1. Tính quan trọng của vị trí cửa chính
Thông thường chúng ta xem môi trường bên trong của ngôi nhà là xem từ cửa chính nhìn trở vào, cửa chính của ngôi nhà cũng như là miệng của con người. Từ cửa chính nhìn ra ngoài, nếu là tầng một thì quan sát xem phía đối diện có cây cột lớn không? Nếu có cây cột lớn, thì phải dời đến một không gian khác, chú ý không nên đối diện hướng xung, vậy sẽ an toàn. Còn vị trí mở cửa chính là phải xem mệnh quái hung cát thế nào.
Tùy theo cửa chính nhìn về hướng nào mà phối màu sơn cho hợp phong thủy. Một số lưu ý:
+Khu vực ngoài cửa chính nên sạch sẽ và sáng sủa. + Cửa chính không nên đối diện với cầu thang
+Cửa chính không nên nằm trên cùng một đường thẳng với cửa sổ, cửa sau và cửa phòng vệ sinh
+ Cửa chình không nên hướng thẳng về phía cây cổ thụ, ngõ cụt lối thoát hiểm hoặc đường hình tam giác.
+ Cửa chính không nên quá hẹp. Màu sắc và kích thước của cửa cái
Chọn vật liệu và dạng thức của cửa cái chỉ cần vuông vức và kiên cố là được. Kích thước cửa cái có tỷ lệ hợp lý so với ngôi nhà.
Màu sắc của của cái nên phối hợp với màu ngủ hành của ngôi nhà như thế cửa chính của ngôi nhà mới hoàn mỹ.
2. Cửa sổ
Cửa sổ giống cửa cái thu hút ánh sáng và không khí thiên nhiên vào trong nhà. Cửa sổ là cặp mắt của ngôi nhà, nhìn ra không gian rộng rãi bên ngoài, giao lưu giữa trong và ngoài nhà.
a/ Phương thức mở cửa sổ
Thiết kế cửa sổ có thể quyết định sự lưu thông của không khí. Tốt nhất là cửa sổ nên mở ra hoàn toàn và mở ra phía ngoài, không nên mở vào bên trong, mở chếch về phía dưới hay chết về phía trên. Trong đó cửa sổ mở ra phía ngoài là tốt nhất, một mặt không ảnh hưởng đến không gian sử dụng, một mặt có thể làm tăng thêm cơ hội tốt cho sự nghiệp của gia chủ.
b/ Thiết kế cửa sổ
Số lượng cửa sổ phải vừa phải. Số lượng cửa sổ phải đảm bảo cho không khí tự đo lưu thông từ ngoài vào trong và ngược lại. Nhưng nếu cửa sổ quá nhiều sẽ làm nhiễu loạn trường không khí bình hòa của ngôi nhà, cuộc sống gia đình trở nên căng thẳng. Ngược lại nếu quá ít cửa sổ không khí bị ức chế bên trong, không thể nhả khí dơ ra và nạp khí trong sạch vào cũng bất lợi cho sức khỏe của người cư trú.
Kích thước của cửa sổ phải thích đáng. Và chiều cao phải cao qua đầu người trong nhà.
c/ Sử dụng rèm cửa sổ
Rèm cửa sổ có thể bảo vệ đời sống riêng tư, sự kín đáo của người ở, nó có tác dụng ngăn cản sự quấy nhiễu từ bên ngoài và làm đẹp ngôi nhà. Đối với cửa sổ có đủ ánh
sáng mặt trời nên dùng rèm có chất liệu dầy, màu hơi sậm, của sổ không đủ ánh sáng thì dùng rèm chất liệu mỏng, màu lợt.
Nếu cửa sổ đối diện với bệnh viện hoặc góc nhọn của nhà khác hay các vật không sạch, khoảng cách lại gần thì nên dùng mành cây. Nhưng căn phòng lớn rộng thì nên dùng màn vải, màn dài phủ xuống có thể tạo ra không khí im tĩnh và ấm áp. 3. Phòng khách
Vị trí tốt nhất làm phòng khách là vị trí trung tâm của ngôi nhà. Phòng khách nên đặt trước các phòng khác, không nên đặt phía sau. Phòng khách phải có ánh sáng đầy đủ, tiếp nhận đầy đủ ánh sáng mặt trời là lý tưởng. Chổ ra vào phòng khách không nên nhìn thấy nhà bếp, cửa phòng, cửa sau, đường đi củng nên tránh đâm thẳng hay đâm xuyên qua phòng khách.
a/ Màu sắc của phòng khách
Màu sắc của phòng khách là màu chủ yếu, điều hòa tất cả màu sắc của ngôi nhà. Sự phối hợp màu sắc của phòng khách phảo chú ý đến phương hướng mà nó nhìn ra. Phương hướng của phòng khách chủ yếu là do cửa sổ của nó nhìn về hướng nào mà quyết định.
b/ Cách đặt cửa phòng khách
Có một số phòng khách, điều kiện ánh sáng, thông giáo tốt, nhưng khi quan sát kỹ, dẽ có một số điểm không vừa ý hoàn toàn được. Nếu có hai tình huống dưới đây thì phải đặt cửa cho phòng khách:
+ Cuối đường đi trong nhà là phòng vệ sinh: có một số nhà ở, cuối đường đi trong nhà là phòng vệ sinh, không những làm trở ngại tầm mắt, mà còn gây ra cảm giác không được sạch sẽ. Nên trên đường đi thiết kế cửa để chặn.
