Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu 1378 thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 115)

cũng để hướng tời phát triển các dịch vụ ngân hàng một cách toàn diện. Trong những năm qua Chi nhánh cũng đã cố gắng tập trung vào thị trường các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời mở rộng

các dịch vụ Ngân hàng như bảo lãnh L/C, thu hộ... tỉ trọng dư nơ ngoại tệ biến động không đáng kể (năm 2011 tỷ trọng cho vay USD là 18,75). Đến năm 2012 do mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nên việc cho vay bằng ngoại tệ tại các ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Vì vậy các ngân hàng đều thận trọng khi cho vay bằng ngoại tệ. Chính vì vậy tại BacABank Hà Nội cho vay bằng ngoại tệ giai đoạn này tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng này trong

tổng dư nợ lại giảm so với năm 2010 và 2011 (đạt 16,93% chỉ tăng 5,24% so với năm 2011 trong khi năm 2011 so với năm 2010 tăng 38,96%. Các con số này cũng phản ánh chính xác thực tế hoạt động ngân hàng trong thời gian này.

Với quan điểm và định hướng đã xác định là tiếp cận mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc kết hợp giữa bạn bè truyền thống và đẩy mạnh thu hút khách hàng mới, BacABank đã

đã có những biển chuyển theo hướng tích cực. Trước đây, Chi nhánh chủ yếu cho vay cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, nhưng trong 5 năm trở lại đây khách hàng vay vốn của Chi nhánh đã đa dạng hóa hơn rất nhiều có cả cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần... Nắm bắt được các lợi thế khi phát triển sản phẩm cho vay đến đối tượng là các doanh nghiệp, hiện nay tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh đã được nâng dần theo thời gian. Nếu như năm 2010 tỷ trọng này là 30,01% thì sang năm 2011 là 32,55% và đến năm 2012 đã là 35,44%. Các con số biến động không lớn nhưng phải ghi nhận đó là sự chuyển biến rất tích cực đối với một ngân hàng khi tham gia thị trường tín dụng. Với phương hướng tăng trưởng tín dụng như hiện này chắc chắn trong tương lại tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp sẽ ngày một nâng cao vừa góp phần cân đối cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng vừa tạo thêm lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm dịch vụ chéo trong ngân hàng.

Bên cạnh việc đa dạng hóa khách hàng vay vốn thì các phương thức cho vay cũng được mở rộng áp dụng rộng rãi như : Cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thấu chi siêu tốc... với các thể loại cho vay ngắn trung và dài hạn...Bên cạnh đó BacABank Hà Nội cũng không ngừng cải tiến các quy trình quy chế cho vay để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng nhưng cũng giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Việc cơ cấu lại bộ phận tín dụng trong chi nhánh cũng là một bước tiến vượt trội trong hoạt động tín dụng. Cùng với các nỗ lực thay đổi khác nữa tin rằng tín dụng tại BacABank Hà Nội sẽ ngày được nâng cao, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện.

Nhìn chung, tuy còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nhưng những năm qua BacABank Hà Nội đã đạt được các kết quả khả quan về tín dụng. Để đạt được kết quả này ngân hàng đã luôn tự đổi mới, hoàn thiện mình đồng thời duy trì công tác kiểm tra kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình tín dụng, đồng thời luôn kíp thời bám sát các đơn vị có quan hệ vay vốn để có những tư vấn kịp thời và kiểm soát kịp thời trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đưa ra những phương án xử lý nợ, hạn chế tồn đọng và thất thoát vốn vay... Tuy nhiên

hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế như cơ cấu tín dụng chưa thực sự hợp lý, quy trình quy chế chưa thực sự đồng bộ, việc thẩm định đôi khi còn quá coi trọng yếu tố tài sản bảo đảm, trình đ ộ thẩm định của cán bộ chưa cao và chưa đồng bộ... Trong thời gian tới BacABank Hà Nội sẽ nỗ lực giải quyết các tồn đọng, phát huy các ưu thế để hoạt động tín dụng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại BacABank Hà Nội

Cũng như nhiều ngân hàng, tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất tại BacABank Hà Nội. Như đã nêu trong phần tổng quát, tín dụng ngân hàng bao gồm nhiều ngiệp vụ: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán ... Trong khuôn khổ có hạn của luận văn này, xin được phân tích tín dụng ngân hàng trên khía cạnh là hoạt động cho vay.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tại chi nhánh luôn đứng đầu trong hệ thống BacABank. Tuy nhiên, như đã nói, hoạt động tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng nhưng nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, có thể làm suy yếu ngân hàng thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản. Nhận thức rất rõ được vấn đề này, BacABank Hà Nội luôn dành một sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động hoạt động tín dụng. Một mặt không ngừng mở rộng quy mô để tăng thu nhập nhưng mặt khác cũng không ngừng áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động này nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Để đánh giá đúng chất lượng tín dụng tại BacABank Hà Nội, ta xem xét trên hai khía cạnh định tính và định lượng. Trước hết, ta đi vào đánh giá nhóm các chỉ tiêu định tính. Như đã nói, nhóm chỉ tiêu này dựa vào các nguyên tắc cơ bản khi cho vay, đó là

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.

Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hoá tương đương Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn cam kết

Nếu xét theo các nguyên tắc này thì có thể nói rằng BacABank Hà Nội luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc này khi cho vay. Trước hết, việc kiểm

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền 10/11 (+/-%) Số tiền 12/11 (+/-%) 13/12 (+/-%)

soát mục đích vay là việc làm đầu tiên khi tiến hành thẩm định khác hàng. Trong quy trình cho vay tại BacABank nhấn mạnh việc thẩm định mục đích vay vốn của

khách hàng. Đây cũng là vấn đề được quy định rất cụ thể trong các văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Trong thực tế khi nắm rõ được mục đích sử dụng vốn của khách hàng BacABank Hà Nội mới đồng ý xem xét đến các điều kiện khác để cho

vay. Sau khi vay vốn BacABank tiến hành kiểm soát chặt chẽ các mục đích vay vốn này. Ngoài việc yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay theo Hợp đồng tín dụng, BacABank Hà Nội còn tiến hành kiểm tra kiếm soát khách hàng vay vốn trong vòng không quá 20 ngày làm việc để đánh giá kịp thời việc sử dụng vốn vay.

Về nguyên tắc: Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hoá tương đương có thể hiểu là việc các khoản vay phải có tài sản bảo đảm đủ giá trị. Xét nguyên tắc này BacABank Hà Nội luôn được đánh giá là có các yêu cầu khá chặt chẽ về tài sản bảo đảm. Ngoài việc tuân thủ trên các quy định về tài sản bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước và của BacABank thì BacABank luôn đặt thêm các yêu cầu thẩm định về tài sản. Đó là việc ưu tiên nhận các tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao, có giá trị lớn ví dụ như bất động sản ở nội thành (hạn chế bất động sản ngoại thành), ô tô mới với giá trị cao (hạn chế cho vay ô tô cũ, ô tô có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc ..). Các quy định này một mặt đảm bảo được cho giá trị khoản vay của khách hàng, hạn chế các rủi ro tín dụng nhưng nó cũng có mặt trái là hạn chế phần nào nhu cầu cho vay của khách hàng bởi lẽ không phải khách hàng tốt nào cũng có tài sản bảo đảm tốt.

Đối với nguyên tắc: Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn cam kết. Tại BacABank Hà Nội hay tại nhiều ngân hàng khác khi thẩm định một khoản tín dụng nguyên tắc này được coi là nguyên tắc quan trọng nhất. Đây cũng là kỳ vọng của ngân hàng đối với khoản vay của khách hàng. Chính vì vậy khi xem xét đánh giá một nhu cầu vay vốn, việc thẩm định khả năng trả nợ và ý thức trả nợ của khách hàng được đưa lên hàng đầu. Khi các yếu tố này được đánh giá một cách khách quan và kỹ lưỡng thì việc chây ì trả nợ sẽ chỉ chịu tác động Để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng chất lượng tín dụng tại BacABank Hà Nội ta xét các chỉ tiêu định lượng sau:

2.2.2.1 Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tín dụng

Như đã nêu trong phần tổng quát, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại một NHTM được thể hiện qua hai chỉ tiêu là doanh số cho vay và tổng dư nợ. Theo bảng số liệu 2.2 ta tóm tắt lại theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Tổng dư nợ và doanh số cho vay tại BacABank Hà Nội giai đoạn 2010 - 2013

Tổng dư nợ 729,925

giai đoạn 2010-2013

M Tổng dư nợ

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng tín dụng tại BacABank Hà Nội giai đoạn 2010 -2012 có sự tăng trưởng rõ rệt cả về doanh số cho vay và dư nợ vay. Tổng doanh số cho vay năm 2011 đạt 1.083.309 triệu VNĐ tăng 19,03% so với năm 2011 (910.080 triệu VNĐ) và năm 2012 đạt 1.241.699 triệu VNĐ tăng 14,62% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số cho vay đạt 1,355,024 triệu VNĐ tăng 9.13% so với năm 2012. Tốc độ tăng là nhanh và khá đều đặn chứng tỏ khả khả năng mở rộng quy mô tín dụng của chi nhánh.

