Biểu đồ 2.1: Số lượng thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Một phần của tài liệu 0823 nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 74 - 130)

Bước 1: Tiếp nhận các yêu cầu bán ngoại tệ:

+ Từ các TCTD trong nước: Tổ chức tín dụng có nhu cầu bán ngoại tệ cho NHNNVN thì thực hiện đăng ký số lượng cần bán qua hệ thống Reuters, Fax hoặc qua đường công văn. Bản chính phải được gửi tới Sở giao dịch vài ngày sau đó.

+ Từ kho bạc nhà nước: Phòng Kinh doanh ngoại hối nhận giấy đề nghị chi ngoại tệ (Giấy chuyển tiền) của Kho bạc nhà nước từ Phòng kế toán.

+ Từ ADB: Nếu phát sinh nhu cầu bán ngoại tệ cho NHNNVN, ADB sẽ gửi thư điện tử đề nghị NHNN cung cấp tỷ giá.

+ Từ World Bank: Phòng kinh doanh ngoại hối nhận điện Swift yêu cầu mua VNĐ bằng ngoại tệ của các Tổ chức quốc tế từ Phòng thanh toán quốc tế.

+ Mua từ nguồn tài trợ, viện trợ: Căn cứ vào các nguồn tài trợ, dự án đã được Chính phủ phê duyệt, Ban lãnh đạo NHNNVN chỉ đạo, Sở giao dịch

nhận chỉ đạo qua các Tờ trình của các vụ có liên quan nhu Vụ quản lý ngoại hối, Vụ hợp tác quốc tế trình Ban lãnh đạo NHNN xin ý kiến phê duyệt số luợng, tỷ giá.

+ Mua từ hỗ trợ lãi suất: Phòng Kinh doanh ngoại hối nhận Quyết định của Thống đốc NHNNVN theo từng đợt hỗ trợ lãi suất do Phòng Kế toán chuyển lên.

+ Giao dịch Swap: chuyển từ Vụ chính sách tiền tệ về thực hiện Swap. Buớc 2: Theo phuơng án mua ngoại tệ đuợc phê duyệt sẽ thực hiện: + Truờng hợp mua ngoại tệ thuộc thẩm quyền Ban giám đốc, Giao dịch viên Phòng Kinh doanh ngoại hối lập tờ trình xin mua, Truởng/Phó phòng ký duyệt trình Ban giám đốc phê duyệt.

+ Truờng hợp ngoài thẩm quyền của Ban giám đốc, Giao dịch viên dự thảo tờ trình trình Ban giám đốc ký gửi Ban lãnh đạo NHNN phê duyệt.

- Bán ngoại tệ cho các TCTD:

+ TCTD có nhu cầu mua ngoại tệ từ NHNNVN, thực hiện đăng ký số luợng cần mua qua hệ thống Reuters, Fax hoặc qua đuờng công văn. Bản chính phải đuợc gửi tới Sở giao dịch sau đó vài ngày.

+ Theo phuơng án can thiệp đã phê duyệt và thống nhất triển khai, Giao dịch viên kiểm tra hồ sơ của các TCTD gửi tới và xét duyệt luợng bán.

+ Dự thảo tờ trình bán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Xác nhận giao dịch:

+ Với các TCTD: Giao dịch qua điện thoại và xác nhận lại qua fax hoặc qua hệ thống Reuters.

+ Với ADB: xác nhận tỷ giá và số luợng qua email (Phòng Kinh doanh ngoại hối xác nhận tỷ giá cho ADB sau khi nhận đuợc email thông báo yêu cầu bán ngoại tệ truớc khi lập tờ trình Ban giám đốc).

dịch trình Ban giám đốc ký gửi Phòng Thanh toán quốc tế đi điện Swift.

+ Với Kho bạc nhà nước và các khoản viện trợ khác của Bộ Tài chính: Phòng Kế toán thực hiện thông báo cho đối tác.

+ Với giao dịch mua từ nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ lãi suất, Phòng kinh doanh ngoại hối lập phiếu, vào Sổ theo dõi, chuyển phòng Quản lý rủi ro. + Riêng đối với giao dịch Swap: thực hiện xác nhận giao dịch cho một cặp giao dịch bao gồm giao dịch giao ngay và một giao dịch có thời hạn đến hạn trong tương lai. Đến khi giao dịch trong tương lai đến hạn, các Phòng Thanh toán quốc tế, Kế toán tự động thực hiện thanh toán và chuyển tiền theo bộ chứng từ đã lập.

