5 4.19 7 Tổng cho vay 9.70 9 11.073 12.435
chủ yếu tập trung vào cho vay nông nghiệp, nông thôn (Chiếm gầm 80% tổng dư nợ). Ngoài ra, Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương còn chú trọng cho vay theo một số chương trình, chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho đối tượng khách hàng cá nhân tăng gia sản xuất, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp theo quyết định 68/2013/QĐ- TTg ngày 14/11/2013; Cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại
Agribank chi nhánh Hải Dương
2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín
dụng của Agribank Hải Dương
J Chính sách QTRRTD:
Agribank rất chú trọng đối với công tác QTRRTD khi xem xét cấp tín dụng đối với KHCN, chính vì vậy nên ngân hàng đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm và quy định riêng về việc QTRRTD trong chính sách QTRRTD của ngân hàng
Quan điểm của Agribank: Không cấp tín dụng tập trung quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề, một lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau, một ngoại tệ và tại một địa bàn. Khi quyết định cấp tín dụng cho một khoản vay có giá trị cao phải tuân theo chế độ tập thể (các thành viên tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức phê duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), để đảm bảo tính khách quan. Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng đối với khách hàng/ khách hàng và người có liên quan” tùy thuộc vào từng loại chi nhánh, phòng giao dịch theo văn bản 438/QĐ-HĐTV-TD ngày 08/05/2017 quy định về quyền phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank và các văn bản sửa đổi bổ sung khác.
Việc thiết lập chính sách QTRRTD phải đảm bảo rằng các rủi ro trọng yếu sớm được nhận dạng, được đo lường, kiểm soát đầy đủ và được báo cáo kịp thời. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi của bài nghiên cứu chỉ đối với QTRRTD trong cho vay KHCN nên chính sách QTRRTD cần tập trung vào các nội dung sau:
Sơ đồ 2.2: Nội dung chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Các nguyên tắc cơ bản trong quy trình tín dụng của Agribank để hạn chế RRTD: Phát triển kinh doanh (phát triển kinh doanh phải có kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngân hàng và đặc biệt phải tuân thủ những định hướng liên quan đến thị trường mục tiêu và các chỉ tiêu chuẩn về rủi ro của ngân
hàng); Phân tích tín dụng (đòi hỏi phải kiểm tra, thẩm định, phân tích thông tin do khách hàng cung cấp chứ không đơn thuần là nhận thông tin. Phải thực hiện việc thẩm định, phân tích, đánh giá với tất cả các yếu tố hình thành rủi ro liên quan đến khoản vay); Cấu trúc khoản vay (hiểu rõ mục đích khoản vay, cách thức theo dõi khoản vay và duy trì mối quan hệ với khách hàng); Phê duyệt (phải dựa trên kết quả thẩm định và tái thẩm định để đi đến quyết định phê duyệt); Lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng cầm cố, thế chấp (chỉ được giải ngân sau khi hồ sơ tín dụng được hoàn tất theo quy định); Theo dõi sau khi giải ngân (việc theo dõi sau khi cho vay phải được tổ chức thành một hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các rủi ro đối với ngân hàng); Xử lý các khoản vay có vấn đề (vận dụng mọi biện pháp nhằm thu hồi khoản vay trước khi tính đến việc thanh lý tài sản đảm bảo; giải quyết triệt để các khoản vay có vấn đề).
Hình thức: Việc QTRRTD được thực hiện dưới hình thức các quy chế, quy định, quyết định do chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ ban hành; định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ; công văn thông báo do thành viên ban điều hành ký.
J Mô hình QTRRTD:
Mô hình QTRRTD là tập hợp các mô hình bao gồm mô hình tổ chức QTRR, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng.
Hiện nay ở Việt Nam đang có 2 mô hình phổ biến áp dụng, đó là QTRRTD tập trung và QTRRTD phân tán. Hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đang áp dụng mô hình QTRRTD phân tán. Mô hình quản trị này chưa có sự tách bạch rõ rệt giữa chức năng quản lý rủi ro, chức năng kinh doanh và chức năng tác nghiệp. Theo đó phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ, tổng hợp cả 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản vay. Việc lựa chọn mô hình này mang đến ưu điểm đó là cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ; tuy nhiên mô hình này cũng có những nhược điểm như công việc bị tập trung vào một vị trí, thiếu tính chuyên biệt cũng như việc quản lý hoạt động tín dụng phải thực hiện theo phương thức từ xa,
dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
Với mô hình phân tán, tại chi nhánh: Công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn chung và thẩm định khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập chức năng kinh doanh và chức năng quản trị rủi ro.
2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Hải Dương