Sưng mắt cá sau chấn thương cẳng chân

Một phần của tài liệu maxreading_ebook_49 pps (Trang 58 - 59)

"Em 25 tuổi, đã có vợ. Vừa qua em bị tai nạn giao thông, chấn thương cẳng chân (có chụp X-quang nhưng bác sĩ nói là không ảnh hưởng đến xương). Một tuần sau, thấy mắt cá sưng lên, em đi khám thì bác sĩ nói là do đi lại nhiều. Từ khi bị tai nạn, vợ chồng em tạm cách ly; được một tháng, thấy hết đau, chúng em mới quan hệ bình thường. Hiện em rất khủng hoảng vì nghe nói người bị chấn thương như vậy mà quan hệ tình dục sẽ bị cùi, thậm chí phải cưa chân. Hãy cho em lời khuyên".

Bệnh phong (bị gọi một cách thành kiến là "cùi", "hủi") do vi khuẩn gây ra. Phải gần gũi liên tục với người bệnh trong nhiều năm mà không chú ý giữ gìn thì mới lây.

Người ta chỉ cưa chân khi:

- Chân bị hoại thư sinh hơi do bị nhiễm vi khuẩn yếm khí. Gặp trường hợp này thì nhiều khi mổ mà vẫn không cứu được tính mạng.

- Chân bị mất quá nhiều da thịt làm lộ xương ra mà không thể che phủ.

- Ung thư xương; viêm đa khớp biến dạng gây đau nhức đến mức chịu không nổi.

Dù bị chấn thương cũng không phải kiêng khem quan hệ vợ chồng. Trái lại, việc này còn có tác động tích cực về cả tinh thần lẫn thể chất, với điều kiện là vợ chồng phải thuận tình và đúng mực.

Về mắt cá chân của em, có hai khả năng:

- Sưng sau chấn thương: Chỉ cần hạn chế đi lại, ngồi tại giường và kê chân lên gối, một thời gian sẽ hết. - Có tổn thương xương nơi mắt cá mà trước đây không phát hiện được (rạn xương hoặc bong một chút vỏ xương...): Nếu được cố định ngay (thường dùng nẹp bột) thì an toàn hơn. Tuy nhiên, khi em đọc giải đáp này thì chấn thương đã xảy ra chừng hai tháng, nếu có rạn xương thì cũng đã liền rồi.

Một phần của tài liệu maxreading_ebook_49 pps (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w