Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất công việc hoạt động hàng ngày của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước NHNN CHDCND Lào và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ phù hợp với quy định quy định của pháp luật và quy định của NHNN. Các Phó Giám đốc có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Chi nhánh.
Hoạt động của NHNN CHDCND Lào chi nhánh Luông Pha Băng được chia thành 7 khối, theo đó các ban quản lý được thành lập cho các khối, mỗi khối phụ trách về một lĩnh vực, cụ thể bao gồm: Ban quản lý các tổ chức tín dụng; Ban kho quỹ; Ban văn phòng và tổ chức cán bộ; Ban quản lý ngân hàng thương mại; Ban kinh tế tiền tệ và quản lý ngoại tệ; Ban giao dịch và kế toán.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào, Chi nhánh Luông Pha Băng như sau:
- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các TCTD, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác trên địa bàn
theo quy định của NHNN và của pháp luật.
- Tham mưu giúp Giám đốc xem xét, quyết định việc kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD trên địa bàn theo uỷ quyền của Thống đốc NHNN và quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của NHNN về lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc và các công cụ chính sách tiền tệ khác đối với TCTD và tổ chức , cá nhân khác có liên quan trên địa bàn
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của Thống đốc NHNN và của pháp luật.
- Tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào nghiên cứu chính sách tiền tệ, kinh tế, tài chính của Đảng kế hoạch, dự án và các hoạt động chi tiết. Chịu trách nhiệm việc thực hiện sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng và ổn định
liên tục của nền kinh tế trên địa bàn huyện Luông Pha Băng.
- Tham mưu nghiên cứu kế hoạch chính sách tiền tệ quốc gia và trình Chính phủ cho xem xét và thực hiện kế hoạch chính sách này một cách hiệu quả
sau khi có sự chấp thuận của Quốc hội.
- Tham mưu nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các nghị định của tổng thống và chính phủ về mối quan tâm hệ thống tiền tệ, tín dụng và hoạt động
của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, sau đó đề nghị Chính phủ hoặc
Quốc hội phê duyệt và ban hành nghị định và quy chế quản lý ngân hàng theo thẩm quyền.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại bền vững sự phát triển trên địa bàn huyện Luông Pha Băng, tạo niềm
tin vào người sử dụng ngân hàng và nhà đầu tư cả trong và ngoài nước ở nước ngoài. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
2 2 3
2.1.3. Tổng quan đặc điểm địa bàn Luông Pha Băng và hệ thống NHTM
trên địa bàn
(Luang Prabang, Lào) là một tỉnh của Lào, nằm ở phía bắc của đất nước. Tỉnh có 12 huyện, Luang Prabang, Xieng Ngeun, Ngoi, Nan, Pak Ou, Nambak, Pakseng, Phonxay, Chomphet, Viengkham và Phoukhouny. Trước đây, phần lớn người dân Luông Pha-băng ở trên núi, có nơi còn bán du canh du cư, làng bản cứ rải rác do thói quen sinh sống dựa vào thiên nhiên, nhưng nay đã thay đổi, sầm uất hơn, giao thương tập trung và mở rộng kinh doanh thương mại dịch vụ. GDP hằng năm tăng trung bình 5,59%; GDP tính theo đầu người đạt 702 USD/năm. Đã có 43 dự án đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, giao thông, trị giá 78,28 triệu USD. Nhìn chung, nền kinh tế tại tỉnh khá phát triển do trên địa bàn tỉnh có nhiều khu du lịch nổi tiếng, hấp dẫn nhiều du khách. Đặc điểm này đòi hỏi sự phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh khá cao, giao thương, thương mại dịch vụ tại tỉnh khá phát triển. Điều này cũng là nhân tố thuận lợi để các NHTM tại tỉnh hoạt động kinh doanh thuận lợi.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Luông Pha Băng có 5 chi nhánh của ngân hàng thương mại chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào là: Ngân hàng ngoại thương Lào; Ngân hàng phát triển Lào; Ngân hàng nông nghiệp Lào; Ngân hàng liên doanh Việt Lào; Ngân hàng Saythit Lào.
Thời gian qua các NHTM trên địa bàn Luông Pha Băng đã không ngừng tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thông qua các phương thức huy động cơ bản sau:
- Nhận tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế bao gồm tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh đang hoạt động, không phân biệt thành phần kinh tế. Nhận tiền gửi thanh toán bằng KIP và ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi cá nhân bằng KIP và ngoại tệ, kỳ hạn và không kỳ hạn.
Trong thời gian qua các NHTM tại Luông Pha Băng thuờng xuyên quảng bá và đa dạng hóa công tác huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính cũng nhu trong kiểm đếm nên đã tạo đuợc uy tính với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận đuợc nhiều tiện ích mà chi nhánh cung cấp do đó luợng khách hàng đến giao dịch ngày càng đông. Vì vậy kết quả hoạt động dịch vụ qua các năm ngày càng tăng. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại các NHTM tại Luông Pha Băng
Ngân hàng Liên doanh Việt Lào 205 3 213 4 228 6