+ Cửa chính nhìn thẳng vào phòng khách. c/ Trần nhà phòng khách
+Trên trần nhà phòng khách nên có một “thiên trì”: trần nhà có hoa văn 4 cạnh bên thấp ở chính giữa cao làm cho ta có cảm giác thoải mái mà ở chính giữa trần nhà lõm sâu vào, tạo thành một cái ao giữa bầu trời ( thiên trì) để tụ thủy. Ở giữa ‘ao trời” này tro ngọn đèn thủy tinh màu vàng biếc huy hoàng sẽ có hiệu quả như bức tranh “ rồng được điểm nhãn”. Tuyệt đối không được treo gương trên trần nhà. +Tràn nhà phòng khách nên có màu nhạt.
d/ Hóa giải các mũi nhọn của phòng khách
Do những nguyên nhân về mặt thiết kế kiến trúc, nên trong nhiều phòng khách của các ngôi nhà hiện đại có những góc nhọn và xà nhà. Đối với góc nhọn thì thiết kế các ngăn tủ để lắp bằng các góc nhọn, tủ cao hay thấp đều được hoặc là chổ góc nhọn đặt chậu nuôi cá kiểng, hay là chậu cây cảnh, ngoài ra ta còn có cách dùng ván gỗ lấp bằng góc nhọn.
e/ Bố trí ghế sa lông : Đặt bộ ghế sa lông nơi có thể nhìn thấy cửa chình của ngôi nhà, nhận được ánh sáng từ bên ngoài vào. Nếu bày trí sai bộ sa lông quay lưng ra hướng hấp thụ ánh sáng, là đại biểu cho tiểu nhân xâm nhập.( xem hình)
4. Phòng ngủ
Đối với con người hiện đại, càng lúc càng chú ý nhiều hơn về chất lượng của cuộc sống, phòng ngủ là một cái vị trí trành gió của tinh thần, là không gian riêng tư đề nghỉ ngơi. Bố cục của phòng ngủ chú ý đến tính yên tịnh và kín đáo, vị trí phòng ngủ, sự thông thoáng, ánh sáng cũng như việc xếp đặt vị trí giường ngủ đều cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng.
a/ Vị trí cách bố cục phòng ngủ
Nói chung, vị trí của phòng ngủ có lợi nhất cho người trưởng thành là đặt ở hường tây nam và tây bắc. Hai hướng này có thể nâng cao trình độ chính chắn và cảm giác trách nhiệm. phòng ngủ nằm ở mặt bắc của ngôi nhà sẽ khá yên tĩnh hiệu quả đối người mất ngủ. Phòng ngù đặt phía tây ngôi nhà có lợi việc nâng cao chất lượng sinh hoạt vợ chồng còn phòng ngủ ở phía đông hoặc đông nam có lợi cho thanh niên bước vào cuộc sống mới. Cửa phòng ngủ không nên đạt đối diện nhau. Không nên đặt phòng vệ sinh trong phòng ngủ. Trong phòng ngủ không nên đặt bếp lò.
b/ Vị trí của giường ngủ
o Chọn giường ngủ có kích thước phù hợp, mặt giường bằng phẳng .
o Đặt giường ở vị trí người nằm có thể nhìn thấy cửa phòng ngủ, nếu có ánh sáng mặt trời chiếu vào như thế sẽ giúp cho việc hấp thu năng lượng cảu thiên nhiên có lọi sức khỏe con người.
+Nếu vì lý do gì giường ngủ không kê trên đường chéo góc với cửa ra vào thì treo một giương soi để chiếu ra cửa đó. ( xem hình)
o Vị trí của giường ngủ tốt nhất là nhìn theo hướng nam bắc, thuận hướng theo sức hấp dẫn của từ trường. Đầu nhìn về hướng nam hay hướng bắc khi ngủ, có ích cho sức khỏe.
o Không nếu có xà nhà đè phía trên đầu giường để tránh cảm giác bị đè ép, có thể tổn hại đến tinh thần của người ngủ. Giải pháp: đóng trần che đà.
