3.1. Đưa ra yêu cầu chính xác
Giá cả thế nào là hợp lý ? Cần dựa trên những tiêu chuẩn sau đây :
-Giá cả hợp lý là giá cả thể hiện lợi ích chung của cả hai bên.
-Giá cả hợp lý là giá cả có thể thỏa mãn yêu cầu hợp tác lâu dài của đôi bên.
-Giá cả hợp lý là giá cả lợi ích cục bộ phục vụ lợi ích toàn cục.
3.2. Điều chỉnh yêu cầu
Khi bạn cần nhượng bộ, bạn nên tuân theo những điều sau đây :
-Thứ nhất, bạn cần để đối tác cảm thấy bạn chịu nhượng bộ một bước quan trọng.
-Thứ hai, bạn hãy lấy những phương án thay thế mà giá trị ngang nhau đổi lấy sự thay đổi lập trường của đối tác.
-Thứ ba, lấy nhượng bộ để đổi lấy nhượng bộ, chứ không nên nhượng bộ đơn phương.
3.2. Điều chỉnh yêu cầu (tiếp)
Để thuyết phục đối tác nhìn nhận đúng yêu cầu của mình bạn cần tuân theo những điểm sau đây :
-Thứ nhất, bạn cần giữ bầu không khí chan hòa, gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực.
-Thứ hai, bạn cần chú ý lắng nghe ý kiến của họ, đừng cướp lời họ, đừng vội đưa ra ý kiến nhận xét.
-Thứ ba, tóm tắt lại ý của đối tác để xem mình đã hiểu hết ý của họ chưa.
-Thứ tư, diễn đạt chính xác ý kiến của bạn, làm cho lời nói có sức thuyết phục. Khi trình bày nên dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, kết hợp với những yếu tố phi ngôn ngữ.
3.3. Đạt thỏa thuận và ký hợp đồng
Khi thỏa thuận hợp đồng cần chú ý :
-Câu viết phải sáng tỏ, dùng từ phải chuẩn xác để hết sức tránh hiểu lầm.
-Khi dùng đến ngoại ngữ để thảo hợp đồng, hai bên nên cùng nhau xác nhận về hàm nghĩa, khiến mỗi từ có thể biểu đạt chuẩn xác ý nguyện của đôi bên.
-Điều khoản hợp đồng dùng từ phải nhất trí (thuật ngữ).
-Khi trình bày những điều khoản có quan hệ với nhau hoặc những quy định được nhiều lần nhắc đến thì cần phải đảm bảo tính thống nhất.