Mặc dù vẫn đạt được sự tăng trưởng qua các năm tuy nhiên cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm đã chững lại và tỷ lệ tăng trưởng của doanh số cho vay giảm nhẹ qua các năm (2011/2010 là 19,03% thì năm 2012/1011 là 14,62%, năm 2013/2012 là 9.13%). Mặc dù dư nợ cho vay vẫn tăng đều qua các năm nhưng điều này còn chịu ảnh hưởng của việc giảm doanh số cho vay và giảm doanh số thu nợ. Đây không phải là tình trạng riêng có của BacABank Hà Nội, đó là tình trạng chung của các ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế đang rất khó khăn và Ngân hàng Nhà nước đang tìm mọi cách để quản lý hiệu quả chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Lần đầu tiên, bài toán tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được đặt ra và thực hiện quyết liệt, đã xử lý được những ngân hàng yếu kém. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được cải thiện, các giải pháp tăng cường an toàn hoạt động ngân hàng được chú trọng thực hiện nhất là đối với các hoạt động tín dụng. Lãi suất cho vay VND đã giảm mạnh từ mức 17-19%/năm vào cuối năm 2011 xuống 12-15%/năm vào cuối năm 2012. Tuy nhiên tình trạng các ngân hàng thừa vốn không cho vay được lại diễn ra phổ biến do lãi suất vẫn quá cao so với kỳ vọng của nền kinh tế. Tình trạng nợ tồn đọng của các doanh nghiệp khá nhiều buộc Ngân hàng Nhà nước phải vào cuộc với hàng loạt chính sách và việc thành lập Công ty quản lý và khai thác tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) cũng không nằm ngoài mục đích này. Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước còn tiền hành khống chế mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bằng việc phân chia ngân hàng thành các nhóm ngân hàng với các mức tăng trưởng tín dụng được cho phép khác nhau. BacABank là ngân hàng

Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Số tiền 10/11 Số tiền 12/1

1 Số tiền 13/12 Tổng dư nợ 729,925 902,312 23.62 % 1,051,645 16.55% 1,148,686 9.23% Nợ quá hạn 23,869 30,318 27.02 % 38,070 25.57 % 43,880 15.26 % Tỷ trọng 3.27% 3.36% 3.62% 3.82% Nợ xấu 14,015 19,580 39.71 % 31,234 59.52 % 34,231 9.60% Tỷ trọng 1.92% 2.17% 2.97% 2.98%

nằm trong nhóm 2 nên khống chế mức tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. Vì BacABank Hà Nội là chi nhánh đứng đầu về tín dụng trong toàn hệ thống nên chỉ tiêu được phép tăng ở mức 16,55% lấy một phần chỉ tiêucủa một số chi nhánh nhỏ khác. Tuy vậy có thể thấy rằng việc kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mang tính hành chính, hình thức, chưa đi đôi với biện pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả tín dụng, là nguồn gốc gây nên rủi ro và bất ổn của hệ thống TCTD thời gian vừa qua, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng tại các ngân hàng.

Nhìn vào chỉ tiêu tổng dư nợ tại thời điểm báo cáo cuối các năm có thể thấy rằng, tổng dư nợ tăng theo thời gian theo số tuyệt đối. Nếu như năm 2010 tổng dư nợ đạt 729.925 triệu đồng thì đến năm 2011 con số này là 902.312 tăng 23,62% so với năm 2010 và đến cuối năm 2012 đã đạt đến mức dư nợ 1.051.645 triệu đồng tăng 16,55% so với năm 2011. Năm 2013 tổng dư nợ đạt 1.148.686 triệu đồng tăng 9,23% so với năm 2012. Tổng dư nợ có mức tăng khá tương đương với tổng doanh thu chứng tỏ rằng việc thu hồi nợ là ổn định. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn việc thu hồi nợ là rất phức tạp. BacABank duy trì được mức thu hồi nợ như trên là khá tốt. Từ đấy có thể thêm chỉ tiêu để đánh giá rằng chính sách tiếp thị cho vay, các cơ chế cho vay tại ngân hàng là khá tốt.

2.2.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu

Theo lý thuyết tổng quan, nợ quá hạn được định nghĩa là: khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Có nghĩa nợ quá hạn là những khoản nợ mà thời gian tồn tại của nó vượt quá thời gian cho vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng cộng với thời gian đã được gia hạn thêm nếu khách hàng yêu cầu. Xét theo đúng lý thuyết này thì ta có được bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Bảng nợ quá hạn tại BacABank Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012

Biểu đồ 2.2: Nợ quá hạn và nợ xấu tại BacABank Hà Nội 50000 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 Nợ quá hạn Nợ xấu 0

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2012

(Nguồn Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước)

Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể thây rằng cả tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn đang gia tăng tại BacABank Hà Nội. Sự tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Neu như năm 2010 nợ quá hạn ở chi nhánh là 23.869 triệu VNĐ thì đến năm 2011 là 30.318 triệu VNĐ tăng 27,02% so với năm 2010 và cho đến năm

2012 nợ quá hạn đã lên tới 38.070 triệu VNĐ tăng 25,57% so với năm 2011. Năm

2013 nợ quá hạn 43.880 triệu VNĐ tăng 15,26% so với năm 2012. Việc

tăng nợ

xấu theo số tuyệt đối có thể được giải thích bởi quy mô cho vay của chi nhánh

đang ngày cảng mở rộng. Bên cạnh đó tác động của kinh tế khó khăn làm

cho nợ

xấu tại các ngân hàng ngày càng tăng không chỉ riêng BacABAnk Hà Nội. Các

Chỉ tiêu 2010

Số tiền Số tiền 10/11 Số tiền 12/11 Số tiền 13/12

Nợ xấu 14,015 19,580 39.71

%

31,234 59.52

Một phần của tài liệu 1378 thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 115)