đ. Quy trình làm tỷ giá và yết giá lên mạng

- Xây dựng bảng tỷ giá:

+ Nhận thông báo tỷ giá qua fax từ Vụ quản lý ngoại hối hoặc trên trang SBOV của Reuters hoặc trên website của NHNN www.sbv.gov.vn vào các buổi sáng (theo ngày làm việc trong tuần).

+ In bảng tỷ giá thể hiện tỷ giá của các cặp đồng tiền khác so với USD (theo quy định của NHNN) trên hệ thống Reuters làm cơ sở tính toán.

- Trình và phê duyệt bảng tỷ giá: + Trình lãnh đạo cấp phòng ký nháy

+ Trình Ban giám đốc Sở giao dịch ký duyệt tỷ giá - Cập nhật tỷ giá:

+ Cập nhật tỷ giá lên trang SBOV02 của Reuters.

+ Cập nhật tỷ giá lên cơ sở dữ liệu của Web NHNN (cấp đăng tỷ giá) + Ban giám đốc Sở giao dịch phê duyệt đăng tỷ giá chính thức lên trang web NHNN (cấp phê duyệt)

- Cung cấp và lưu trữ bảng tỷ giá:

+ Cung cấp tỷ giá cho Phòng Kế toán, thanh toán quốc tế và quản lý rủi ro.

(%)

100 51,00 590 520 36,00 190

+ Lưu bản gốc tại Phòng Kinh doanh ngoại hối.

e. Nghiệp vụ ủy thác đầu tư

- Nắm rõ chủ trương đầu tư như hạn mức chính phủ cho phép, hạn mức ủy thác đầu tư đối với từng ngân hàng, quy định đầu tư phù hợp với các quy

định hiện hành của Thống đốc.

- Nghiên cứu các đề án do phía đối tác đề ra.

- Dự thảo tờ trình Ban giám đốc về đề án đầu tư để xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc.

- Trao đổi với đối tác về những điều khoản đầu tư sau khi có ý kiến của Ban giám đốc.

- Sau khi có sự đồng ý của Ban giám đốc, rà soát kỹ nội dung và chuẩn bị văn bản để Ban giám đốc ký hợp đồng với đối tác đã được lựa chọn. - Căn cứ vào báo cáo hàng tháng của ngân hàng đối tác, theo dõi tình

hình thực hiện hợp đồng, phát hiện kịp thời các sai phạm phát sinh báo cáo

lên Ban giám đốc.

- Lập báo cáo theo định kỳ hàng tháng về kết quả đầu tư gửi Ban giám đốc.

2.2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở Giao

dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.2.2.1. Thực trạng nghiệp vụ đầu tư Giấy tờ có giá

Nghiệp vụ đầu tư giấy tờ có giá bao gồm việc mua, bán các loại giấy tờ có giá như: trái phiếu/tín phiếu của Chính phủ các nước trên thế giới hoặc của các tổ chức có uy tín, cổ phiếu của các ngân hàng lớn tại các nước khác, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác... Dưới đây là bảng cơ cấu

NHNNVN được phép thực hiện hoạt động đầu tư đối với các loại giấy tờ có giá sau: trái phiếu/tín phiếu Chính phủ của các nước trong nhóm G7, các chứng chỉ nợ của các ngân hàng có uy tín tại các nước, các loại chứng chỉ tiền gửi... Trong các loại giấy tờ có giá đó thì trái phiếu Chính phủ được coi là công cụ đầu tư an toàn và ít rủi ro nhất. Theo như bảng số liệu trên thì chúng ta thấy là trái phiếu chính phủ chiếm một tỷ lệ lớn trong danh mục đầu tư của Sở giao dịch NHNNVN. Trong đó trái phiếu Chính phủ Mỹ chiếm một tỷ lệ lớn nhất (51%). Sở dĩ như vậy là do tình trạng đôla hóa trên thị trường diễn ra quá nhanh, USD chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam và thêm vào đó trái phiếu chính phủ thường có độ an toàn cao nhất. Tiếp theo trong danh mục đầu tư còn có trái phiếu của các nước trong nhóm G7 (Đức, Nhật), các công cụ đầu tư trung hạn (MTI) do Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) phát hành... Tuy nhiên các loại giấy tờ có giá này chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn. Nhìn tổng quan danh mục đầu tư của Sở giao dịch NHNNVN thì đầu tư các loại giấy tờ có giá như trên thường có độ an toàn cao, rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Tuy nhiên đi kèm với độ an toàn cao, rủi ro cao sẽ là lợi nhuận thấp. Trong tương lai, Sở giao dịch NHNNVN có thể đa dạng hóa, mở rộng chủng loại giấy tờ có giá trong danh mục đầu tư của mình.

