Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0634 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP an ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30)

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Tùy từng giai đoạn phát triển của NHTM cũng như chu kỳ của nền kinh tế và đặc điểm HĐKD mà mỗi ngân hàng sẽ lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh riêng đó. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra chiến lược mở rộng hay thu hẹp quy mô HĐV để phù hợp với chính sách tín dụng mà ngân hàng đang hướng tới. Cơ cấu nguồn vốn huy động có thể thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu các khoản mục tín dụng. Điều này kéo theo sự tăng giảm của chi phí huy động. Nếu ngân hàng đưa ra được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, theo kịp xu thế phát triển của thị trường và phù hợp năng lực tài chính của bản thân ngân hàng thì công tác

HĐV lúc này đã phát huy hiệu quả khi các nguồn vốn huy động đuợc khai thác và tận dụng tối đa.

- Uy tín ngân hàng: Trên thực tế, mỗi ngân hàng ngay từ lúc mới thành lập cũng nhu trong suốt quá trình hoạt động luôn cố gắng xây dựng

trong lòng

khách hàng một hình ảnh riêng có mang tính thuơng hiệu của mình. Ngân

hàng càng lớn, có lịch sử tồn tại lâu năm với uy tín sẵn có sẽ lợi thế hơn khi

HĐV. Thật vậy, khách hàng luôn có xu huớng tìm đến những ngân hàng lớn,

có quá trình hoạt động lâu dài, có uy tín cao để gửi tiền với mong muốn chắc

chắn đồng tiền của mình gửi vào sẽ không gặp rủi ro và sinh lời. Ngay

cả khi

các ngân hàng có uy tín huy động tiền gửi với mức lãi suất thấp hơn đôi chút

so với các ngân hàng khác nhung khách hàng vẫn tìm đến họ thay vì

mức lãi

suất hấp dẫn hơn ở các ngân hàng khác. Sở dĩ khách hàng có quyết định nhu

vậy bởi lẽ họ hy vọng rằng tại đây tiền của mình sẽ an toàn tuyệt đối.

Lòng tin

của khách hàng là yếu tố căn bản quan trọng nhất giúp ngân hàng tiết giảm

chi phí huy động và tăng khả năng duy trì quy mô vốn huy động ổn

định. Từ

giao dịch có thể được xem như hệ thống kênh phân phối các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới phải được cân nhắc để đầu tư đúng hướng, đúng các thị trường tiềm năng, tránh việc đầu tư dàn trải gây lãng phí vốn.

- Chất lượng nhân sự. Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động hay ngành nghề nào, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Xã

hội càng phát triển thì yêu cầu đối với chất lượng nhân sự càng cao. Ngân

hàng muốn phát huy hiệu quả trong hoạt động HĐV cần phải thường xuyên

chú trọng tới công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có

chất lượng tốt cả về phương diện chuyên môn nghiệp vụ lẫn yếu tố đạo đức

nghề nghiệp. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều cơ hội phát

triển HĐV nhưng không có được đội ngũ nhân viên tốt thì tất cả các yếu

tố đã

có dù hoàn hảo đến đâu cũng không phát huy được tác dụng tối đa.

Ngược lại,

khi ngân hàng có được nguồn nhân lực tốt biểu hiện ở trình độ nghiệp

vụ giỏi,

đạo đức nghề nghiệp tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp không chỉ tạo được

ấn tượng tốt, niềm tin cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng có thể ngăn

phong phú có ứng dụng công nghệ cao, theo kịp xu hướng phát triển trong nước và thế giới với thời gian ngắn, độ chính xác và bảo mật tuyệt đối. Có thể thấy rằng, khả năng ứng dụng công nghệ đã dần trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để ngân hàng đứng vững và có thể gia tăng HĐV.

