Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB

Một phần của tài liệu 1382 thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán vốn nội bộ tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 59)

Năm 2008 là năm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính với quy mô toàn cầu. Đối với Việt Nam, năm 2011 - 2012 nền kinh tế tài chính dường như vẫn đang trong thời kỳ gánh chịu những tác động đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này. Những tác động của nền kinh tế vĩ mô (tình trạng nợ xấu, phá sản...), cùng chính sách thắt chặt tiền tệ đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói chung. Trong bối cảnh đó, hội đồng quản trị VIB đã đề ra định hướng phát triển và tăng trưởng thận trọng để phù hợp với diễn biến của thị trường, đảm bảo phát triển an toàn cho cả hệ thống và duy trì nền tảng vững chắc cho cả ngân hàng. Chính vì vậy, trong những năm qua, VIB đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Nhìn tổng thể, giai đoạn 5 năm vừa qua đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của VIB trên nhiều chỉ số cơ bản:

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu đạt được tính đến cuối năm 2012

44

Như bảng trên ta có thể thấy, tổng tài sản của VIB tính đến cuối năm 2012 đạt hơn 65 tỷ đồng, tăng 87%. Huy động vốn đạt 40,062 tỷ đồng tăng 64%. Dự nợ tăng 71%. Lợi nhuận trước thuế tăng gần 701 tỷ đồng tăng 205% so với năm 2008. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác như: Nợ xấu luôn đảm bảo ở mức dưới 3% theo quy định của NHNN. Với chính sách tăng trưởng thận trọng và an toàn, tỷ lệ an toàn vốn luôn ở mức cao từ 10% đến 20% ( năm 2012 tỷ lệ là 19,43% cao hơn so với quy định của NHNN là 10,43% ), trong đó trích lập dự phòng rủi ro tính dụng là 744 tỷ đồng tăng 10 lần so với năm 2008.

Tuy nhiên, so với năm 2011, thì các chỉ số năm 2012 cũng đáng để lưu ý. Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 4 đạt 614 tỷ đồng và cả năm là 3.034 tỷ đồng, giảm 21,6% so với năm 2011. Hoạt động dịch vụ năm 2012 đạt lãi thuần 126 tỷ đồng, giảm 38,2% so với năm 2011.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối quý 4 đạt mức lãi gần 1,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2011 lỗ 24 tỷ. Lũy kế cả năm, hoạt động này đem về cho VIB khoản lãi 53 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư quý 4 lỗ 38 tỷ, khiến cho cả năm 2012 lỗ hơn 31 tỷ. Dù lỗ song hoạt động này đã lạc quan hơn rất nhiều so với năm 2011, khi ngân hàng lỗ lần lượt 46 tỷ và gần 67 tỷ đồng.

Trong số các mảng kinh doanh thì hoạt động khác lại đem về lợi nhuận cao hơn cả với 132 tỷ trong năm 2012. Năm 2011, ngân hàng lỗ 542 tỷ đồng từ hoạt động khác.

Chi phí hoạt động của VIB năm 2012 tăng xấp xỉ 8% so với năm 2011, ở mức 1.843 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng phải thực hiện các khoản chi đã cam kết (tuyển dụng, tăng lương, chi dự án chuyển đổi chi nhánh và phát triển mạng lưới, chi marketing trực tiếp).

Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng là 1.464 tỷ đồng, thấp hơn 19,6% so với năm 2011. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro năm 2012 lại thấp hơn 22% so với năm 2011, ở mức 744 tỷ đồng, kết quả là lợi nhuận trước thuế chỉ giảm 16,5% và đạt gần 701 tỷ đồng.

45

Lợi nhuận sau thuế của VIB quý 4 đạt 170 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2011 lỗ 94 tỷ đồng. Lũy kế cả năm ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế 542 tỷ đồng, kém 15% so với năm 2011.

Cũng theo báo cáo hợp nhất, tổng tài sản của VIB tại thời điểm cuối năm 2012 là 65,023 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2011. Tài sản giảm do ngân hàng đã chủ động giảm thiểu rủi ro trên thị trường liên ngân hàng thông qua việc giảm trên 80% các hoạt động và số dư của thị trường liên ngân hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro mới. Việc giảm quy mô của tài sản rủi ro trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống tăng cao như hiện nay không phải là xấu mà sẽ tăng thêm sự ổn định cho ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm cuối năm 2012 là 33,887 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2011 trong khi huy động vốn khách hàng giảm 11,7% xuống 40,062 tỷ đồng.

Chất lượng nợ của VIB cũng được kiểm soát khá tốt. Tại thời điểm năm 2012, nợ xấu chiếm 2,75ủ/o/tổng dư nợ, cao hơn không đáng kể so với mức 2,68% tại thời điểm cuối năm 2011. Đáng lưu ý, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng đã giảm 46% so với năm 2011.

Hình 2.1 Tình hình nợ xấu của VIB tại thời điểm cuối năm 2012 và cuối năm 2011

■ 2012 «2011

Loại tài sản 2012 2011 2010 Tỷ VND Tỷ trọn g (%) % +/- 2011 vs Tỷ VND Tỷ trọn g (%) % +/- 201 1 vs Tỷ VN D Tiền vay NHNN 1,9 14 3% 113 % 898 1% 0% 3602

Tiền gửi, tiền vay của các TCTD 11,24

5 17% - 61% 28,69 7 30% 27% 22,65 3

-Tiền gửi của các TCTD khác 3,6

16 6% 86%- 26,718 28% 24% 21,606 -Vay các TCTD khác 7,6 28 12% 285 % 1,979 2% 89% 1,048

Tiền gửi của TCKT và Cá nhân 39,06

1 60% - 12% 44,14 9 46% -2% 44,99 0 46

Để đạt được điều này, năm 2012, VIB đã chủ động giảm tốc để tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực cho giá trị bền vững của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế còn hết sức ảm đạm với nhiều bất trắc. VIB gần như là ngân hàng đầu tiên đã chủ động rút ra khỏi các hoạt động mang tính rủi ro cao trên thị trường liên ngân hàng, một hành động mà đã giúp VIB tranh được những tổn thất lớn mà nhiều đối tác đã phải gánh chịu. VIB cũng đưa ra những khẩu vị rủi ro mới, chấp nhận sự suy giảm ở một số chỉ tiêu kinh doanh nhưng bù lại, chỉ số thanh khoản của VIB được duy trì rất tốt. Hệ số an toàn vốn CAR luôn ở mức trên 14%, vượt mức 9% theo quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu 1382 thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán vốn nội bộ tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w