Xét về thời hạn đầu tư, Sở giao dịch NHNNVN thường thực hiện hoạt động đầu tư đối với các loại trái phiếu/tín phiếu có thời hạn dưới 5 năm, mà chủ yếu là các loại trái phiếu/tín phiếu trung hạn có thời hạn từ 1 -3 năm, các

loại dài hạn (>3 năm) chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Việc lựa chọn kỳ hạn đầu tư như thế phù hợp với mục tiêu của NHNNVN là an toàn, hiệu quả và sinh lời. Khi đầu tư với thời hạn không quá dài thì lúc NHNNVN cần nguồn cung về ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động thanh toán gấp thì có thể bán các loại trái phiếu đến hạn hoặc bán trái phiếu trước hạn cho các đối tác khác. Việc bán các trái phiếu trước hạn cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHNNVN vì vẫn được hưởng khoản chênh lệch giá mua, giá bán.

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh giấy tờ có giá do Phòng Kinh doanh ngoại hối Sở giao dịch thực hiện và giao cho 2 giao dịch viên đảm nhận. Số lượng giao dịch viên như thế là phù hợp với khối lượng công việc hiện tại do các khối lượng giao dịch diễn ra không nhiều. Trong đó khối lượng giao dịch mua nhiều hơn rất nhiều so với các giao dịch bán. Thường thì Sở giao dịch sẽ mua vào các loại giấy tờ có giá và giữ đến ngày đáo hạn để hưởng lợi tức. Sở giao dịch sẽ thực hiện hoạt động bán các giấy tờ có giá khi có chỉ đạo của cấp trên và phục vụ cho các mục đích thanh toán gấp. Hoạt động giao dịch các giấy tờ có giá này được thực hiện trên hệ thống Bloomberg. Đây là hệ thống giao dịch về giấy tờ có giá phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Với hệ thống giao dịch này, các giao dịch viên có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và kết nối được với nhiều đối tác một lúc.

2.2.2.2. Thực trạng nghiệp vụ đầu tư tiền gửi - Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi không kỳ hạn

Mục đích của nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn là để phục vụ cho hoạt động thanh toán và đảm bảo tính thanh khoản của các loại ngoại tệ trong Quỹ dự trữ ngoại hối. Để thực hiện được hoạt động này, NHNNVN phải mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng trung ương của các nước có đồng tiền trong dự trữ ngoại hối, ví dụ như: Cục dự trữ liên bang Mỹ là đại lý thanh

toán đồng USD, Ngân hàng trung ương Nhật là địa chỉ thanh toán đồng JPY, Ngân hàng Trung ương Anh là địa chỉ thanh toán bảng Anh, Ngân hàng trung ương Pháp và Đức là địa chỉ thanh toán đồng EUR. Ngoài ra NHNNVN còn mở thêm tài khoản không kỳ hạn tại một số ngân hàng khác trên thế giới như: Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), Bank of America, Bank of New York... Hoạt động đầu tư tiền gửi không kỳ hạn được xem là hoạt động đầu tư an toàn và ít rủi ro nhất. Tuy nhiên bên cạnh tính an toàn, và ít rủi ro thì hoạt động này có mức lợi nhuận thấp nhất do mức lãi suất trả cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn là rất thấp và hầu như không đáng kể. Dù là hoạt động không mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng NHNNVN vẫn phải duy trì một tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn nhất định trong cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối để đảm bảo tính thanh khoản của các đồng tiền, phục vụ cho mục đích thanh toán. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn do Thống đốc NHNNVN quy định theo từng thời kỳ nhất định. Nó được quy định trên cơ sở tổng hợp nhu cầu ngoại tệ cần thiết phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu quốc gia, nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ đột xuất và thường xuyên của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và luồng ngoại tệ được giải ngân từ các dự án quốc tế.

- Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi có kỳ hạn

Nghiệp vụ đầu tư tiền gửi có kỳ hạn là hoạt động NHNNVN gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng của quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định mà không được rút tiền trước hạn. So với hoạt động đầu tư tiền gửi không kỳ hạn thì hoạt động này mang lại mức thu nhập cao hơn, tuy nhiên tính thanh khoản của các đồng tiền lại thấp hơn do không được rút tiền trước hạn, nếu rút trước hạn thì phải chịu một tỷ lệ phạt nhất định. Đi kèm với việc có được thu nhập cao thì hoạt động đầu tư tiền gửi có kỳ hạn là hoạt động mang tính rủi ro rất cao, bao gồm: rủi ro do biến động mức lãi suất trên thị trường thế giới, rủi ro từ phía đối tác mất khả năng trả nợ, rủi ro thanh khoản... Do đó

việc lựa chọn đối tác cho hoạt động này phải được thực hiện hết sức cẩn thận và kỹ càng. Lúc mới hình thành hoạt động đầu tư này thì số đối tác rất ít ỏi (10 đối tác), tuy nhiên con số đó hiện nay đã tăng lên mức 30 đối tác. Việc mở rộng đối tác như hiện nay cũng giúp NHNNVN phân tán và hạn chế được mức rủi ro cho hoạt động này. Các đối tác hiện nay chủ yếu là các ngân hàng thương mại lớn tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Anh, có tình hình tài chính tốt và đạt mức xếp hạng tín nhiệm cao. Kỳ hạn đầu tư của các khoản đầu tư thì có nhiều loại kỳ hạn nhưng thường là ngắn hạn dưới 1 năm và chủ yếu từ 1-3 tháng. Kỳ hạn này được xác định dựa trên cơ sở sự biến động lãi suất trên thị trường, tình hình hoạt động của các đối tác tiền gửi. Các loại kỳ hạn cũng được phân bổ đều để phân tán rủi ro.

Hoạt động giao dịch tiền gửi được thực hiện trên hệ thống giao dịch Reuters Dealing 3000. Đây là hệ thống giao dịch hiện đại, được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, cho phép kết nối được số lượng lớn các đối tác và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Đây cũng là hoạt động đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn vững, an hiểu và có khả năng phân tích diễn biến thị trường, nhanh nhẹn và chính xác trong việc thực hiện các giao dịch. Trên thực tế thì các giao dịch viên trong mảng tiền gửi nhìn chung là thực hiện hoạt động đáp ứng yêu cầu đề ra. Tuy nhiên do số lượng giao dịch trong ngày nhiều và một số lượng đối tác lớn nên chỉ thỉnh thoảng để ra sai sót nhỏ về các thông tin trong mẫu phiếu giao dịch. Hiện nay hoạt động này cũng gặp một số khó khăn từ môi trường khách quan đưa lại, ví dụ như hiện nay kinh tế thế giới suy thoái, các ngân hàng thương mại trên thế giới đồng loạt hạ mức lãi suất nên làm giảm mức thu nhập từ hoạt động đầu tư tiền gửi. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro thì các giao dịch viên luôn phải theo dõi mức xếp hạng tín nhiệm và tình hình hoạt động của các đối

2007 2008 2009 2010 2011 2012 6/2013

tác tiền gửi và thực hiện kịp thời rút các khoản tiền gửi về khi đối tác gặp khó khăn để tránh rủi ro tín dụng.

2.2.2.3. Thực trạng nghiệp vụ giao dịch ngoại hối

Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối nhằm mục đích đảm bảo tỷ lệ của từng đồng ngoại tệ trong Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng đảm bảo tuân thủ tỷ lệ cơ cấu trong từng thời kỳ. Phòng Kinh doanh ngoại hối khi thấy cơ cấu dự trữ ngoại hối hiện tại không phù hợp với cơ cấu dự trữ ngoại hối theo quy định thì sẽ soạn thảo phuơng án chuyển đổi ngoại tệ và trình cấp trên phê duyệt. Ví dụ nhu khi tỷ lệ USD trong dự trữ ngoại hối du thừa nhung lại thiếu hụt JPY thì Phòng Kinh doanh ngoại hối sẽ thực hiện giao dịch bán USD/JPY. Các hoạt động này đuợc thực hiện trên hệ thống Reuters Dealing 3000 và kết nối với tất cả các đối tác trên thị truờng quốc tế. Đây là hoạt động không thực hiện thuờng xuyên mà chỉ đuợc thực hiện khi có sự chênh lệch giữa cơ cấu dự trữ hiện tại và cơ cấu dự trữ theo quy định. Dù

Một phần của tài liệu 0823 nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 74 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w