2. Huy động vốn 87.02 6 116.86 2 138.233 166.29 1 216.40 0 42 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG NƯỚC TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam giai đoạn 2005-2009
2.1.1. Tổng quan về BIDV
BIDV được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
BIDV là một trong năm NHTM nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai. BIDV có một mạng lưới rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước với 108 chi nhánh cấp I, hơn 300 Phòng Giao dịch, hàng trăm quỹ tiết kiệm cùng với gần 13.000 cán bộ nhân viên. Đồng thời, BIDV còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thuê tổ chức định hạng tín nhiệm uy tín quốc tế Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm với kết quả đạt trần tín nhiệm quốc gia. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn: Khối liên doanh, khối ngân hàng, khối sự nghiệp, khối công ty và khối đầu tư. Trong 5 năm trở lại đây,
43
BIDV được tổ chức BVQI và Quacert chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.
2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2005 - 2009
Giai đoạn 2005 - 2009 là giai đoạn đánh dấu hai mốc thời gian rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của BIDV đó là năm 2005 kết thúc kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và năm 2006 bắt đầu kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, với mỗi năm sự tác động ấy là khác nhau, đem lại cả những cơ hội và thách thức. Để đứng vững được buộc hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, BIDV nói riêng phải cố gắng và nỗ lực không ngừng.
Trong 5 năm (2005 - 2009), hoạt động kinh doanh của BIDV đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng lĩnh vực:
Sau 5 năm, BIDV đã đạt quy một hoạt động có những bước tiến mới, thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.1 - Quy mô hoạt động của BIDV trong giai đoạn từ 2005 - 2009
3. Dư nợ tín dụng 85.43 4 3 93.45 125.596 6 154.17 0 193.10 4. ROA (%) 0,1 1 0~44^ 0,89" 0,8^ 1,28^ 5. ROE (%) 3 7- 16,0 3 25,01 19,38 15,36
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm, tổng tài sản năm 2009 đạt 292.000 tỷ đồng,
STT Nội dung Giá trị hợp lý 2005
Giá trị hợp lý 2006
F- Tín phiếu Kho bạc Nhà nước 3.376.04
8 440.830
44
tăng 147,63%, huy động vốn đạt 216.400 tỷ, tăng 148,66%, dư nợ tín dụng đạt 193.100 tỷ, tăng 126,02% so với năm 2005. Riêng hai chỉ tiêu ROA, ROE năm 2007 cao hơn so với năm 2005, 2006 và 2008 cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 khá tốt, được xem là năm bản lề của BIDV trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010.
Trong năm 2007, BIDV đã tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối tượng xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được mở rộng từ những khách hàng doanh nghiệp có dư nợ trên 5 tỷ VND (năm 2006) đến toàn bộ khách hàng doanh nghiệp (năm 2007). Năm 2007 cũng là năm BIDV thực hiện thành công việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, từng khách hàng, hạn chế cho vay những khách hàng có nợ xấu, tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý rủi ro và bán nợ.
Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao và cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt, BIDV đã hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vượt trội kế hoạch kinh doanh năm 2007.
Nói đến ngân hàng, ngoài những hoạt động chủ yếu như nhận tiền gửi, cho vay thì một hoạt động vô cùng quan trọng là sử dụng nguồn tiền gửi đó cho mục đích đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản. Nhận thức được vấn đề này, BIDV đã và đang rất chú trọng đầu tư vào các loại giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, tín phiếu và đây cũng là kênh đầu tư vốn an toàn, tạo ra các sản phẩm có tính thanh khoản cao qua giao dịch thị trường mở, vay cầm cố, chiết khấu... với Ngân hàng nhà nước. Năm 2005, 2006 cũng là năm BIDV đầu tư khá lớn vào hình thức này. Có thể thấy điều này qua bảng sau:
45
Bảng 2.2 - Tình hình đầu tư vào giấy tờ có giá của BIDV giai đoạn 2005 - 2006
2 Trái phiếu Chính phủ 4.854.26
9 9 9.626.10 3 Trái phiếu chính quyền địa phương 1.517.74
3 5 1.867.53 4 Công trái giáo dục 805.84
3
0^ 5 Trái phiếu doanh nghiệp 121.18
1 749.973
6 Khác 2.140 40.604
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDVnăm 2006)
Bước sang năm 2007, lĩnh vực đầu tư của BIDV là góp vốn, liên doanh và mua cổ phần được xác định là một trong những trọng tâm hoạt động của BIDV nhằm mục đích đa dạng hóa danh mục tài sản có, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và góp phần mở rộng hoạt động của ngân hàng.
