Mục tiêu của việc xây dựng các hệ thống quy chế, qui định, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất nâng cao chất lượng thẩm định nhằm mục tiêu chính là hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997-1998, và cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó c ó rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động hàng trăm năm.... Rủi ro tín dụng cao quá mức đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Việc nghiên cứu mô hình hoạt động của một số nước trên thế giới cho thấy công tác thẩm định tín dụng nói riêng và việc xây dựng mô hình quản lý tín dụng nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
1.4.1.1. Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại của Mỹ
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, việc kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện qua nhiều bước, trong đó tập trung nhiều nhất là công tác thẩm định tín dụng:
bên đi vay. Nhờ đó, ngân hàng sẽ hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng, tình hình tài chính cũng nhu các thông tin phi tài chính của khách hàng. Điều này giúp ngân hàng có thể bán các dịch vụ tín dụng đa dạng và thích hợp, nâng cao khả năng sinh lời.
Thứ hai, chú trọng công tác thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Khối luợng công việc và chi phí để xử lý các khoản vay quá hạn tốn kém hơn rất nhiều so với các khoản vay tốt. Hơn nữa, ngân hàng cần đánh giá đúng tình hình thực trạng của bên vay hơn là phụ thuộc vào các phuơng pháp và công thức tự động. Các công cụ tự động đuợc thiết kế để cải tiến quy trình thẩm định cho vay trên cơ sở các công thức có sẵn để đo luờng và dự đoánvề mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp có rất nhiều đặc tính riêng rất khó đuợc phân tích thông qua một hệ thống tự động, do đó, việc đua ra quyết định tín dụng dựa trên các phân tích, đánh giá, kinh nghiệm của nguời phê duyệt vẫn đóng vai trò cao nhât.
Thứ ba, hạn chế sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ để mang lại các khoản vay có chất luợng cao hơn do thu nhập của họ không căn cứ vào chất luợng các khoản vay.
Thứ tư, nguời đi vay phải chứng tỏ đuợc kinh nghiệm của mình trong kinh doanh đồng thời phải có đầy đủ biện pháp bảo đảm cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.
Thứ năm, phê duyệt tín dụng tập trung để bảo đảm tính thống nhất và dễ dàng kiểm soát. Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của khách hàng mà áp dụng các phuơng pháp đánh giá khác nhau, tuy nhiên, trong mọi truờng hợp đều đòi hỏi nguời ra quyết định và nguời trực tiếp thẩm định khoản vay là khác nhau, đảm bảo việc ra quyết định tín dụng là khách quan và đã qua nhiều
26
bước sàng lọc.
Thứ sáu, gắn trách nhiệm của cán bộ cho vay đối với các khoản vay họ thực hiện. Điều này yêu cầu cán bộ tín dụng phải thu thập, phân tích các thông tin một cách đầy đủ nhất. Trong trường hợp phát sinh nợ khó đòi, cán bộ thẩm định ít nhất phải hỗ trợ việc thu hồi nợ cho ngân hàng.
Thứ bảy, áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Ngân hàng cần có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm. Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác.
Thứ tám, xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai.
Thứ chín, tuy nhiên, thực tế ngân hàng Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng Citibank
Citigroup là một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro và một mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định và thực hiện giao dịch. Ba giai
đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm:
- Hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay;
- Tiến hành cho vay khách hàng;
- Đánh giá và báo cáo thực thi.
Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.
Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.
Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực hiện các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.
1.4.1.3. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING
Hoạt động quản trị tín dụng ở từng ngân hàng có những đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau vì nó tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng... Để hướng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả ta có thể nghiên cứu xem xét kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ING, đây là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang được coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị tín dụng với một số
28
đặc điểm như sau:
- Bộ máy độc lập, quản lý chung.
- Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng.
- Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.
- Lượng hóa rủi ro tín dụng, chủ động đối phó
1.4.2. Bài học từ công tác thẩm định tín dụng tại một số ngân hàng ở Việt Nam
I. 4.2.1. Cán bộ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank) nâng khống giá trị Tài sản bảo đảm để chiếm đoạt hàng
trăm tỷ
đồng của Nhà nước
Ngày 24/3/2015, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TPHCM sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án nâng khống giá trị con tàu lặn từ 100 triệu đồng lên 130 tỉ đồng do Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc Cty Cho thuê tài chính II) cùng đồng phạm thực hiện.
