Đối với Sở Du Lịch Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu HÌNH ẢNH điểm đến DU LỊCH HUẾ min (Trang 97)

II. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở Du Lịch Thừa Thiên Huế

Với mục tiêu đưa du lịch trởthành ngành kinh tếmũi nhọn, kinh tế thúc đẩy các ngành khác phát triển, việc xây dựng thương hiệu cho du lịch là một trong những nhiệm vụ chính trong tiến trình phát triển của Thừa Thiên Huế. Ngành du lịch Thừa Thiên Huếphải xác lập được những thế mạnh riêng, trên cơ sở nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững, không ngừng định vị những lợi thếcạnh tranh quốc gia, quốc tế mới và tìm cách khắc phục những hạn chế của ngành để quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Huếxứng tầm di sản thếgiới.

Vấn đềcần nhìn nhận là gắn kết văn hóa và du lịch, nói cách khác, du lịch thông qua di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể) thì mới xây dựng Huếtrở thành một điểm đến

đặc trưng. Văn hóa vật thể như cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cần được bảo tồn tốt

để phát huy giá trị. Nhưng di sản văn hóa phi vật thểcần nghiên cứu, xây dựng, phát triển đểvừa giữ được tinh túy, cốt cách nhưng lại phù hợp với sở thích số đông, nhằm

đến thị trường hóa thì mới có thương hiệu. Vì thương hiệu là ngôn ngữ của thương

mại, thuộc tính của thị trường.

Với thếmạnh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, những ý tưởng chủ đạo phù hợp để xây dựng hình ảnh thương hiệu Thừa Thiên Huế là điểm đến di sản văn hóa

đặc sắc, thành phố festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm văn hóa, du lịch và dịch vụ. Thương hiệu Huếnên gắn kết mật thiết với hình ảnh của một cố đô, một trung tâm Phật giáo quan trọng, một thành phốdu lịch, festival đặc sắc.

Huếphải tiếp cận, xây dựng được sản phẩm đặc thù, có các hoạt động vui chơi,

giải trí hấp dẫn và môi trường tốt. Để tạo hiệu ứng thị giác cho thương hiệu, Thừa Thiên Huế cũng cần có biểu trưng (logo) riêng. Vấn đề xây dựng, quảng bá thương

hiệu cũng là những yếu tố rất quan trọng. Chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch cho Thừa Thiên Huế là một quá trình lâu dài, bền bỉ, nhất quán và đòi hỏi nhận thức cao của chính quyền địa phương. Song song với đó là yêu cầu tham gia của nhiều bên

đối tác liên quan, cùng các chuyên gia phù hợp, có trách nhiệm, tầm nhìn. Hy vọng trong thời gian tới, thương hiệu du lịch Thừa Thiên Huế với những giá trị di sản văn

hóa sẽ định hình rõ nét trên trường quốc tế, Huế sẽ đón nhận thêm danh hiệu mới làthành phố văn hóa ASEAN, sớm trở thành thành phốtrực thuộc trung ương theo mô

hình thành phốsinh thái, thành phốdi sản, văn hóa và thân thiện môi trường.

2.2. Đối với các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

Trong tiến trình xây dựng hình ảnh điểm đến Huế, sựtham gia và phối kết hợp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn là hết sức quan trọng và ảnh

hưởng lớn đến sự thành công của công tác xây dựng hình ảnh điểm đến Huế. Ngoài việc tuân thủtheo các chính sách kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp du lịch cần liên kết với nhau trong việc thực hiện xây dựng hình ảnh thương hiệu cho cá nhân doanh nghiệp nhưng hài hòa với hìnhảnh thương hiệu chung của điểm đến Huế.

2.3. Đối với người dân địa phương

Trong nhận thức của du khách, người dân Huế là một trong những yếu tố đại diện cho hìnhảnh điểm đến của Huế. Du khách có cảm tình với giọng Huếvới con gái Huế trong tà áo dài tím dịu dàng, thân thiện. Vậy nên, người dân Huế cũng nên góp phần xây dựng hình ảnh điểm đến Huế trong chính năng lực của bản thân. Không phải

điều gì quá tầm tay, chỉ cần người dân Huế giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình và hiếu khách là đủ để đóng góp trong việc xây dựng hìnhảnh điểm đến du lịch Huế.

2.4. Đối với Khoa Du Lịch và Cao đẳng du lịch Huế.