Năm 2007, hoạt động đầu tư tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề có tiềm năng và hiệu quả cao như năng lượng, tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng - bất động sản, tài chính ngân hàng, viễn thông, hàng không, giáo dục và y tế...
Hoạt động đầu tư đã góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín và vị thế của BIDV trước cộng đồng tài chính và giới đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 2008, BIDV tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực góp vốn, liên doanh, mua cổ phần với tổng giá trị danh mục đầu tư tại thời điểm 31/12/2008 đạt 3.145 tỷ đồng, tăng 61,5% so với cùng kỳ năm 2007 và nằm trong giới hạn cho phép của NHNN.Trong đó, khối liên doanh là 1.297 tỷ đồng với tỉ trọng 39% và chiếm tới 52,3% mức tăng của cả danh mục. Các đơn vị đầu tư khác, bao
46
gồm cả các dự án trọng điểm và dự án thiết yếu đạt 1.918 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 61%. Thu nhập từ hoạt động đầu tư đạt 81 tỷ đồng, bằng 69,1% mức thực hiện năm 2007. Tham gia vào hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán thì BIDV đã thực hiện trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đầy đủ theo quy định.
Với mong muốn mở rộng quy mô mạng lưới, nâng cao sức cạnh tranh và từng bước chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, ngày 26,27 tháng 07 năm 2009 BIDV và công ty Phương Nam góp vốn đã mua lại công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Campuchia, thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia.
Song song đó, BIDV cũng đã hoàn tất các thủ tục cho việc mở Văn phòng đại diện của ngân hàng để đưa vào hoạt động cũng như cùng các bên có liên quan thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Campuchia, tạo cầu nối cung cấp và trao đổi thông tin, tư vấn các thủ tục về đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu làm ăn tại thị trường đầy tiềm năng này.
Đầu tháng 03 năm 2010, BIDV tiếp tục mở văn phòng đại diện tại Yangon, Mianma, đánh dấu bước tiến trong hoạt động đầu tư của BIDV tại thị trường nước ngoài.
Ngoài hoạt động đầu tư vào giấy tờ có giá, góp vốn, liên doanh, mua cổ phần thì lĩnh vực kinh doanh tiền tệ cũng được BIDV vô cùng chú trọng.
Điển hình là năm 2006, BIDV có bước đột phá trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ cả về doanh số giao dịch và về thu ròng, là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới thời điểm đó. Hoạt động mua bán ngoại tệ luôn đáp ứng kịp thời, đầy đủ với giá cạnh tranh và phương thức giao dịch linh hoạt như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn cho toàn bộ nhu cầu giao dịch của khách hàng trên toàn hệ thống BIDV, hỗ trợ tích cực cho các hoạt
47
động nghiệp vụ khác như tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động tiền gửi USD. Theo ước tính, doanh số mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng của BIDV đứng thứ 2 trên thị trường Việt Nam.
Năm 2007, bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, hoạt động mua bán ngoại tệ của BIDV trong năm 2007 cũng đảm bảo đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu giao dịch về ngoại tệ với giá cạnh tranh cho các khách hàng trong toàn hệ thống, đảm bảo quản lý trạng thái ngoại tệ tuân thủ quy định của Ngân hàng nhà nước.
Năm 2008, tỷ giá USD/VND biến động mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bằng sự linh hoạt, khả năng dự đoán và tận dụng thời cơ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đạt kết quả tốt, thu lãi từ hoạt động này đạt 791 tỷ đồng. Mặt khác, lãi thuần thu từ hoạt động phái sinh đạt 237,930 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 26 lần so với năm 2007.
Cùng với sự phát triển thì nghiệp vụ đem lại sức cạnh tranh cho các ngân hàng chính là dịch vụ. Trong giai đoạn 2005 - 2009 cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong hoạt động dịch vụ của BIDV.
Năm 2005, nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng vẫn là thu lãi từ hoạt động tín dụng, tiền gửi, đầu tư giấy tờ có giá (chiếm 71% trên tổng thu nhập thuần). Song đầu tư chứng khoán và hoạt động dịch vụ gia tăng mạnh, đầu tư chứng khoán đạt 600 tỷ VND, tăng 9% so với 2004, thu dịch vụ đạt 291 tỷ VND, tăng 22% so với 2004. Đồng thời với tăng trưởng của các hoạt động, cơ cấu thu nhập của ngân hàng có bước dịch chuyển tích cực, giảm tỉ trọng hoạt động tín dụng, tăng tỉ trọng hoạt động dịch vụ. Hoạt động dịch vụ trong năm 2005 có tốc độ tăng trưởng cao đạt 36,5%. Thu từ các dịch vụ truyền thống chiếm tỉ trọng 87% trong tổng thu dịch vụ của toàn hệ thống BIDV.
