thể
Như đã trình bày ở trên, ta thấy rằng cấu hình electron của phức chất thu được theo thuyết trường phối tử (chưa xét các MO - p) và theo thuyết trường tinh thể là trùng hợp với nhau. Nhưng sự trùng hợp này không phải là hoàn toàn. Thật vây, tuy về hình thức cấu hình electron trong cả hai thuyết được thể hiện như nhau, nhưng nội dung các ký hiệu t2g, eg,… là khác nhau. Trong thuyết trường tinh thể các ký hiệu này dùng để chỉ các trạng thái nguyên tử thuần tuý của nguyên tử trung tâm, còn trong thuyết trường phối tử chúng được dùng để chỉ các MO bao trùm toàn bộ phức chất.
MO-p, thì các obitan này là MO không liên kết (cũng thuần tuý là các AO) trong thuyết trường phối tử. Các obitan eg ( 2 y − 2 x
d và dz2) là các AO trong thuyết trường tinh thể và là các MO phản liên kết trong thuyết trường phối tử.
Nguyên nhân tách các mức năng lượng t2g và eg là khác nhau ở hai thuyết. Theo thuyết trường tinh thể thì sự tách là kết quả của sựđẩy tĩnh điện giữa các electron của ion trung tâm và trường tĩnh điện gây ra bởi các phối tử. Còn ở thuyết trường phối tử thì sự tách là do sự tạo thành liên kết cộng hoá trị. Sự xen phủ của các obitan eg của nguyên tử trung tâm với các obitan của phối tử càng lớn thì năng lượng của các MO phản liên kết *
g
e càng cao. Do đó, giá trị của thông số tách D trong cả hai thuyết phụ thuộc vào nguyên nhân của sự tách các obitan này.
Sự phân bố electron vào các obitan t2g và eg trong thuyết trường tinh thể và vào các MO không liên kết t2g và MO phản liên kết *
g
e trong thuyết trường phối tửđều tương tự nhau và đều phụ thuộc vào mối tương quan giữa thông số tách D và năng lượng ghép đôi P của electron.
Cần lưu ý đến khả năng tạo thành liên kết p trong thuyết trường phối tử. Sự tạo thành các liên kết này không được tính đến trong thuyết trường tinh thể, vì ở thuyết này không chú ý đến cấu trúc electron chi tiết của các phối tử. Sự tạo thành các MO - p có thể coi như là một hiện tượng bổ sung đôi khi đi kèm với sự tạo phức, nhưng nó lại có ảnh hưởng quan trọng đến các tính chất hoá lý của phức chất. Sự hình thành các MO - p cho thấy rõ hơn sự khác biệt giữa thuyết trường tinh thể và thuyết trường phối tử, vì các obitan p có thể làm thay đổi đặc điểm về cấu hình electron của phức chất, dẫn đến việc cấu trúc lại các trạng thái hoá trịở các biến đổi hoá lý, đặc biệt là ở các chuyển mức quang học.