Qua biểu đồ 3 cho thấy, tổng lượt vay của các hộ điều tra là khá cao, hầu hết tất cả các hộ được phỏng vấn đều đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng hay từ anh em, họ hàng. Trên thực tế, có 28,57% các lượt vay vốn tại Ngân hàng NN & PTNT, và chiếm tổng lượng vốn vay là 33,49%. Hầu hết các hộ vay ở Ngân hàng này đều là những hộ trung bình trở lên, chỉ có 6 hộ nghèo nhưng khoản vay ở mức khá thấp, dưới 5 triệu đồng/hộ,. Có sự chênh lệch này là do ở địa phương, Ngân hàng Chính sách – Xã hội hoạt động khá mạnh. Bên cạnh đó, các hoạt động của Ngân hàng này được sự hỗ trợ từ phía chính quyền nhà nước, bởi vậy các đối tượng được ưu tiên vay vốn là hộ nghèo và các gia đình có con em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc cũng dễ tiếp cận hơn so với ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong khi đó nhóm vay vốn từ anh em, họ hàng thì hầu như không chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ không nghèo, có đến 17,34% lượt vay vốn ở những người thân, nhưng món vay nhỏ và thời hạn vay ngắn. Hụi, phường cũng là một nguồn tín dụng khá phổ biến trên địa bàn toàn xã, có 24 hộ điều tra đang là thành viên của một nhóm hụi phường nào đó, chiếm 24,48% tổng lượt vay. Các nhóm này hoạt động dựa trên hình thức góp vốn theo tháng, mỗi tháng sẽ có một thành viên được nhận số tiền đã góp, lần lượt cho đến thành viên cuối cùng. Một đặc điểm chú ý của nhóm này là hầu hết đều không tính lãi, mỗi lần đến ngày bốc hụi, phường sẽ được trích một khoản nhất định từ món tiền được bốc để chi cho quá trình bốc của tháng đó.
ĐVT: %
Biểu đồ 3: Cơ cấu món vay phân theo số lượt vay
ĐVT: %
Như vậy, với 60 hộ điều tra, có 49 hộ đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng với 54 lượt vay, tại các tổ chức không chính thức như anh em, họ hàng, hụi, phường là 44 lượt vay. Tuy nhiên, số lượt vay ở các nuồn tín dụng như an hem, họ hàng, hụi phường chiếm gần 45% nhưng tổng lượng vốn vay lại chiếm một tỷ lệ nhỏ, bởi khoản vay ở những nguồn này nhỏ hơn nhiều so với các tổ chức tín dụng chính thức(chi tiết xem thêm ở phụ lục, bảng 1.2 và bảng 1.2).
* Mức vay của các hộ được điều tra
Bảng 13. Mức vốn vay của các hộ điều tra Mức vay
(Tr.đ) Toàn mẫu (n=60 hộ) Số hộ trong nhóm
Số lượt vay
Tỷ lệ (%)
Nghèo Không nghèo
Số lượt vay Tỷ lệ (%) Số lượt vay Tỷ lệ (%) Không vay 8 8,16 1 2,00 7 14,58 <=1 12 12,24 9 18,00 3 6,25 >1 và =<5 40 40,81 24 48,00 16 33,33 >5 và =<10 19 19,38 5 10,00 14 29,16 >10 19 19,38 11 22,00 8 16,67 Tổng 98 100 50 100 48 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
Mức vay ở các nhóm hộ có sự khác nhau, đối với hộ nghèo, mức vay nhỏ hơn 1 triệu có 9 hộ vay, đây chủ yếu là vay từ anh em, hàng xóm trong khi cũng với mức vay này nhưng ở nhóm hộ không nghèo lại chỉ có 3 hộ vay. Với mức vay từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng là khoản vay được nhiều hộ vay vay nhất, có tới 40 lượt chiếm 40,81% trong tổng lượt vay. Sở dĩ ở mức vay này khá đông bởi có 24 hộ đang tham gia vào các nhóm hụi, phường với mức bốc phường chỉ từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/hộ/một lần bốc, do đó số lượt vay ở mức này tăng lên. Số lượt vay ở hộ nghèo cao hơn so với nhóm hộ không
nghèo, bởi nhóm hộ nghèo vay ở nhiều nguồn khác nhau và mức vay nhỏ hơn để đảm bảo khả năng chi trả. Mức vay từ 5 đến 10 triệu và lớn hơn 10 triệu đồng có số lượt vay bằng nhau là 19 lượt, nhưng ở mức vay từ 5 triệu đến 10 triệu thì chỉ có 5 hộ thuộc nhóm nghèo vay vốn, có tới 14 hộ không nghèo vay ở mức này, còn khoản vay trên 10 triệu thì nhóm hộ nghèo lại chiếm phần lớn, tới 11 hộ và chiếm hơn 22% trong tổng lượt vay.
Như vậy, ở trên địa bàn xã Hoa Thành, mức vay được các hộ dân chú ý nhiều là từ 1 đến 5 triệu đồng/một lượt vay, với mức vay này, các hộ dân sản xuất nhỏ lẽ dễ dàng đầu tư và sử dụng nguồn vốn mà ít xảy ra khả năng thua lỗ, đồng thời ở mức vay này người dân cũng dễ dàng hơn trong việc hoàn trả tiền gốc và lãi khi đến hạn.