o Giường ngủ không nên đồi diện với gương. Bởi vì nữa đêm thức giấc, ngồi dậy dể bị gươn làm cho giậc mình hoảng hốt, tinh thần bất an. Nếu như trong phòng có gương đối diện với giường ngủ thì buổi tối có thể dùng vật trang trí che lại hoặc xoay nó quay vào bức tường.
o Cây kiểng trong phòng ngủ và giường ngủ không nên đặt khoảng cách quá gần. Tình cây cây kiểng lạnh thuộc âm, thực vật ban đêm có tác dụng phản quang, không những chúng tranh hít thở dưỡng khí của phòng mà còn thải ra thán khí, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Vì thế, ban ngày đêm cây kiểng vào phòng ngủ để thanh lọc và điều tiết dưỡng khí, ban đêm tốt nhất là đem ra ngoài sân.
c/ Ánh sáng và cách bày tiện trong phòng ngủ
o Trong phòng ngủ , cần chọn những vật trang trí không có tác dụng phản chiếu, như thảm treo, các bức tranh không có lộng kính hoặc lộng kính mà không phàn quang.
o Trong phòng ngủ không nên trưng bày đao kiếm, hung khí, tượng thần, bàn thờ là những vật làm hỏng không khí yên ổn, ấm cúng của phòng ngủ. o Ánh sáng của phòng ngủ không nên quá mạnh, bởi vì phòng ngủ là nơi yên
tĩnh, ánh sáng quá nhiều làm cho tâm lý bất an. Vì vậy, phòng ngủ nên chọn loại ánh sáng êm dịu.
o Phòng ngủ không nên dùng màu đỏ để tang trí. Trang trí màu đỏ quá sặc sỡ sẽ làm tinh thần quá hưng phấn, có ảnh hưởng không tốt đến thần kinh, ở lâu dài tinh thần dể suy sụp, tâm trạng bực dọc. Phòng ngủ thích hợp với bầu không khí hòa dịu, nên dùng màu sắc làm cho con người bình ổn, yên tỉnh là tốt nhất.
o Phòng ngủ không nên đặt nhiều đồ trang trí bằng kim loại, bởi vì màu sắc của kim loại có màu sắc khá lạnh không thích hợp.
5.Phòng ăn
Trong các đô thị hiện đại, không gian phần lớn của các ngôi nhà không được rộng rãi cho lắm. Trong không gian giới hạn đó, bố trí riêng một phòng ăn, làm co nó thích hợp với nhu cầu của gia đình, có đầy đủ tiện nghi vừa mỹ quan, vừa biểu hiện được cá tính của chủ nhà, đó là tâm trạng chung của mọi gia đình.
Những điều nên khi trang trí phòng ăn
+ Phòng ăn có hình chữ nhật là tốt nhất: phòng ăn cũng giống như bao phòng khác,cách cục phải vuông, thẳng, không thể có góc lõm vào, hoặc có góc lõm ra. +Phòng ăn đặt giữa phòng khách và nhà bếp: Khi đặt tại vị trí này thì sẽ làm tăng thêm sự hài hòa giữa cha mẹ và con cái, và mối quan hệ của các gia đình.
+ Phòng ăn tốt nhất là đặt ở hướng nam, dưới ánh sáng đầy đủ của mặt trời, gia đạo mỗi ngày sẽ mỗi hưng thịnh
+ Phòng ăn nên dùng màu sắc sáng: Năng lượng của mỗi thành viên trong gia đình được cung cấp từ thức ăn trong mỗi bữa ăn, do đó phòng ăn là nơi để đưa năng lượng vào cơ thể, cho nên nó có quên hệ rất lớn đối với vấn đề tài phú của gia đình. Phòng ăn nên dùng màu sắc sáng để trang hoàng. Ở nơi này có thể đặt các chậu hoa kiểng để làm tăng dưỡng khí và tài lộc.
+ Bàn ăn nên chọn hình tròn, vì hình tròn tượng trưng cho cho gia nghiệp hưng thịnh và đoàn kết.
+ Trong phòng ăn có thể đặt hình tượng phúc lộc thọ tượng trưng cho giàu sang, sức khỏe và trường thọ. Ngoài ra có thể treo tranh ảnh các loại hoa quả và thực phẩm ( trái đào, trái lựu…)
Những điều không nên khi trang trí phòng ăn
+ Phòng ăn không nên đối diện với cửa cái và cửa sau. Nếu không có cách nào khúc phục được thì có thể dùng bình phong che chắn lại, để người đi vào nhà không trực tiếp đối diện với bàn ăn.
+ Phòng ăn không nên đặt hình tượng tổ tiên hoặc các đồ vật cổ: Nên bố trí phòng ăn như thế nào cho âm dương quân bình, nhưng hơi nghiêng về dương một chút. Hình tượng tổ tiên và các đồ cổ là các vật thuộc âm, âm khí quá nặng sẽ có hại cho khí vận của gia đình. Mặc khác dương quá thịnh sẽ làm cho gia đình bất hòa.
