Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức quản lý dạy và học (Trang 25 - 27)

tập của bộ môn mình phụ trách. Trên cơ sở những định hướng chung, giảng viên cần đề ra những phương pháp học riêng, hướng dẫn sinh viên nắm được các quy trình tự học, tự đọc, tự nghiên cứu.

* Bước 1: Sinh viên tập làm hồ sơ môn học (Tìm và tích luỹ tài liệu tham khảo).

* Bước 2: Sinh viên chọn cho mình phương pháp tự học thích hợp.

* Bước 3: Hướng dẫn sinh viên tập nghiên cứu (Đối với sinh viên có kết quả tốt có thể thay thế môn thi). Yêu cầu cơ bản của quá trình nghiên cứu là việc chọn đề tài phù hợp với trình độ năng lực của sinh viên. Các bước nghiên cứu cần tiến hành nghiêm ngặt: làm đề cương tổng quát, đề cương chi tiết, viết đề tài, và bảo vệ đề tài. Hướng dẫn sinh viên tập nghiên cứu khoa học đòi hỏi quản lý cấp khoa, tổ, giảng viên phải luôn cập nhật những thông tin chuyên ngành và những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra.

3.3. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinhviên. viên.

- Quá trình giảng dạy của thầy là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn, tuy nhiên nếu không đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thì không thay đổi căn bản được phương pháp giảng dạy . Vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong những khâu then chốt quyết định, thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp tự học tự nghiên cứu của sinh viên.

- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên khoa Xã hội các giảng viên sử dụng những hình thức kiểm tra là: tự luận, vấn đáp và trắc nghiệm khách quan. Đổi mới hình thức đánh giá và kiểm định chất lượng là sự tác động khách quan, người học không sớm thì muộn phải thay đổi cách học.

- Trong việc ra đề thi tự luận chấm dứt những đề giảng viên lập sẵn đề thuyết, mà yêu cầu đề thi phát huy trí tuệ của sinh viên; có như vậy mới chấm dứt hiện tượng dùng “phao để quay cóp”.

- Hình thức tổ chức thi vấn đáp đòi hỏi ở người học phải nỗ lực hết mình,vì đề thi cơ bản phủ kín chương trình của học phần. Thi vấn đáp loại bỏ hình thức “học tủ học gạo”. Thi vấn đáp trong chừng mực nhất định không thể đánh giá khách quan như hình thức thi trắc nghiệm (Ở đây người chấm thi tiếp xúc trực tiếp đối với con người cá thể, do đó không tránh khỏi cảm tính chủ quan). Đặc biệt trong môn văn học ở ĐH và CĐ hình thức thi trắc nghiệm khách quan gặp không ít trở ngại đối với người ra đề. Môn văn ngoài đòi hỏi tư duy lôgic, còn cần đến tư duy hình tượng.Tư duy hình tượng có địa vị quan trọng trong thưởng thức và đánh giá văn học, vì thế cho nên từ về việc ra đề thi trắc nghiệm, làm đáp án, cũng như tổ chức thi ở cấp độ này gặp không ít khó khăn cho công tác quản lý và các giảng viên.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức quản lý dạy và học (Trang 25 - 27)