- Đối với Chính phủ
Trước hết, bằng các công cụ quản lý vĩ mô, Chính phủ cần tạo lập và duy trì một môi trường kinh tế - xã hội ổn định. Mặt khác, Chính phủ cũng cần xây dựng quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế cụ thể cho từng ngành, từng vùng và cho cả nước đảm bảo tính hợp lý, tránh sự trùng lặp kém hiệu quả. Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp và Ngân hàng có những định hướng rõ ràng trong việc đầu tư, từ đó yên tâm bỏ vốn đầu tư.
Để giúp các NHTM có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở để cho công tác thẩm định tài chính dự án, Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động của kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ phải chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính, đồng thời ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và công khai các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Đối với các Bộ, Ngành liên quan
Các Bộ, Ngành chủ quản cần nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án, đặc biệt là về các lĩnh vực chuyên môn như kỹ thuật, công nghệ, thị trường, kinh tế - xã hội, môi trường. Hàng năm, các Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải,... nên ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể để làm cơ sở cho Ngân hàng trong việc so sánh hiệu quả các chỉ tiêu tính toán được trong quá trình thẩm định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về trình tự xây dựng và lập dự án đầu tư, cần có những cơ chế chính sách hướng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực có hiệu quả.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường vai trò trong việc hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định, phát triển và nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên và đặc biệt là trợ giúp về nguồn cung cấp thông tin.
- NHNN thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình cũng như các nội dung liên quan đến công tác thẩm định dự án, từ đó giúp cho các NHTM thực hiện công tác này một cách bài bản, thống nhất. - NHNN cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, hội thảo ngắn ngày cho
các cán bộ trong ngành nhằm giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngoài ra hàng năm nên tổ chức các buổi hội nghị tổng kết năm trong toàn ngành để trao đổi, tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa các cán bộ thẩm định, tín dụng của các NHTM.
- Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Trung tâm thông tin Tín dụng (CIC). Trong tương lai, trung tâm này phải giữ vai trò là điều phối viên, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin quan trọng. Để làm được điều đó, CIC cần có mối liên hệ chặt chẽ với các NHTM để thu thập thông tin, từ đó sẽ tiến hành tổng hợp lại: doanh nghiệp nào có uy tín, doanh nghiệp nào tiềm ẩn rủi ro cao,... để khuyến nghị với các NHTM khác kịp thời. Ngoài ra, CIC cũng cần phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Tổng cục Thống kê,. để trao đổi, thu thập các thông tin liên quan tới các lĩnh vực thẩm định dự án.
3.3.3. Kiến nghị với NHTMkhác
Để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại các NHTM khác nói chung và tại NHCT Thanh Xuân nói riêng, cần phải:
- Thường xuyên có sự trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng và các bộ phận thẩm định tại các ngân hàng đó.
- Tăng cường hợp tác, phát huy thế mạnh của mỗi ngân hàng trong các lĩnh vực nhằm hỗ trợ bổ sung cho nhau trong các dự án đồng tài trợ.
- Hỗ trợ nhau thu thập và trao đổi những thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng.
3.3.4. Kiến nghị với NHCT Việt Nam
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, toạ đàm trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ về các chuyên đề thẩm định dự án đầu tư.
- Ngân hàng cũng cần nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa quy trình cho vay theo dự án đầu tư, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống.
- Thành lập trung tâm lưu trữ thông tin về dự án mà NHCT đã thẩm định để tất cả các chi nhánh trong hệ thống có thể đăng nhập và truy xuất những thông tin cần thiết làm cơ sở so sánh với dự án hiện chi nhánh đang thẩm định. Nguồn thông tin này phải thường xuyên được cập nhật, đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy cao. Với nguồn thông tin như vậy sẽ hỗ trợ cho công tác thẩm định: rút ngắn thời gian thẩm định và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Chi nhánh.
- NHCT Việt Nam cần thành lập một Ban thanh tra giám sát thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác thẩm định của Chi nhánh.
- Hỗ trợ cho chi nhánh về việc cung cấp thông tin của nền kinh tế, thông tin từ các bộ, ngành, nghề...phục vụ cho công tác thẩm định đầu tư của cán bộ thẩm định tại Chi nhánh.
3.3.5. Kiến nghị với chủ đầu tư
Hiệu quả hoạt động thẩm định của Ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào mức độ hợp tác cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng, chủ đầu tư nên:
- Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính kế toán và kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật.
- Là khách hàng, là đối tác kinh doanh của Ngân hàng, chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của thẩm định tài chính dự án, tuyệt đối không nên coi dự án chỉ mang ý nghĩa hình thức để vay vốn.
- Cung cấp cho Ngân hàng đầy đủ những số liệu cần thiết một cách nhanh chóng, chính xác và đúng quy chuẩn. Muốn thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần có hệ thống kế toán rõ ràng và phải được công nhận bởi một công ty kiểm toán tin cậy. Cho nên, ngoài việc tuyên truyền ngân hàng cần có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin cung cấp cho ngân hàng, nếu cung cấp sai sự thực cần phải chịu hình thức xử phạt nghiêm minh.
- Chủ đầu tư cần nâng cao chất lượng công tác lập dự toán đầu tư, qua đó có thể lập nên một dự án khả thi, giúp ích cho Chi nhánh trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định dự án.
- Cần sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện triển khai dự án theo đúng tiến độ, kế hoạch đã nêu trong dự án.
Trên đây là những kiến nghị chung đối với Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan, NHNN và chủ đầu tư nhằm tạo cơ sở tiền đề cho việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng tại NHCT Thanh Xuân. Việc nghiên cứu kỹ các kiến nghị kết hợp với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên thì vấn đề hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án mới có hiệu quả, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên cho thấy, thẩm định tài chính dự án là một nội dung rất quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Hơn nữa, thẩm định tài chính dự án còn là công việc có nội dung và quy trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức khác nhau. Công tác thẩm định tài chính dự án không chỉ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người cán bộ thẩm định mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: quy trình, nội dung thẩm định, trang thiết bị công nghệ, thông tin, cách thức tổ chức quản lý, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, v.v... Vì vậy, để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án không chỉ dựa vào sự nỗ lực của Ngân hàng mà còn cần có sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ ngành liên quan, đồng thời phải có quá trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về mọi mặt trong
công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng.
Do nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ thời gian, nguồn lực, và các điều kiện cập nhật thông tin, dữ kiện và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo, bạn đọc để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2004), Giảo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. TS. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng phát triển - NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. TS. Đinh Thế Hiển (2003), Sách Lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. TS. Lưu Thị Hương (chủ biên) (2003), Giảo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. TS. Lưu Thị Hương (chủ biên) (2004), Giáo trình Thẩm định Tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội.
6. Ngân hàng công thương Việt Nam (2006), Quyết định số 2207/QĐ- NHCT5 ngày 18/12/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam về việc ban hành Quy trình cho vay theo dự án đầu tư (QT.05.01).
7. Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, Hà Nội (2008, 2009, 2010), Bảo cáo kết quả kinh doanh thường niên, Hà Nội.
8. Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, Hà Nội (2010), Chiến lược phát triển của Chi nhảnh, Hà Nội.
9. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư,
NXB Thống kê, Hà Nội.
10.Tạp chí Ngân hàng - Thị trường Tài chính tiền tệ năm (2008, 2009, 2010).