Năm 2006 được coi là năm đột phá về tăng trưởng dịch vụ thể hiện bằng các sự kiện nổi bật sau:
48
Thứ nhất, hoạt động dịch vụ của khối ngân hàng năm 2006 đã có sự phát triển đặc biệt tính theo cả số tuyệt đối và số tương đối so với năm 2005, thu dịch vụ ròng của toàn khối ngân hàng đạt 414,38 tỷ VND và tăng trưởng 68,04% so với năm 2005.
Thứ hai, BIDV đã triển khai kết nối thành công với tổ chức thẻ VISA, chấp nhận thanh toán thẻ VISA trên toàn bộ hệ thống ATM và triển khai thí điểm 50 POS/EDC tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, là một trong hai ngân hàng đầu tiên triển khai thành công dịch vụ giao dịch cà phê tương lai góp phần nâng cao hình ảnh của BIDV cũng như tính chuyên nghiệp của ngân hàng trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện về mô hình kinh doanh dịch vụ theo hướng ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Thành lập các Trung tâm Thanh toán, Trung tâm thẻ, vận hành ổn định mô hình Trung tâm tài trợ thương mại.
Thứ năm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được chính phủ giao là ngân hàng chính thức cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Hội nghị APEC năm 2006. Hình ảnh về một BIDV hiện đại và hội nhập được bạn bè trong nước và quốc tế quan tâm ghi nhận và đánh giá cao.
Thứ sáu, BIDV đã thực hiện tốt vai trò ngân hàng bán buôn và ngân hàng đại lý, ủy thác cho nhiều tổ chức tài chính lớn thông qua đơn vị trực thuộc là Sở giao dịch 3.
Năm 2007, BIDV tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để nâng tỷ trọng thu dịch vụ trong lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2007, hoạt động dịch vụ của BIDV tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao so với năm 2006, cụ thể có một số điểm nổi bật như sau:
49
Thứ nhất, hoạt động dịch vụ của BIDV không bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2006 (58,8%).
Thứ hai, các dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp như tài trợ thương mại, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ tiếp tục phát huy lợi thế và khẳng định là thế mạnh của BIDV. Các hoạt động này đều có tốc độ tăng trưởng cao với chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng ngày càng đầy đủ kịp thời nhu cầu về sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, năm 2007, hoạt động marketing các sản phẩm dịch vụ của BIDV được triển khai bài bản, rõ nét hơn.
Thứ tư, mạng lưới kênh phân phối sản phẩm dịch vụ phi truyền thống tiếp tục được mở rộng. Trong năm, BIDV đã tích cực triển khai mở rộng mạng lưới máy ATM, triển khai thêm 300 máy ATM, nâng tổng số máy ATM của BIDV lên gần 1000 máy. Bước đầu triển khai và đưa vào hoạt động gần 500 POS. Đây là nền tảng quan trọng để BIDV phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai.
Tốc độ tăng trưởng của các hoạt động dịch vụ tương đối đồng đều, nhóm các sản phẩm dịch vụ truyền thống có mức tăng trưởng bình quân 37%, nhóm các dịch vụ mới tăng trưởng từ 76 đến 87%.
Tính đến 31/12/2008, thu dịch vụ ròng của toàn hệ thống đạt 1.794 tỷ đồng, tăng trưởng gấp hơn 2 lần so với năm 2007 và đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 2009, hoạt động dịch vụ của BIDV tiếp tục khởi sắc với việc đạt doanh thu dịch vụ ròng là 2.130 tỷ đồng.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ qua các năm có sự tăng trưởng rõ rệt. Điều này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
50
Biểu 2.1-Tình hình tăng trưởng thu dịch vụ ròng của BIDV từ 2005- 2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết của BIDV)
2.2. Sự hình thành và phát triển của Trung tâm Thanh toán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.1. Giai đoạn từ tháng 06/2006 đến tháng 09/2008
Trước 15/06/2006, Trung tâm Thanh toán là Phòng Thanh toán thuộc Ban Kế toán. Theo quyết định số 3108/QĐ - TCCB1 ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Tổng giám đốc về việc thành lập Trung tâm Thanh toán và quyết định số 3140/QĐ - TCCB1 ngày 13 tháng 06 năm 2006 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thanh toán. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Trung tâm thanh toán như sau:
51
Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thanh toán
Trong giai đoạn này, TTTT có 29 cán bộ, trong đó 16 cán bộ là các cán bộ cũ của Phòng Thanh toán, 9 cán bộ từ các đơn vị tại Hội sở chính và chi nhánh chuyển về và 4 cán bộ mới.
Chức năng chung của TTTT là tham mưu, đề xuất Hội đồng quản trị,