Nguồn nhân lực du lịch chất lượng luôn là nền tảng vững chắc nhất trong việc phát triển du lịch. Cho dù chúng ta có tài nguyên du lịch nhưng chất lượng nguồn nhân

lực không có thì tài nguyên du lịch ấy cũng sớm bị khai thác và bào mòn. Vậy nên việc đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch rất cần được Khoa Du Lịch và Cao đẳng du lịch Huế đấy mạnh và nâng cao tay nghề và chuyên môn hơn nữa. Đặc biệt là Khoa Du lịch- Đại học Huế với các chuyên ngành đào tạo có chuyên môn sát hơn với vấn đề

xây dựng hình ảnh điểm đến, quản lý điểm đến sẽ giúp ích cho việc đóng góp sáng

kiến xây dựng hìnhảnh điểm đến Huếcó thương hiệu và được quảng bá mạnh mẽ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005).Luật du lịch,NXB Chính trịquốc gia. - Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên, 2012, Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế.Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 27B, số3, trang 295–305.

- Ma Quỳnh Hương, Chiến lược xây dựng hình ảnh – điểm đến du lịch Việt Nam.Tạp chí nghiên cứu khoa học, số 2, Đại học văn hóa Hà Nội.

- Nguyễn Thị Bích Thủy (2013)Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành phố Đà Nẵng.Luận án tiến sĩ, Đại học Đà Nẵng.

- Dương QuếNhu, Nguyễn Tri Nam Khang,Lương Quỳnh Như, 2013, Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, số27, trang 1-10.

-Trần Thị Ngọc Liên và các cộng sự(2017) Ảnh hưởng của nguồn thông tin lên hình ảnh điểm đến Việt Nam đối với khách du lịch Châu Âu, Tạp chí nghiên cứu và phát triển.

B. Tài liệu tiếng Anh

- Sérgio Dominique Ferreira Lopes (2011), Destination image: Origins, Developments and Implications, PASOS. Revista de Turismo y Patrimonio Cultural, 9(2):305-315

- World Tourism and Travel Council (WTTC) (2016), Travel & Tourism ECONOMIC IMPACT 2016 WORLD. New Release from: http://www.wttc.org

- United Nations World Tourism Organization (UNWTO) (2003), UNWTO Tourism Highlights 2003 Edition. New Release from: http://www.e-unwto.org

- United Nations World Tourism Organization (UNWTO) (2004), UNWTO Tourism Highlights 2004 Edition. New Release from: http://www.e-unwto.org

- United Nations World Tourism Organization (UNWTO) (2007), UNWTO Tourism Highlights 2007 Edition. New Release from: http://www.e-unwto.org

- Neil Leiper (1979), The framework of tourism: Towards a definition of tourism, tourist, and the tourist industry.Annals of Tourism Research, 6(4): 390-407

- Neil Leiper (1995).Tourism Management. Melbourne : RMIT Publishing.

- Abdolkarim Azizi (2011), Investigating the Aspects of Urban Tourism in Developing countries (With particular reference to Kohgoliyeh and Boyer Ahmad Province in Iran).Journal of American Science, 7(5): 893-895

- I.I. Pirogionic (1985). Tourism and The Environment: A Sustainable Relationship, Routledge.

- Ogilvie Frederick Wolff (1933). The tourist movement : an economic study. London : Staples Press.

- Erik Cohen (1974). Who is a Tourist? A Conceptual Clarification.Sociological Review, 22(4), 527-555.

- Burkart, A.J. and Medlik, S. (1974). Tourism. Past, Present and Future. London: Heinemann.

- Chris Cooper, John Fletcher, Stephen Wanhill, David Gilbert, and Rebecca Shepherd, (1995). Tourism Principles and Practice. London: Financial Times.

- Robert Christie Mill, Alastair M. Morrison, (1992). The Tourism System: An Introductory Text. New Jersey : Prentice-Hall.

- Butler, R.W. (1980). The Concept of a Tourist Area Cycle of Evolution. Implications For Management of Resources.The Canadian Geographer , 24(1): 5-16.

- Kotler Philip, Donald Haider and Irving Rein, (1993). Marketing Places: Attracting Investment, Industry and Tourism to Cities, States, and Nations. New York: The Free Press.

- Kotler Philip, Donald Haider, Irving Rein and David Gertner, (2004).

Marketing Places Latin America. Faculty publication

- Ramazan Aksoy, Şule Kiyci, (2011), A Destination Image As a Type of Image and Measuring Destination Image in Tourism (Amasra Case). European Journal of Social Sciences, 20(3): 478-488.

- John D. Hunt, (1975), Image as a Factor in Tourism Development. Journal of Travel Research, 13(3): 1-7.

- Jenkins, O. H.; Mcarthur, S. (1996), Marketing Protected Areas. Australian Parks and Recreation, 32 (4), 10-15.

- Crompton, J. L. (1979). Motivations for Pleasure Vacations.Annals of Tourism Research, 6(4), 408-424.

