5. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Môi trường làm việc và điều kiện làm việc
Môi trường làm việc là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng CBCC cấp xã – phường – thị trấn. Địa phương nào chú trọng nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, phương tiện làm việc, môi trường làm việc thoải mái, xây dựng quy chế dân chủ tại cơ quan, tinh thần đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã – phường – thị trấn cao, thì địa phương đó cán bộ, công chức sẽ có được động lực làm việc tốt, luôn sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, rèn luyện thể thao và chăm sóc sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần một cách thường xuyên sẽ tạo động lực cho Cán bộ, công chức cấp xã – phường – thị trấn cảm thấy thoải mái, qua đó tạo thêm sức mạnh, niềm tin để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.3.4. Nhận thức của cán bộ, công chức cấp xã –phường – thị trấn
Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã – phường – thị trấn là nhân tố cơ bản và quyết định đến chất lượng của mỗi cán bộ, công chức cấp xã – phường – thị trấn bởi vì thuộc yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, người cán bộ, công chức cấp xã – phường – thị trấn cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm giải quyết công việc, giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Muốn được như vậy, họ phải thường xuyên tham gia học tập các khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, với niềm đam mê, hứng thú. Đồng thời, phải có ý thức cao trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả. Những cán bộ, công chức cấp xã – phường – thị trấn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, không nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến chủ quan, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương… Từ đó, bị phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, ý thức tổ chức kỷ luật kém, tha hóa về đạo đức, lối sống…, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,… làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Như vậy nhận thức là vấn đề quan trọng mà cán bộ, công chức lãnh đạo cần quan tâm trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp cơ sở cũng như các cấp khác trong bộ máy nhà nước hiện nay.