Bạc Liêu vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, hàng năm vẫn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương. Các huyện phần lớn phải nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh. Do đó nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách để chuyển bổ sung vốn ủy thác cho NHCSXH rất hạn chế.
Hạn hán kéo dài, dịch bệnh ở gia cầm, dịch bệnh ở gia súc và cây trông xảy ra trên một số địa bàn trong tỉnh làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Sự biến động đột biến về giá cả của hầu hết các hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất cũng như ti êu dùng đã tác động không tốt đến sản xuất, đời sống và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào việc cấp bù chênh lệch lãi suất của Bộ Tài Chính, do đó trong những năm qua, chỉ ti ê u tăng trưởng tín dụng hộ nghèo thường được NHCSXH giao tập trung vào quý III, làm ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng chưa kịp thời vụ.
Cho vay đối với HSSV là hình thức cho vay ti ê u dùng đặc biệt, đối tượng nhận vốn vay đa dạng nên độ rủi ro cao. Việc thu hồi nợ chậm và rất khó khăn do nhận thức của một số HSSV và gia đình cho rằng đây là số tiền được cho không, nên chưa có ý thức hoàn trả. Mặt khác không ít sinh viên sau khi ra trường thất nghiệp hoặc làm những công việc có thu nhập thấp n n chưa có tích luỹ để hoàn trả nợ. HSSV vay vốn tại NHCSXH hiện cư trú tại hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nước nên việc thu hồi nợ rất khó khăn.
Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cơ quan ban ngành li ên quan trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đôi lúc đôi nơi còn chưa đồng bộ, việc phân định trách nhiệm một số mảng việc chưa rõ ràng. Các văn bản pháp lý về xuất khẩu lao động chưa được han hành đồng bộ và chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng lừa đảo đưa lao động đi làm việc nước ngoài.
Ý thức chấp hành của người dân chưa tốt trong việc trả nợ, trả lãi theo qui định, từ đó tạo ra tâm lý lây lan, trông chờ, ỷ lại. Ý thức tham gia gửi tiền tiết kiệm, nộp lãi hàng tháng, trả nợ gốc theo phân kỳ,... chưa tốt, dẫn đến khi nợ đến hạn không có khả năng trả.
xử lý, thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng đối với những hộ có khả năng trả nhung cố tình không chịu trả vẫn chua đuợc xử lý kiên quyết dẫn đến làm lây lan đến các hộ khác, tạo tâm lý so bì ỷ lại không chịu trả nợ, trả lãi theo quy định, một bộ phận hộ vay đi làm ăn xa gây khó khăn trong việc đôn đốc, xử lý thu hồi nợ khi đến hạn, lãi tồn đọng.
Công tác kiểm tra giám sát tại một số nơi chua thuờng xuyên, kịp thời, những tồn tại, sai sót chua đuợc theo dõi, đôn đốc và có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời để nâng cao chất luợng tín dụng.
Chuơng trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 33/2015/QĐ-TTg, vốn tồn đọng còn nhiều do một số hộ vay không làm nhà do nhiều lý do, nhiều hộ không có tiền đối ứng để xây dựng nhà theo chuẩn, hộ vay đã xây dựng nhà theo chuơng trình hổ trợ khác,... nên nguồn vốn không giải ngân đuợc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích thực trạng công tác tín dụng tại NHCSXH tỉnh Bạc L iêu đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Với đặc thù của hoạt động tín dụng ưu đãi là phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tập trung tại vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, đến 31/12/2019 nợ quá hạn là 33.255 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,71% so với tổng dư nợ. Những năm qua chi nhánh NHCSXH tỉnh Bạc Liêu đã chú trọng đến công tác thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu, nợ quá hạn để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời qua đó tạo lập nguồn vốn quay vòng để cho vay.
Trên đây là các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Bạc L iêu, đó chính là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Bạc Liêu.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỈNH BẠC LIÊU