Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 98 - 99)

34 Điều kiện thực hiện giải pháp

3.4.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Với mục tiêu xây dựng hệ thống y tế Việt Nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, đạt và vượt các chỉ tiêu đạt ra trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻnhân dân giai đoạn 2011 - 2020, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm đến sự phát triển và hoạt động của ngành y tế nói chung và hoạt động của các Viện thuộc y tế dự phòng nói riêng.

- Nhà nước mà ở đây là các cơ quan chức năng, quản lý của Nhà nước cần phải phải tiếp tục xây dựng để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về y tế đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính của các Viện thuộc hệ y tế dự phòng - loại hình đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế để phù hợp với nhu cầu vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

- Nhà nước cũng cần nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp nghề, thu nhập của cán bộ y tế, hệ thống định mức tiêu chuẩn trong ngành y tế và xây dựng các định mức chi hợp lý phù hợp với điệu kiện phát triển kinh tế của đất nước cũng như quy mô phát triển của ngành.

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp và đồng bộ trong việc thực hiện cơ chế tự chủ nói riêng và tài chính nói chung tại các đơn vị sự nghiệp

công lập ngành y tế. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện tự chủ của các đơn vị thông qua việc nghiên cứu ban hành các tiêu chí, điều kiện thực hiện tự chủ cho các đơn vị, xây dưng hệ thống giám sát chất lượng và chi phí dịch vụ.

- Hoàn thiện và tăng cường việc kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng như: Kiểm toán, thanh tra Bộ Tài chính…và việc kiểm tra kế toán tài chính của cơ quan quản lý cấp trên - Bộ Y tế. Thực tế công tác kiểm tra, kiểm toán mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp trong hoạt động tài chính mà chưa đánh giá được tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực. Vậy các cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát cũng cần phải thay đổi về quan điểm, phương pháp, nội dung kiểm tra đặc biệt là tính chủđộng hơn trong việc thực hiện chuyên môn của mình.

Bộ Y tế cần sớm ban hành các văn bản có liên quan để hướng dẫn (Nghị định 16) áp dụng cho các đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực y tế. Đồng thời Bộ cũng cần phải nhanh chóng ban hành định mức KT- KT đối với lĩnh vực y tế để làm các cơ sở căn cứ xác định giá các dịch vụ công sao cho phù hợp với cơ chế tài chính đối với các đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế, thay đổi theo xu hướng giống như hoạt động SXKD của doanh nghiệp, cùng với đó ngày 20/11/2015 Quốc hội thông qua “Luật số 88/2015/QH13”-Luật Kế toán (sửa đổi) thay thế Luật kế toán số 03/2003/QH1. Thông tư 107/2017/TT-BTC cần được hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết cụ thể về các điều kiện để ghi nhận, phân biệt rõ việc ghi nhận giữa các giao dịch NSNN cấp với các giao dịch Nhà nước đặt hàng theo nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)