Bảng 2.5 : Nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước (năm 2005-2009)

Một phần của tài liệu 0909 nâng cao hiệu quả huy động vốn của hệ thống NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 113)

000 1.27 1 1.531 BQ dư nợ/khách hang (triệu đồng) 2,510 2,550 4,45 0 7,66 4 11,9

Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH

Nếu như trước đây việc cho vay này mới chỉ thực hiện ở một số trường tại các thành phố lớn trong cả nước nên số học sinh được tiếp cận nguồn vốn này là tương đối ít với số tiền không nhiều. Bên cạnh đó, học sinh sinh viên là

người đứng ra vay vốn để chi phí học tập, được miễn lãi tiền vay trong thời gian học tại trường và thực hiện trả nợ sau khi ra trường. Chính những vấn đề này làm phát sinh nhu cầu vay giả tạo, nhiều học sinh sinh viên cũng như gia đình họ coi những khoản vay này là các khoản hỗ trựo không phải hoàn lại của Nhà nước đã tác động đến ý thức trả nợ của học sinh sinh viên; bố mẹ không kiểm soát được chi tiêu của con em mình và việc quản lý thu hồi nợ sau khi học sinh sinh viên ra trường càng khó khăn vì đa phần họ s au khi ra trường đều không còn ở địa chỉ đăng ký với ngân hàng khi vay vốn. Vì vậy việc thu hồi các khoản nợ này đa phần phụ thuộc vào ý thức tự giác của người đi vay. Việc này dẫn đến hiệu quả cho vay đối với đối tượng này là không cao, tỷ lệ nợ quá hạn lên đến trên 20% và khả năng thu hồi vốn là rất thấp.

Nhưng từ sau Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay cho phù hợp với tình hình thực tế, chương trình đã có bước thay đổi căn bản: Kết quả thực hiện 5 năm (2003-2008) tổng dư nợ đạt 2.807 tỷ đồng ( tăng 37 lần so với thời điểm nhận bàn giao tháng 5/2003) với 603 ngàn gia đình có dư nợ, thực hiện đúng chủ trương “ không để một trường hợp học sinh, sinh viên nào bỏ học vì không có tiền để trang trải chi phí học tập” của Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Cùng với nỗ lực mở rộng cho vay, NHCSXH cũng nghiên cứu thay đổi phương thức cho vay đối với đối tượng này. Đó là phương thức cho vay thông qua bố mẹ của học sinh sinh viên có nhu cầu vay vốn. Với phương thức cho vay mới này đã tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý người vay chẽ hơn mặt khác cũng giúp các gia đình quản lý tốt hơn con cái mình.

2.1.2.6 Cho vay giải quyết việc làm :

Vấn đề lao động việc làm luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của đất nước nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì con người.

Nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người lao động có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, NHCSXH thực hiện cho vay đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, hoặc các dự án tạo việc làm mới cho các đối tượng này.

Từ 1.609 tỷ đồng dư nợ nhận bàn giao chương trình cho vay giải quyết việc làm của Kho bạc Nhà nước vào tháng 6/2003 đến nay tổng dư nợ của chương trình đã đạt 4.025 tỷ đồng, tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần làm thay đổi cơ bản nhận thức của nhân dân và của toàn xã hội về việc làm. Người dân không thụ động trông chờ vào Nhà nước mà họ năng động, sáng tạo tự tạo việc làm cho mình và thu hút những lao động khác. Chương trình cho vay với lãi suất thấp có tác dụng như “cú huých” ban đầu khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều chỗ làm việc cho lao động xã hội.

Mục tiêu cho vay của chương trình đã khuyến khích các cơ sở SXKD tạo mở việc làm, thu hút thêm lao động vào làm việc, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt những cây con có giá trị kinh tế cao, phát triển ngành nghề mới. Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền T.trọng Số tiền T.trọng Số tiền T.trọng Số tiền T.trọng Số tiền T.trọng

ở nông thôn theo hướng tích cực. Trong tổng số vốn vay, tiểu thủ công nghiệp

chiếm 24%, sản xuất nông lâm, ngư nghiệp chiếm 76% (trong đó 12% làm lâm nghiệp, 10% ngư nghiệp), trong nông nghiệp, trên 50% vốn dùng cho chăn nuôi, gần 50% cho trồng trọt mà chủ yếu là trồng cây công nghiệp và cây ăn quả (Báo cáo tổng kết 5 năm từ 2003 - 2008 của NHCSXH)

Vốn vay góp phần phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm việc, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng vốn được nhân dân sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn đến hạn trả đạt rất cao, tỷ lệ rủi ro thấp, vốn trả đúng hạn đạt tỷ lệ cao (95%). Chương trình đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: chương trình XĐGN, chương trình tổ, nhóm giúp nhau làm kinh tế của phụ nữ, thanh niên, nông dân và nhiều dạng tổ, nhóm được hình thành để giúp nhau về kế hoạch hoá gia đình, về gia đình văn hóa...