- Echtner, C., M.; Ritchie, J., B. (1991). The Meaning and Measurement of Destination Image. Journal of Travel Studies, 2 (2), 2-12.

- Echtner, C., M.; Ritchie, J., B. (1993). The Measurement of Destination Image: An Empirical Assessment. Journal of Travel Research, 31, 3-13.

- Echtner, C.; Ritchie, J., B. (2003): The Meaning and Measurement of Destination Image. The Journal of Tourism Studies, 14 (1), 37-46.

- Beerli, A.; Martín, J., D. (2004). Tourists’ Characteristics and the Perceived

Image of Tourist Destinations: A Quantitative Analysis –A Case Study of Lanzarote, Spain.Tourism Management, 25, 623-636.

- Samuel Seongseop Kim, Bob McKercher, Hyerin Lee, (2009). Tracking Tourism Destination Image Perception. Annals of Tourism Research, 36(4): 715-718.

- Baloglu, S.; McClearly, K., W. (1999): A Model of Destination Image Formation.Annals of Tourism Research, 26 (4), 868- 897.

- Gunn, C. A., (1988). Tourism Planning. United Kingdom: Taylor & Francis Inc.

- Matos, N.; Mendes, J.; Valle, P, (2012). Revisiting the Destination Image Construct through a Conceptual Model. Dos Algarves: A Multi-disciplinary E-journal, 21. Revistada ESGHT/UAlg, ISSN: 2182-5580.

- Govers, R.; Go, F., (2003). Deconstructing Destination Image in the Information Age.Information Technology and Tourism, 6 (1), 13-29.

- Govers, R.; Go, F., (2005). Projected Destination Online: Website Content Analysis of Picture and Text.Information Technology and Tourism, 7 (2), 73-89.

- Jenkins, O., (1999). Understanding and measuring tourist destination image.

International Journal of Tourism Research, 1(1), 1-15.

C. Tài liệu khác

1. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/20263 <Ngày truy cập: 10/28/2016>

2. http://thuathienhue.gov.vn <Ngày truy cập: 2/11/2016>

PHỤ LỤC

PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Kính chào quí ông/bà!

Tôi tên Nguyễn Bùi Thanh Thảo là cao học viên của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.Tôi đang thực hiện đề tài ‘Nghiên cứu hình ảnh điểm đến Huế’ cho luận văn tốt nghiệp của mình.Tôi vô cùng biết ơn khi quý vị dành chút thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây.Những ý kiến quý báu của quý vị chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và không sử dụng cho bất kì mục đích nào khác. Xin chân thành cám ơn quí vị!

***********

Phần I. Ý KIẾN CỦA QUÍ VỊ ĐỐI VỚI CÁC THUỘC TÍNH HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN

Bảng dưới đây là danh mục các thuộc tính hình ảnh điểm đến du lịch được tổng hợp từ các nghiên cứu nổi bật về hình ảnh điểm đến du lịch trên thế giới và

trong nước trong hơn một thập niên qua. Tuy nhiên, với những đặc điểm cụ thể

của từng điểm đến du lịch quốc gia hay địa phương mà danh mục và mức độ phù hợp của các thuộc tính đo lường hìnhảnh điểm đến có thểkhác nhau với các điểm

đến khác nhau.

Do vậy, với đặc điểm cụ thể điểm đến du lịch Huế, xin quí vị cho biết mức độ phù hợp của các thuộc tính điểm đến du lịch dưới đây trong nghiên cứu đo lường hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Xin khoanh vào con số phù hợp với ý kiến của quí vị đối với từng thuộc tính theo thang đo:

1 - hoàn toàn không phù hợp;2 không phù hợp; 3– trung dung; 4 –phù hợp;