Theo bản án sơ thẩm, Vũ Quốc Hảo lúc đang là Tổng Giám đốc ALC II, đã cùng Phạm Minh Tuấn thành lập Cty Cổ phần Cát Long Hải để ký
hợp
đồng mua bán, thuê tài chính với Cty ALC II - trực thuộc Agribank, tuy nhiên, đây là kiểu lập Công ty sân sau nhằm thực hiện mục đích chiếm đoạt
tiền của Nhà nước. Vũ Quốc Hảo tìm đối tác và thỏa thuận với một đối
tác ở
Nhật Bản đưa tàu lặn Tinro 2 (của đối tác Nhật) vào Công ty Cát Long Hải
khai thác và tìm cách để mua bán chính con tàu này. Do hoạt động bất hợp
130 tỉ đồng. Đồng thời, Vũ Quốc Hảo tiếp tục ký hợp đồng cho thuê tài chính (số
219/ALCII-HĐ) cho Công ty Cát Long Hải thuê lại tàu Tirno 2 với thời hạn thuê
là 60 tháng. Vào ngày 31/12/2007, Công ty ALC II đã giải ngân thanh toán đủ số
tiền 130 tỉ đồng cho Công ty Cát Long Hải. Trong phi vụ này, Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt gần 79 tỉ đồng...
1.4.2.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải yếu kém trong việc thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm gây hậu quả nghiêm trọng
Từ năm 1998 đến năm 2003, Công ty Tuấn Quỳnh trụ sở tại 811, Km7, đuờng 5/1, phuờng Hùng Vuơng, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng do Nguyễn Văn Quỳnh làm Giám đốc đã mua 04 chiếc tàu biển gồm: Tuấn Cuờng 1, Tuấn Cuờng 14, Tuấn Cuờng 22, Tuấn Cuờng 25 với tổng số tiền là 19 tỷ đồng để sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải.
Ngày 21/3/2008 và ngày 13/2/2009, Công ty Tuấn Quỳnh thế chấp 04 chiếc tàu trên để vay 42,95 tỷ đồng tại Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, chi nhánh quận Cầu Giấy (Hà Nội) - Maritime Bank. Từ tháng 12/2009 đến tháng 07/2011 không đuợc sự đồng ý của Maritime Bank, Công ty Tuấn Quỳnh đã tự ý phá dỡ 04 chiếc tàu trên để bán phế liệu với giá trị là 7.6 tỷ đồng mà không đuợc sự đồng ý của Ngân hàng. Số tiền bán phế liệu, công ty Tuấn Quỳnh chỉ sử dụng 3.3 tỷ đồng để trả nợ cho ngân hàng.
Vụ án cho thấy có nhiều dấu hiệu cho thấy cán bộ tín dụng của Maritime
Bank đã vi phạm quy định cho vay trong lĩnh vực ngân hàng bởi: Thứ nhất, tài sản thế chấp của Công ty Tuấn Quỳnh là 04 con tầu (Tuấn Cuờng 1, Tuấn Cuờng 14, Tuấn Cuờng 22, Tuấn Cuờng 25) đuợc mua 19 tỷ đồng vào năm 1998 - 2003, vậy căn cứ vào đâu,10 năm sau Maritime Bank lại “vống” lên khi
30
tỷ đồng, có hay không việc tiếp tay của cán bộ ngân hàng?
1.4.2.3. Bốn tổ chức tín dụng thiệt hại hơn 400 tỷ đồng do cùng bị một khách hàng lừa đảo
Ngày 6/2/2015, Viện KSND tối cao đã hoàn tất tống đạt cáo trạng vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của
các tổ chức tín dụng”, xảy ra tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi
nhánh TP.HCM ( Techcombank HCM) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt
Nam
- Chi nhánh Sài Gòn ( MSB Sài Gòn), truy tố 4 bị can về hai tội danh trên.