Chương trình cho vay này tạo dựng môi trường phát triển SXKD lành mạnh giữa các thành phần kinh tế và góp phần củng cố và phát triển hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Vốn vay thông qua đoàn thể, người vay được bảo lãnh, tín chấp, được hướng dẫn cách làm ăn. Tổ chức mang lại những quyền lợi trực tiếp và thiết thực cho hội viên, tạo sự gắn bó hơn giữa các thành viên với tổ chức, đoàn thể của mình.

Chương trình đã tạo ra một hiệu ứng xã hội tích cực góp phần giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp từ đó góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội có thể phát sinh khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao như : nghiện hút, trộm cướp.. .ổn định đời sống, an ninh và trật tự xã hội.

2.1.2.7 Cho vay chương trình nhà trả chậm:

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế nông nghiệp lớn nhât cả nước, được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết, khí hậu ôn hoà, đất đai phì nhiêu,

nhiều sông ngòi giàu phù sa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng khó khăn ở vùng này là lũ xuất hiện vào vụ hè thu hàng năm, làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, vườn tược trên bình diện rộng thường gây thiệt hại về người và tài sản, lớn nhất là nông nghiệp. Người chịu thiệt hại nhiều nhất lại là những hộ nghèo.

Với mục đích hỗ trợ cho các hộ gia đình sinh sống tại những khu vực không đảm bảo an toàn khi có lũ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước đã giao cho NHCSXH cho vay ưu đãi đối với những hộ gia đình và các doanh nghiệp làm nhà ở bán trả chậm cho hộ dân ở khu vực này. Với chương trình này, sau một thời gian thực hiện đã đạt được một số kết quả nổi bật sau:

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay nhà trả chậm giai đoạn (2005-2009)

Dư nợ 178,7 1% 342 1.42% 487 1.4% 556 1,1% 580 0,8%

So khách hàng còn

dư nợ 25.895 47.015 65.069 67.671 69.935

Bình quân

Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH

Tuy chương trình cho vay nhà trả chậm có số dư nợ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ của toàn NHCSXH ( với tổng số vốn vay xấp xỉ 500 tỷ đồng ) nhưng hiệu qủa đem lại khá lớn. Chương trình, sau năm năm thực hiện, đã giúp xây dựng hơn 65.000 căn nhà, trong đó riêng năm 2007 đã cho vay xây dựng mới 18.000 căn nhà cho người dân vùng lũ lụt ổn định cuộc sống.

Đến năm 2008, dư nợ của chương trình là 556 tỷ đồng, chiếm 1,06% tổng dư nợ. Năm 2009, dư nợ đạt 580 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dư nơ.

Tác dụng của vốn vay không chỉ là đơn thuần là hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra mà còn bao hàm về ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo nâng cao dân trí ở nông thôn và ổn định đời sống sinh hoạt mà bao đời nay người nghèo dân vùng này không làm được.

2.1.2.8 Cho vay Dự án trồng rừng:

Bắt đầu thực hiện từ năm 2005, NHCSXH cho vay trồng rừng tại 4 tỉnh miền trung là Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định bằng nguồn vốn dự án phát triển ngành lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ (WB). Đây là dự án đầu tiên của WB đối với Việt nam trong lĩnh vực tín dụng trồng rừng sản xuất . Sau 3 năm thực hiện, từ dư nợ ban đầu là 5 tỷ đồng với 566 hộ gia đình đựơc vay vốn đến 31/12/07 dư nợ đạt 64 tỷ đồng tương ứng với trên 5.000 hộ gia đình được vay vốn.

Năm 2008, dư nợ chương trình đạt 119 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng dư nợ. Đến 31/12/2009, dư nợ đạt 179 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng dư nợ.

Với số vốn này, người dân tại 4 tỉnh trên đã trồng được hàng ngàn hecta rừng, không những nhằm mục đích chính là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra một vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp gỗ dán ép hoặc bột giấy...; đồng thời phủ xanh hàng ngàn hecta đất trống đồi trọc góp phần cải thiện môi trường cũng như cải tạo lại đất đai bị hoang hoá.

2.1.2.9 Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ :

Bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Tái thiết Đức, NHCSXH thực hiện cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2005 thí điểm trên 10 tỉnh,

thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn đầu được phía Đức cấp vốn là 30 tỷ đồng , ngân hàng đã cho vay được 84 doanh nghiệp, nhưng đến cuối năm 2007 với 137 tỷ đồng thì 583 doanh nghiệp đã được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi này, đã giúp doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh, thu hút lao động, góp phần phát triển loại hình doanh nghiệp này. Năm 2008, dư nợ cho vay KFW đạt 140 tỷ đồng (chiếm 0,27% tổng dư nợ). Năm 2009, dư nợ đạt 192 tỷ đồng (chiếm 0,3% tổng dư nợ).

Ngoài những chương trình cho vay lớn trên thì hiện này NHCSXH đã triển khai cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ đối tượng sau cai nghiện, cho vay khắc phục thiên tai lũ lụt xảy ra trên diện rộng, kéo dài tại nhiều tỉnh miền Trung và miền núi Tây Bắc, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ... và một số chương trình cho vay dự án, uỷ thác của một số tổ chức nước ngoài như : OPEC với tổng dư nợ 72 tỷ đồng tương ứng với 15 ngàn hộ vay vốn, IFAD tại tỉnh Tuyên Quang với 11,3 ngàn khách hàng vay vốn tương đương 48 tỷ đồng .