Bảng 14. Khoản vay trung bình ở các nhóm hộ
Nguồn tín dụng Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo
Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình NHNN & PTNT 15 3 7,16 25 2 10,56 NH CS – XH 30 2 14,42 34 8 17,67 Tư nhân 0 0 0 30 20 25 Họ hàng 3 0,5 1,91 5 0,5 2,5 Hụi, phường 1 1 1 5 1 2 Trung bình chung 9,8 1,3 4,89 19,8 7,87 11,54 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
Nhìn vào bảng 14, ta thấy rằng khoản vay trung bình của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không nghèo. Ở nhóm hộ nghèo, mức vay trung bình là 4,89 triệu đồng/lượt vay, trong khi nhóm hộ không nghèo là
Tr.đ
Biểu đồ 5. Mức vốn vay trung bình ở các nhóm hộ
nghèo vay vốn chủ yếu ở Ngân hàng CS – XH, với khoản vay tối đa là 30 triệu đồng và tối thiểu là 3 triệu đồng/ lượt vay, trong khi đó ở Ngân hàng CS – XH, nhóm hộ không nghèo cũng có khoản vay gần tương đương như vậy, với mức vay cao nhất là 34 triệu đồng/lượt vay và thấp nhất là 8 triệu đồng/lượt vay. Còn ở Ngân hàng NN & PTNT, nhóm hộ nghèo vay vốn ít hơn hẳn so với nhóm hộ không nghèo, khoản vay tối đa là 15 triệu đồng/lượt vay, tối thiểu là 3 triệu đồng/lượt vay, đối với nhóm hộ không nghèo là 25 triệu đồng/lượt vay và 2 triệu đồng/lượt vay. Hơn nữa, các hộ nghèo không vay vốn tại các nguồn tín dụng tư nhân, trong khi ở nhóm hộ không nghèo nguồn vốn vay từ tín dụng tư nhân chiếm số lượng lớn, 75 triệu đồng/3 hộ vay, điều này đã nâng mức trung bình vay vốn của những hộ không nghèo lên tương đối cao. Tuy số lượt vay ở nhóm hộ nghèo cao hơn nhóm hộ không nghèo nhưng mức vay lại nhỏ hơn, do các hộ nghèo không dám và không muốn tiếp cận với các khoản vay lớn ở các nguồn tín dụng khác ngoài Ngân hàng CS - XH, điều này ngược lại với nhóm hộ không nghèo. Với mức đóng góp hụi, phường, các hộ nghèo chủ yếu đóng từ 50 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng/người/lần bốc hụi, còn các hộ không nghèo có nhiều khả năng đóng góp
cao hơn, từ 100 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/người/lần bốc hụi.
* Mức lãi suất của các hộ điều tra
Bảng 15. Mức lãi suất của các hộ điều tra
Mức lãi suất (%/tháng) Toàn mẫu (n=49 hộ) Số hộ trong nhóm Số lượt Tỷ lệ
(%) Nghèo Không nghèo
Số lượt vay Tỷ lệ (%) Số lượt vay Tỷ lệ (%) 0,18 9 13,84 4 19,04 5 11,36 0,32 22 33,84 15 71,42 7 15,90 0,5 6 9,23 2 9,52 4 9,09 0,8 18 27,69 0 0,00 18 40,90 1,25 7 10,76 0 0,00 7 15,90 >1,25 3 4,61 0 0,00 3 6,81 Tổng 65 100 21 100 44 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
Qua điều tra, có 6 mức lãi suất mà hiện tại các hộ vay vốn đang được áp dụng, thấp nhất là lãi suất 0,18%/tháng/triệu đồng và cao nhất là của các nguồn tín dụng tư nhân, trên 1,25%/tháng. Trong đó ở mức lãi suất là 0,18% có 9 lượt vay, chia đều cho cả hai nhóm hộ nghèo và không nghèo. Không có sự khác nhau nhiều giữa hai nhóm hộ ở mức lãi suất này bởi đây chủ yếu là những khoản vay cho học sinh, sinh viên, đều áp dụng chung một mức lãi suất cho tất cả các đối tượng vay trên địa bàn. Có sự khác nhau rõ nhất về mức lãi suất giữa các nhóm hộ là ở mức lãi suất từ 0,8% trở lên. Đây là lãi suất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và nguồn tín dụng tư nhân, và các hộ tiếp cận với nguồn tín dụng này thuộc nhóm hộ không nghèo,
doanh của họ đủ sức trả lãi vay. Không có hộ nghèo nào tiếp cận mức lãi suất này vì nó quá cao so với kinh tế của hộ, hơn nữa nhóm hộ nghèo trên địa bàn xã cũng có nguồn tín dụng ưu tiên là Ngân hàng CS – XH, các nhóm hụi, phường giúp nhau cùng phát triển.
Ở mức lãi suất 0,32% có 22 lượt vay, trong đó có 15 hộ nghèo và 7 hộ không nghèo. Các hộ nghèo ở đây vay vốn theo chủ trương của nhà nước, mỗi hộ nghèo được vay tối đa 30 triệu đồng để sản xuất kinh doanh. Và trên thực tế, đã có 3 hộ vay vốn ở mức 30 triệu đồng, 8 hộ vay 20 triệu đồng và các hộ còn lại vay ở mức thấp hơn theo nhu cầu và sự phân bố nguồn vốn của Ngân hàng. Mức lãi suất 0,5% có 6 hộ tiếp cận, có 2 hộ nghèo và 4 hộ không nghèo, các hộ này vay vốn chủ yếu ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.