5 - hoàn toàn phù hợp

Các thuộc tính của điểm đến du lịch Mức độ phù hợp

1. Cảnh quan thiên nhiên 1 2 3 4 5

2. Khí hậu 1 2 3 4 5

3. Bãi biển 1 2 3 4 5

4. Các di tích lịch sử văn hóa 1 2 3 4 5

5. Kiến trúc/ công trình xây dựng 1 2 3 4 5

6. Sự đa dạng củaẩm thực 1 2 3 4 5

7. Đồ thủ công lưu niệm của địa phương 1 2 3 4 5

8. Cơ sởmua sắm 1 2 3 4 5

9. Giá cả hàng hóa, dịch vụ tại điểm đến 1 2 3 4 5

10. Có nhiều điểm tham quan du lịch 1 2 3 4 5

11. Các cơ sở lưu trú 1 2 3 4 5

12. Phương tiện vận chuyển tại chổ 1 2 3 4 5

13. Hoạt động vui chơi, giải trí 1 2 3 4 5

14. Các lễhội truyền thống 1 2 3 4 5

15. Điểm đến an toàn 1 2 3 4 5

16. Sựphát triển kinh tế 1 2 3 4 5

17. Thành phốít ô nhiễm, môi trường trong lành 1 2 3 4 5

18. Dân cư bản địa thân thiện, mến khách 1 2 3 4 5

19. Giao thông đi lại thuận lợi, dễtiếp cận điểm đến 1 2 3 4 5 20. Chất lượng dịch vụdu lịch tốt 1 2 3 4 5

21. Nghỉ ngơi thư giản 1 2 3 4 5

22. Cơ hội gia tăng hiểu biết 1 2 3 4 5

23. Cơ hội phiêu lưu 1 2 3 4 5

24. Ít bịgiới hạn bởi rào cản ngôn ngữ 1 2 3 4 5

Phần II. THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA (dùng cho mục đích tổng hợp thống kê)

1- Tuổi: dưới 30: 31-40; 41-50: 51-60;  trên60

2- Giới tính:( ) Nam ( ) Nữ

Học vấn (bằng cấp cao nhất ông/bà đangcó):

Sơ, trung cấp;  Cao đẳng, đại học;  Sau đại học  Khác (xin chỉrõ): 4. Lĩnh vực công tác:...; Số năm kinh nghiệm:...

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quí vị!

1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DU KHÁCH

Kính chào quý khách!

Tôi tên Nguyễn Bùi Thanh Thảo là cao học viên của trường Đại học Kinh tế -Đại

học Huế. Tôi đang thực hiện đề tài ‘Nghiên cứu hình ảnh điểm đến Huế’ cho luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi vô cùng biết ơn khi quý vị dành chút thời gian trả lời

những câu hỏi dưới đây. Những ý kiến quý báu của quý vị chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và không sử dụng cho bất kì mục đích nào khác. Xin chân thành

cám ơn quí vị!

***********

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG Câu 1. Đây là lần thứ mấy quý khách đến với thành phố Huế:

 Lần đầu  Thứhai  Hơn 2 lần

Câu 2.Độ dài chuyến đi của Ông/bà đến Huế lần này?

 1–2 ngày  3 -4 ngày  5- 6 ngày  Hơn 6 ngày

Câu 3.Mục đích chuyến đi của ông/bà đến Huế? (Chỉ chọn 01 mục đích quan trọng nhất của chuyến đi)

 Tham quan, nghỉ dưỡng Thăm thân (bạn bè, họhàng...) Kinh doanh  Hội nghị, hội họp Học tập nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa

Câu 4. Hình thức tổ chức chuyến đi (TO = Công ty lữ hành, TA = đại lý lữ hành)

Hình thức chuyến đi Tour trọn gói của các

TO/TA Tựtổchức Số người trong nhóm

Một mình -

Theo nhóm

Câu 5. Xin hãy trả lời những câu hỏi sau với các đáp án mà quý khách nghĩ đến đầu tiên theo cách tựnhiên nhất:

5.1Xin cho biết những đặc điểm/ấn tượng nào xuất hiện trong tâm trí Ông/Bà khi nghĩ

vềHuếlà một điểm đến du lịch?

5.2 Ông/Bà hãy mô tả bầu không khí hay tâm trạng mà ông/bà mong đợi được cảm nhận khi đi du lịch đến Huế?

5.3 Ông/Bà hãy liệt kê bất kỳnhững nét khác biệt hoặc độc đáo của điểm đến Huế?

PHẦN II. Ý KIẾN CỦA QUÍ KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN

Câu 6. Xin quý khách cho biết ý kiến của mình về các nhận định dưới đây (Xin hãy khoanh vào con số phù hợp với ý kiến của quí khách: Bên trái của bảng là mức độ quan trọng mà ông/bà của các thuộc tính điểm đến khi đi du lịch nói chung - từ 1 là ít quan trọng nhất và 5 là quan trọng nhất; Bên phải bảng là ý kiến đánh giá của ông/bà về những yếu tố của điểm đến du lịch Huế theo mức độ đồng ý - từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý).

Mức độ đồng ý với thuộc tínhđiểm đến Huế Các nhận định về thuộc tính điểm đến Mức độquan trọng khi quyết định đi du lịch 5 4 3 2 1 1. Cảnh quan thiên nhiên đẹp

5 4 3 2 1 5 4 3 2 1 2. Khí hậu dễchịu 5 4 3 2 1 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu HÌNH ẢNH điểm đến DU LỊCH HUẾ min (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)