ quan NN vay tùy tiện mà không cân đối được nguồn để trả nợ.
J Xử lý nợ xấu.
RRTD luôn rình rập bên cạnh quá trình hoạt động TD của NH, muốn có thu nhập phải chấp nhận rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Vì vậy, NH phải nhận thức quy luật này và xây dựng chính sách chung sống cùng RRTD như: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, xác định mức rủi ro cho phép, chính sách riêng đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu...
• NH phải phân loại nợ, phân nhóm nợ một cách thường xuyên và chính xác, phân tích rõ nguyên nhân, thực trạng và khả năng giải quyết;
Khi tổn thất xảy ra, các biện pháp đã được sử dụng hết để tận thu khoản nợ vay, phần tổn thất cuối cùng sẽ được bù đắp bằng quỹ DPRRTD. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ khi tổn thất xảy ra.
J Các mô hình đánh giá rủi ro tín dung.
Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm cả mô hình phản ánh về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng. Đặc điểm của các mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việc phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay.
-I- Mô hình định tính: Hệ thống tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sử dụng trong mô hình định tính là : Tiêu chuẩn 5C
+ Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
+ Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được uỷ quyền hợp pháp của công ty. Một