Quá trình điều tra đã xác định Ngô Thanh Long là người thành lập, chủ sở hữu, điều hành hoạt động của các công ty Long Quân, Mê Kông, Mê Kông 79, hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại và vốn vay cá nhân. Do quá trình kinh doanh thua lỗ nên năm 2007, các công ty của Long mất khả năng trả nợ ngân hàng. Năm 2008, Long chỉ đạo nhân viên chỉnh sửa sổ sách theo dõi hàng tồn kho, công nợ phải thu và điều chỉnh số liệu kế toán để kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty Long Quân từ lỗ 18 tỉ đồng thành lãi hơn 2 tỉ đồng.
Sau khi biến lỗ thành lãi, Long lập hồ sơ vay vốn Vietcombank ( VCB)
- Chi nhánh Cần Thơ 120 tỉ đồng, vay BIDV ( BID) - Chi nhánh Cần Thơ
80 tỉ
đồng. Sau đó, Long mất khả năng chi trả dẫn đến chiếm đoạt của Vietcombank hơn 72 tỉ đồng và BIDV hơn 39 tỉ đồng.
Ngoài hai ngân hàng trên, để có tài sản thế chấp vay tiền các ngân hàng khác, Long đã thông đồng với Nguyễn Hải An là chủ đầu tư dự án xây dựng chung cư cao cấp River Garden, lập các hồ sơ mua bán giả tạo.
Cụ thể, Nguyễn Hải An được sở hữu 47 căn hộ và đã bán hết cho người mua. Tuy nhiên, nhằm hợp thức hóa việc vay tiền cho Long, An đã ký các hợp
để giúp cho việc dùng hợp đồng mua bán giả tạo thế chấp vay tiền ngân hàng của
Long. Long mang các hợp đồng mua bán nhà này để thế chấp ngân hàng vay tiền.
Bị can này đã mang 18 bộ hồ sơ giả để thế chấp vay 60 tỉ đồng tại MSB Sài Gòn.
Cho đến khi bị bắt, Long còn nợ ngân hàng gần 44 tỉ đồng.
Tuơng tự, tại Techcombank HCM, Long đã dùng pháp nhân 3 công ty của mình để vay tổng số tiền 240 tỉ đồng, thế chấp bằng 25 căn nhà River Garden đuợc mua bán giả tạo. Cho đến nay, bị can đã chiếm đoạt của Techcombank HCM gần 117 tỉ đồng duới hình thức vay tiền này. Ngoài ra, Long còn cam kết cầm cố các lô thẻ cào để Techcombank HCM cấp chứng thu bảo lãnh đối ứng giá trị 20 tỉ đồng cho công ty Mê Kông 79. Tuy nhiên, sau khi có chứng thu, Long không thực hiện việc cầm cố tài sản và chiếm đoạt 20 tỉ đồng.
Cũng trong thời gian này, Long thực hiện hành vi gian dối trong việc hoán đổi thẻ cào cầm cố bảo đảm khoản vay của công ty Mê Kông và gian dối trong việc thực hiện hợp đồng ủy thác bán hàng cho công ty V.PIN để chiếm đoạt của Techcombank HCM trên 108 tỉ đồng.
Các bị can nguyên là cán bộ ngân hàng bị cơ quan tố tụng xác định đã không kiểm tra và thực hiện các thủ tục về tài sản bảo đảm cho các khoản vay của công ty Long Quân, công ty Mê Kông và Mê Kông 79, dẫn đến việc không phát hiện đuợc hành vi sai phạm của các công ty này.
1.5. KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG
Thực tế cho thấy những sụp đổ của thị truờng tín dụng có thể xảy ra kể cả với đất nuớc có nền kinh tế đang nổi hay nuớc có nền kinh tế phát triển.
32
đoạn sai lầm trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Nhờ đó, Ngân hàng đã rút ra được nhiều bài học quý báu:
- Định hướng tín dụng của Ngân hàng được xem xét kỹ lưỡng trước khi
ban hành, tránh tình trạng cho vay tràn lan, cho vay đối với các các lĩnh vực
không có tiềm năng phát triển hoặc ngân hàng chưa có kinh nghiệm thẩm định.
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính
độc lập, chuyên trách trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng
(cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín
dụng, cán
bộ thẩm định.
- Hoàn thiện chính sách và các văn bản quy định của Ngân hàng, quy
định bắt buộc các cá nhân, bộ phận trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng
cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về rủi ro, nhằm tránh việc cho vay