Lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác QLCTRYT và cán bộ phụ trách khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, NVYT tại các khoa, phòng chức năng tại cả 3 bệnh viện nghiên cứu đều cho biết bệnh viện đang thực hiện công tác QLCTRYT theo quy định tại TT58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế nói chung và CTRYT nói riêng tại các cơ sở Y tế từ trung ương tới địa phương, cần thiết phải được sự quan tâm của lãnh đạo các đơn vị, có kế hoạch cụ thể, phân công phụ trách và có các hoạt động theo dõi, kiểm tra, báo cáo cũng như có mục chi ngân sách cho hoạt động này.
Tại 3 bệnh viện tỉnh tiến hành nghiên cứu: Vấn đề QLCTRYT đều nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo đơn vị, có kế hoạch hoạt động cụ thể, có phân công cán bộ phụ trách, có kiểm tra theo dõi và đều có bố trí nguồn lực cho vấn đề QLCTRYT theo đặc điểm tình hình thực tế tại từng bệnh viện. Một số bệnh viện còn đưa ra các biện pháp xử lý đối với các CBYT không thực hiện đúng việc QLCTRYT theo quy định.
Theo kết quả tại bảng 3.2 và bảng 3.4 thì tại tất cả các bệnh viện nghiên cứu đều đã bố trí cán bộ phụ trách, và bố trí kinh phí cho hoạt động QLCTRYT theo nhu
của Bùi Quốc Dũng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Long An năm 2018, bệnh viện cũng đã quan tâm bố trí nhân lực đảm bảo về công tác QLCTRYT [53]. Nghiên cứu này cũng tương đồng so với nghiên cứu của tác giả Ngô Lương Lam Kiều về thực trạng quản lý CTRYT và một số ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận năm 2018 cụ thể tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận đã thành lập cả hội đồng về vấn đề QLCTRYT, bệnh viện đã xây dựng kế hoạch QLCTRYT, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, sổ tay quản lý chất thải, có kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế. Bệnh viện thành lập tổ kiểm tra, giám sát, theo dõi QLCTRYT, có lập sổ theo dõi , giao nhận CTRYT, và đã triển khai đào tạo, tập huấn về QLCTRYT cho cán bộ, công nhân viên chức trong bệnh viện [54]. Và cũng hoàn toàn tương đồng trong nghiên cứu về thực trạng QLCTRYT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2017 của tác giả Trần Minh Trí [55] hay trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Chiến về thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến QLCTRYT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2017 [56].
Thực tế này tại một số bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến Y tế cơ sở là trái ngược vì theo nghiên cứu tại 13 bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh Hải Dương năm 2013[15] và tại 32 TYT xã phường đại diện cho 8 tỉnh Việt Nam năm 2015- 2016[43] vấn đề về xây dựng kế hoạch hay bố trí kinh phí cho QLCTRYT tại các đơn vị tuyến huyện và y tế cơ sở còn hạn chế, thậm chí có đơn vị không bố trí kinh phí cho hoạt động QLCTRYT, điều này có thể lý giải vấn đề QLCTRYT tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương tốt hơn so với các bệnh viện tuyến dưới là do bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương được quan tâm đầu tư hơn về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ hoạt động QLCTRYT so với công tác QLCTRYT tại các bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
Thực trạng phát sinh CTRYT và thành phần chất thải rắn y tế
Tỷ lệ phát sinh CTRYT tại các bệnh viện tham gia nghiên cứu trung bình từ 0,15-0,2kg/ngày/giường bệnh. Lượng phát sinh này cũng tương ứng với bệnh viện tuyến tỉnh của Thanh Hóa (trung bình 0,17kg/ngày/giường) theo NC của tác giả
Nguyễn Thị Vân Anh năm 2011[46] nhưng thấp hơn so với lượng CTRYT phát sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2013 trong nghiên cứu của Đinh Tấn Hùng giao động từ 0,45-0,51kg/ngày/giường bệnh [57].
Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy CTRYT phát sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh thành phần đa số là chất thải thông thường chiếm trên 70%, sau đó là chất thải lây nhiễm (13-22%), chất thải tái chế (2-3%), chất thải nguy hại không lây nhiễm là rất ít (1%). Kết quả này cũng tương ứng với lượng phát sinh CTRYT tại BV tỉnh Thái Bình[47]với chất thải sinh hoạt chiếm 76,9%.
Theo báo cáo kết quả thực trạng quản lý và giảm thiểu chất thải rắn y tế nguy hại tại một số bệnh viện ở thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An và Kiên Giang năm 2018do Đại học Y Hà Nội thực hiện cho thấy lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện tuyến tỉnh cao hơn so với các bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện tư nhân, điều này có thể do quy mô bệnh viện và lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ở tuyến tỉnh thường cao hơn ở bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện tư nhân và tương ứng với lượng CTRYT nguy hại ở bệnh viện tuyến tỉnh là cao nhất, sau đó đến viện tư nhân và bệnh viện hay Trung tâm Y tế tuyến huyện [58].