- Hình thức HĐV: Các NHTM thường phát triển nhiều kênh HĐV đa dạng với các hình thức huy động khác nhau, tác động được tới nhiều đối tượng có nguồn vốn nhàn rỗi để hoàn thành nhiệm vụ huy động một

cách tốt

nhất đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn qua từng thời kỳ. Điều này quyết

định trực

tiếp đến khối lượng vốn huy động của ngân hàng. Tuy nhiên tùy theo chiến

lược kinh doanh của mỗi ngân hàng tại mỗi thời điểm, họ sẽ tìm cho mình

những hình thức huy động phù hợp nhằm tận dụng triệt để nguồn huy động,

đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và quản lý vốn một cách hiệu quả nhất. - Chính sách lãi suất: Mục tiêu của khách hàng phần lớn đều là lợi

nhuận thu được từ những đồng vốn gửi vào ngân hàng, do vậy mối quan tâm

hàng đầu của họ không gì khác chính là lãi suất mà ngân hàng huy động tiền

gửi. Tất nhiên, khi đưa ra quyết định gửi tiền khách hàng không chỉ

quan tâm

đến yếu tố lãi suất mà lượng vốn ngân hàng huy động còn chịu sự ảnh hưởng

của các điều kiện khác ví dụ như: kỳ hạn gửi tiền so với chu kỳ nhàn rỗi của

tiền. Trong bối cảnh nền kinh tế xảy ra lạm phát, khách hàng gửi tiền thường quan tâm đến lãi suất thực mà ngân hàng đưa ra (tức là lãi suất danh nghĩa sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của lạm phát) phải dương thì đồng vốn của người gửi tiền mới có khả năng sinh lời thực tế. Nếu như lãi suất quá thấp không đủ mang lại lợi nhuận cho khách hàng thì họ sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực khác để giành lợi nhuận cao hơn, ngân hàng sẽ khó HĐV. Tuy nhiên, nếu lãi suất HĐV của ngân hàng quá cao, lãi suất cho vay lại không thể tăng do chịu cạnh tranh của đối thủ thì hệ thống ngân hàng kinh doanh sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị lỗ vốn. Do đó, ngân hàng cần có một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt. Điều này biểu hiện ở chỗ:

• Lãi suất huy động và lãi suất cho vay phải được điều chỉnh thường xuyên phù hợp với mối quan hệ cung cầu trên thị trường theo từng thời điểm.

• Nguyên tắc điều chỉnh là lãi suất tiền gửi bao giờ cũng phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát và thấp hơn lãi suất cho vay tín dụng; lãi suất dài hạn phải

cao hơn

lãi suất ngắn hạn.

Có như vậy công tác HĐV mới có thể vừa bảo đảm lợi ích cho khách hàng vừa tối ưu hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

- Chính sách khuyến mại của ngân hàng: Trong bối cảnh số lượng đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh trong cùng hệ thống các NHTM cũng như trên thị trường tài chính ngày càng trở nên quyết liệt thì việc lôi kéo và giữ chân khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành là một vấn đề rất quan trọng. Công tác này cần được làm thường xuyên và duy trì trong suốt thời gian hoạt động chứ không phải vào một thời điểm nhất định nào.

- Môi trường kinh tế: Các chỉ tiêu kinh tế tài chính như: chu kỳ SXKD, chính sách kinh tế, chính sách đầu tư và tiết kiệm, tốc độ tăng trưởng

nền kinh

tế, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập của dân cư, chỉ số lạm phát, sự biến động

của tỷ

giá hối đoái... sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chi tiêu, thanh toán,

đầu tư và tiết kiệm của khách hàng. Từ đây tác động tới toàn bộ HĐKD của

ngân hàng, trong đó phải kể đến đầu tiên là hoạt động HĐV.

Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định theo chiều hướng tích cực sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động của NHTM, đặc biệt là hoạt động HĐV. Bởi vì, kinh tế phát triển làm hoạt động SXKD của DN được tiến hành thuận lợi, giá trị gia tăng trong lao động sẽ mang lại thu nhập cho người dân tạo điều kiện để tầng lớp dân cư tăng tích lũy. Nguồn tích lũy này sẽ trở thành các khoản tiết kiệm mà dân cư gửi vào các ngân hàng làm cho khối lượng huy động ngày càng dồi dào, mở rộng cơ hội đầu tư. Ngược lại, nếu nền kinh tế phát triển không ổn định, lạm phát tăng cao quá mức thì nguồn tiền nhàn rỗi của DN và dân cư sẽ không dành cho tiết kiệm mà để đầu tư vào các loại tài sản có tính lỏng thấp nhưng sẽ không bị mất giá (ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát) như: bất động sản, vàng, ngoại tệ và hàng hóa cất trữ. Điều này sẽ làm cho các NHTM gặp phải rất nhiều khó khăn khi huy động tiền gửi, quản lý dự trữ và củng cố niềm tin cho khách hàng. Do vậy ngân hàng cần có những dự đoán thay đổi chu kỳ kinh tế để đưa ra chính sách HĐV phù hợp nhất với mỗi thời kỳ.

- Môi trường chính trị pháp luật: bao gồm hệ thống pháp luật mang tính đồng bộ; sự thống nhất, không chồng chéo và hướng dẫn sát sao một

Mọi HĐKD đều phải chịu sự quản lý và điều chỉnh của pháp luật. Nghiệp vụ HĐV là một hành vi kinh tế, do đó nó phải đuợc quy định bởi pháp luật nhà nuớc. Pháp luật càng cụ thể và ổn định bao nhiêu càng tạo môi truờng pháp lý lành mạnh cho NHTM thuận tiện thực hiện các HĐKD nói chung và mang lại hiệu quả cho hoạt động HĐV nói riêng. Trái lại, trong môi truờng pháp lý thiếu lành mạnh, các thủ tục chế độ quá cứng nhắc, dập khuôn sẽ gây trở ngại cho công tác HĐV. Vì vậy, pháp luật là yếu tố tối quan trọng với hoạt động HĐV của ngân hàng. Môi truờng pháp lý mang lại cho ngân hàng rất nhiều cơ hội kinh doanh, mặt khác cũng đặt ra không ít thách thức đòi hỏi ngân hàng phải thuờng xuyên cập nhật các quy định, khoản mục qua các văn bản pháp luật đuợc ban hành và nhạy bén trong cách xử lý nghiệp vụ. Hiệu quả công tác HĐV đuợc phát huy tối đa và đem lại lợi nhuận cho các bên khi cả ngân hàng và các chủ thể tham gia đều tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh.

- Môi trường văn hóa xã hội và tâm lý khách hàng: bao gồm phong tục tập quán, lối sống của nguời dân, thói quen sinh hoạt và trình độ dân trí... Đây là nhân tố có khả năng chi phối rất lớn đến hành vi của khách hàng khi tiêu dùng các SPDV của ngân hàng và đuợc các nhà kinh doanh ngân hàng rất quan tâm. Ở các nuớc phát triển dân cu luôn có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tài khoản thẻ tín dụng. Toàn bộ thu nhập của họ đều thể hiện một cách minh bạch trên các tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, ở các nuớc đang phát triển hoặc kém phát triển, nguời dân vẫn còn giữ thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu và thanh toán, cất giữ vàng và ngoại tệ. Trình độ dân trí và thu nhập của khách hàng cũng ảnh huởng không nhỏ đến nguồn vốn huy động. Ở nuớc ta trình độ dân trí chua cao nên nhận thức và am hiểu của khách hàng về các SPDV của NHTM còn hạn chế. Điều này cũng làm cho ngân hàng gặp phải một số khó

khăn nhất định trong việc phát huy các phương tiện thanh toán, các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho HĐV.

Ngoài ra, sự biến động tình hình chính trị xã hội ở trong và ngoài nước cũng có những tác động ở mức độ nhất định đến chất lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Bởi vì môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện xây dựng hệ thống pháp luật chuẩn mực giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Đây là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng khai thác vốn của NHTM. Trường hợp ngược lại sẽ gây rối loạn các mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng sẽ khó HĐV.

