không theo một khuôn mẫu nào nhất định về dạng đề, cách làm bài theo từng dạng. Tuy nhiên, thống kê các dạng câu hỏi trong đề thi HS giỏi quốc gia từ năm 1997 đến năm 2006 thấy có một số dạng sau xuất hiện :
− Làm việc với bảng số liệu (nhận xét, nhận xét và giải thích, phân tích, giải thích, trình bày và giải thích, xác định loại biểu đồ thích hợp, vẽ biểu đồ và nhận xét, nhận dạng tháp tuổi trên cơ sở bảng số liệu).
− Làm việc với sơ đồ, lợc đồ, hình vẽ, ảnh... (trình bày và giải thích, xác định đặc điểm, nhận dạng và giải thích hoặc phân tích, điền).
− Làm việc với với Atlát Địa lí Việt Nam (so sánh, phân tích, giải thích, trình bày, lập bảng số liệu, trình bày và giải thích hoặc phân tích, nhận xét và giải thích, viết báo cáo).
− Làm việc với lát cắt địa hình (vẽ, nhận xét).
− Đặt giả thuyết ngợc, yêu cầu rút ra kết luận, bình luận một vấn đề, trình bày và giải thích mối liên hệ , nêu định nghĩa, ý nghĩa,...
Nhìn chung, quan sát các dạng đề thi trên có thể thấy đợc yêu cầu chủ yếu của đề thi HS giỏi quốc gia là : HS phải có kĩ năng địa lí thành thạo để tìm tòi, khám phá tri thức địa lí tiềm ẩn trong các dạng kênh hình khác nhau (chủ yếu là Atlat Địa lí Việt Nam, bảng số liệu thống kê, biểu đồ và lợc đồ khí hậu), trên cơ sở nắm chắc, hiểu sâu kiến thức địa lí cơ bản và có t duy sáng tạo. Ngoài ra, đề thi còn yêu cầu phân tích các mối liên hệ nhân quả, tính toán, vẽ, đánh giá... Nh vậy, việc chuẩn bị cho thi HS giỏi quốc gia là một quá trình lâu dài và công phu về cả kiến thức, kĩ năng địa lí và kĩ năng t duy. Học theo các dạng đề thi không nên đặt thành việc chủ yếu trong thi HS giỏi quốc gia.