+ Xà nhà không trực tiếp đè lên bàn ăn. Giải pháp: đóng trần che đà, dầm.
+ Không nên ngồi ngay cạnh nhọn chủa bàn ăn ( hình vuông, hình chữ nhật). 6.Phòng bếp
Trong truyền thuyết cổ xưa, có Táo thần chuyên cai quản mọi việc trong nhà bếp, điều đó chứng tỏ tính cách quan trọng của nhà bếp. Nhà bếp không những là nơi thu nạp và trữ nạp đầy đủ chức năng hiệu quả cao, mà trong môt số gia đình, nó không chỉ giới hạn trong việc nấu nướng thức ăn, còn là nơi gia đình vào dùng cơm. Một nhà bếp sạch sẽ thanh nhã, thoải mái, không chỉ giúp cho người nấu ăn giảm đi sự vất vả trong lúc nấu nướng, mà còn mang lại cảm giác hưởng thụ vẽ đẹp của nó. Vị trí nên và không nên khi thiết kế nhà bếp
+ Nhà bếp không nên đóng kín hoàn toàn trong ngôi nhà, tối thiểu cũng có một mặt quy ra chỗ thoáng như ban công, sân vườn…
+ Nhà bếp nên cách xa phòng ngủ: Nguyên nhân chủ yếu là vì lửa nóng, khói dầu quá nhiều rất dể ảnh hưởng đến người nghỉ ngơi. Người ở trong phòng ngủ thỉ dể nóng nảy, tức giận, dể mắc bệnh đường tiêu hóa.
+ Nhà bếp không nên ở sát cạnh phòng vệ sinh: Nhà bếp là nơi nấu nướng thức ăn, là chổ chế biến chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể của con người, là chổ có lửa, còn phòng vệ sinh ngược lại nó thuộc thủy, mà theo ngủ hành thì thủy và hỏa tương
khắc, và nhiểu sự ô nhiễm trong phòng vệ sinh. Phương thức hóa giải là tăng cường sự thông gió của nhà bếp và phòng vệ sinh, cố giữ cho khô ráo sạch sẽ, cửa phòng vệ sinh thường xuyên đóng.
+ Nhà bếp không được đặt che phía trước nhà: Kỵ nhất là bếp lò quay lưng ra phía ngoài làm cho gia vận suy sụp.
+ Vị trí của hệ thống nướcvà vị trí của bếp lò: nên sắp xếp thuận chiều với nhau thì tốt, tránh đặt đối diện nhau.
Bố cục và trang trí nhà bếp.
+ Nhà bếp nên đặt ở nửa phần phía sau của ngôi nhà: Thông thường các nhà phong thủy thiết kế bếp ở bốn hướng xấu trong cung bổn mệnh của gia trưởng, để hổ trợ áp chế khí bất lợi có hại cho gia chủ. Khí dương do lửa của bếp lò sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi này. Nhà bếp đặt cách xa cửa chính càng xa càng tốt. + Bệ bếp không nên đặt đối diện thẳng với cửa nhà bếp. Bệ bếp không nên đặt ở giữa máng nước và tủ lạnh
+ Tránh đặt bếp giữa hai hệ thống nước.
+ Không được đặt bếp dưới phòng vệ sinh của lầu trên thì rất bất lợi, tốt nhất là thay đổi bệ bếp.
+ Trên bếp lò không nên có xà ngang: thiết kế nhà bếp hình chữ L có thể tránh được xà ngang.
7.Phòng vệ sinh – phòng tắm.
Trong xã hội hiện đại, phòng vệ sinh phòng tắm thường thường là nơi kín đáo riêng tư nhất, có quan hệ mật thiết với mỗi thành viên trong gia đình.
a/ Phương vị phòng vệ sinh
Phòng vệ sinh không nên xây giữa ngôi nhà, vì phần giữa của ngôi nhà rất quan trọng giống như quả tim của ngôi nhà. Trung tâm bị ô uế, ếu khí rất dể lan tỏa qua các phòng khác người trong nhà hằng ngày hít phải ếu khí đó dể mắc bệnh. Hơn nữa phòng vệ sinh ở giữa ngôi nhà không có ánh sáng tốt.
Hiên nay, các ngôi nhà bình thường đều xây phòng vệ sinh ở hông hướng bắc lấy phong thủy của gia trạch mà xét, tốt nhất là đặt ở vị trí hướng tây bắc, đông nam, đông ( nhìn tử trung tâm ngôi nhà) đồng thời tránh phương vị xung khắc với gia chủ.
b/ Trang hoàng phòng vệ sinh
+ Màu sắc: Phòng vệ sinh là nơi thuộc thủy, cho nên màu tốt nhất của nó là màu