2.2THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách

hội Việt Nam

2.2.1.1. Nguyên tắc huy động vốn

Do đặc điểm NHCSXH cho vay tới các đối tượng chính sách với lãi suất ưu đãi, vì vậy trong công tác huy động vốn, NHCSXH phải tuân thủ nguyên tắc:

(i) Hàng năm, NHCSXH căn cứ kế hoạch tín dụng chương trình XĐGN, tạo việc làm và các chương trình cho vay đối tượng chính sách khác để xây dựng kế hoạch nguồn vốn trong đó có kế hoạch huy động vốn thị trường trình

Thương binh Xã hội...) và chỉ được thực hiện khi có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

(ii)Việc huy động các nguồn vốn trong nước theo lãi suất thị trường để cho vay các đối tượng chính sách phải đảm bảo nguyên tắc; chỉ huy động sau

khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn tự có, vốn không phải trả lãi, vốn tiền gửi

thanh toán, vốn huy động với lãi suất thấp. Mức lãi suất coi là thấp để so sánh

là: Lãi suất bình quân + Phí huy động ≤ mức lãi suất trả cho khoản tiền gửi 2% của các Ngân hàng TM Nhà nước.

(iii) Lãi suất huy động vốn của NHCSXH thực hiện theo nguyên tắc:

+ Trường hợp NHCSXH phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá để huy động vốn, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ tài chính quy định.

+ Trường hợp NHCSXH vay vốn của Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội; lãi suất vay vốn do Bộ Tài chính quy định.

+ Trường hợp NHCSXH huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước; huy động tiết kiệm của người nghèo; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước; lãi suất huy động vốn tối đa không quá mức lãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM Nhà nước trên cùng địa bàn.

+ Trường hợp NHCSXH nhận tiền gửi của Tổ chức tín dụng Nhà nước (2% tính trên số dư tiền gửi bằng VND); lãi suất huy động không vượt quá lãi suất do NHNN quy dịnh (tại Thông tư số 04/2003/TT-NHNN ngày 24/02/2006 của NHNN) bao gồm lãi suất huy động bình quân + phí huy động

và các văn bản pháp luật hiện hành. Lãi suất huy động vốn phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản.

2.2.1.2. Nguyên tắc cấp bù từ Ngân sách Nhà nước cho Ngân hàng Chính sách Xã hội

Việc cấp bù từ NSNN cho NHCSXH được quy định tại Thông tư số 24/2005/TT-BTC ngày 01/04/2005 của Bộ Tài chính, gồm có: cấp bù chênh lệch lãi suất và cấp bù phí quản lý.

- Phạm vi cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý: NHCSXH được

NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với các khoản cho vay đúng các đối tượng khách hàng của NHCSXH đã được quy định trong Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, NHCSXH sẽ không

được cấp bù trong các trường hợp.

+ Số dư nợ cho vay không đúng đối tượng

+ Số dư nợ cho vay theo các dự án, chương trình do NHCSXH nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong nước.

+ Số dư nợ đã được Chính phủ cho khoanh, xoá và các khoản nợ đã được Chính phủ cho phép xử lý đối với khách hàng nhưng có nguồn xử lý tương ứng cho NHCSXH.

- Nguyên tắc xác định cấp bù chênh lệch lãi suất

+ Mức cấp bù chênh lệch lãi suất được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn (bao gồm cả nguồn vốn không phải trả lãi) với lãi suất cho vay bình quân. Cách tính như sau:

Mức cấp bù (lãi suất bình (lãi suất bình

Dư nợ cho vay

Năm

Nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước

Số tiền Tỷ trọng/ Tổng vốn huy động 2005 1.641 11,2% 2006 1621 11% 2007 4.821 24,7% 2008 7.796 24,2% 2009 16.796 73,1%

+ Số phí quản lý được xác định trên số chi phí quản lý thực tế đúng chế độ nhưng không vượt qúa 0,6%/tháng tính trên số dư nợ cho vay có thu được lãi. Cách xác định

Số chi phí Dư nợ cho vay (tỷ lệ thu lãi (Mức phí

= x -

quản lý bình quân trong kỳ) quản lý)

Trong đó:

Mức phí quản lý Tổng chi phí theo đúng nội dung và định mức

Tổng dư nợ có thu được lãi

Dư nợ có thu được lãi Tổng số lãi thu được trong kỳ

Lãi suất cho vay

2.2.1.3. Vay Ngân hàng Nhà nước

NHCSXH thực hiện vay từ NHNN thực hiện trên cơ sở kế hoạch nguồn vốn hàng năm của NHCSXH đã được Bộ Tài chính thông qua. Vì NHNN là Ngân hàng của các Ngân hàng, do vậy NHCSXH khi cần thiết cũng có thể vay từ NHNN.

Đặc điểm khoản vay NHNN đối với NHCSXH: Đây là khoản vay từng

Một phần của tài liệu 0909 nâng cao hiệu quả huy động vốn của hệ thống NH chính sách xã hội việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w