Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt nam, trong nhưng năm qua, Agribank đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
2.1.2. Hệ thống quản trị rủi ro của Agribank
Hiện tại Agribank có Ủy ban quản lý rủi ro và trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chính sách, thi hành và
giám sát rủi ro.
Ủy ban quản lý rủi ro là cơ quan giúp việc cho Hội đồng thành viên, có vai trò tham mưu cho Hội đồng thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên trong việc ban hành các chính sách liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank theo quy định của pháp
luật và Điều lệ Agribank. Nhiệm vụ của Ủy ban:
i) Xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý rủi ro của Agribank hang năm và từng thời kỳ;
ii) Tham mưu cho Hội đồng thành viên trong việc ban hành chính sách, quy chế và các quy trình quản lý rủi ro bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt
động, rủi ro thị trường, rui ro thanh khoản và rủi ro khác trong quá trình hoạt
động của Agribank theo quy định của pháp luật và Điều lệ Agribank. iii) Tham mưu cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên
trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có lien quan,
chính sách quản trị và phương án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng, nhiệm
42
Giám đốc ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến việc đo lường, đánh giá
và quản trị rủi ro của Ngân hàng. Tham mưu cho Tổng Giám đốc hoặc chịu trách
nhiệm trong thẩm quyền được giao về đề xuất tín dụng, hạn mức rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro cho các bộ phận
nghiệp vụ. Giám sát việc thực hiện tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT
TẠI AGRIBANK