- Cạnh tranh trong HĐVgiữa các ngân hàng: Cạnh tranh là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, tạo động lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân trong sự ràng buộc của các mối quan hệ cũng như của cả xã hội. Cạnh tranh buộc các NHTM phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Cạnh tranh sẽ làm cho các NHTM minh bạch hơn đối với người dân và DN, tạo sự bình đẳng hơn giữa các NHTM và các khách hàng. Cạnh tranh trong hoạt động HĐV của ngân hàng có thể xem xét dưới các góc độ về khách hàng, về mức độ tiện ích và sự đa dạng trong các SPDV mà ngân hàng cung ứng...

Để đứng vững và lớn mạnh trên thị trường, ngân hàng luôn phải định ra mục tiêu kinh doanh, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp để đa dạng hóa các SPDV với chất lượng cao, lãi suất ưu đãi, nhiều chương trình khuyến mại, mạng lưới rộng khắp. Ngoài ra còn đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ CBNV không chỉ được trang bị kiến thức toàn diện mà còn có phong cách giao tiếp tốt, văn minh. Có như vậy mới tạo được cơ hội chiếm lĩnh thị trường tốt, mở rộng khả năng HĐV làm tăng sức cạnh tranh. Ngược lại, khi ngân hàng không tiếp thị được nhiều khách hàng sử dụng SPDV do mình cung ứng,

ngân hàng sẽ rất khó có điều kiện mở rộng việc huy động, khả năng cạnh tranh kém.

Đối thủ cạnh tranh cũng là một khía cạnh cần đuợc xem xét và đánh giá kỹ bởi họ có thể có ảnh huởng rất lớn (nếu nhu đối thủ đuợc xem là mạnh với năng lực tài chính và mối quan hệ hợp tác của ngân hàng). Trong điều kiện hội nhập, hệ thống đối thủ cạnh tranh ngày càng phức tạp. Các ngân hàng tu nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, các ngân hàng nuớc ngoài ngày càng nhiều và giành giật thị phần huy động bằng nhiều hình thức khác nhau, với tiềm lực tài chính không nhỏ, kinh nghiệm, trình độ quản trị kinh doanh cao. Các ngân hàng buộc phải dùng khả năng của mình để tồn tại và chiếm lĩnh thị truờng.

Trên đây là các nhân tố tác động đến hoạt động HĐV của NHTM, bao gồm những nhân tố xuất phát từ bản thân ngân hàng và nhân tố do môi truờng bên ngoài tác động vào. Tùy theo mục tiêu, chiến luợc kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, trạng thái phát triển của nền kinh tế để ngân hàng có những quyết định thu hẹp hay mở rộng hoạt động HĐV.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

HĐV là hình thức tạo vốn quan trọng hàng đầu của NHTM trong mọi thời kỳ. Đó cũng là nền tảng để thực hiện tất cả các hoạt động sử dụng vốn và các dịch vụ trung gian khác. Vì vậy, ngân hàng cần phải tìm mọi cách thu hút triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế nhằm nâng cao chất luợng HĐKD.

Chuong I đã tiến hành hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vốn, các hình thức HĐV, vai trò và nội dung của vốn trong quá trình HĐKD của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả cùng các tác nhân làm ảnh huởng tới hoạt động HĐV. Đồng thời đi sâu nghiên cứu nội dung, trình tự, tài liệu, phuong pháp phân tích hiệu quả HĐV và phuong huớng giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các NHTM. Đây là những vấn đề lý luận cốt yếu dùng để thực hiện các chuong tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN AN BÌNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN

BÌNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương

mại Cổ

phần An Bình

ABBANK được thành lập vào năm 1993, đến nay sau hơn 25 năm phát triển, ABBANK được đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển bền vững và ổn định.

Ngày 13/05/1993, ABBANK được thành lập theo giấy phép số 535/GP- UB do UBND TP.HCM cấp với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Từ năm 2002 đến năm 2004, ABBANK từ một ngân hàng nông thôn với số vốn điều lệ 5 tỷ

Một phần của tài liệu 0634 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP an ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w