Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu 0567 hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại NH VID public sở giao dịch hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 105)

Ngân hàng Nhà nuớc là cơ quan quản lý hành chính, ban hành các văn bản, quy chế, chính sách chỉ đạo và huớng dẫn các hoạt động của NHTM. Để tạo môi truờng cho vay thông thoáng đối với các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nuớc cần ban hành quy định rõ ràng, thống nhất về quy chế cho vay, tỷ lệ cho vay, bảo đảm tiền vay... phù hợp với các loại hình doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức thuơng mại Thế giới (WTO) và sắp tới là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Duơng (TPP), các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, với đặc điểm chung là quy mô nhỏ, thuơng hiệu, uy tín còn thấp, thiếu về tài sản đảm bảo, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể vuợt qua các điều kiện vay vốn để tiếp cận đuợc nguồn vốn Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nuớc cần nghiện cứu, đơn giản hóa thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để bộ phận này có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nuớc cũng cần sớm hoàn

thiện các văn bản hiện có đồng thời xây dựng thêm các quy định nhằm đảm bảo hệ thống pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói riêng đầy đủ, rõ ràng và đơn giản.

Để hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập tìm kiếm thông tin, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường và phát triển hệ thống thông tin ngân hàng. Hiện tại, CIC là trung tâm thu thập và cung cấp các thông tin về tình hình vay mượn của các cá nhân cũng như tổ chức, đóng vai trò một nguồn thông tin quan trọng khi thẩm định tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiện, đòi hỏi của ngành Ngân hàng còn cao hơn rất nhiều so với những gì CIC cung cấp. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm này từ khâu nhập dữ liệu đến việc lưu trữ xử lý và cung cấp số liệu để đảm bảo thông tin được chính xác, tin cậy và kịp thời. Ngân hàng nhà nước cũng cần sửa đổi, bổ sung các quy định bắt buộc về cung cấp thông tin không chỉ với các NHTM mà cả các tổ chức khác có cùng chức năng cung cấp tín dụng. Đặc biệt, các thông tin cung cấp cần đảm bảo yêu cầu về tính trung thực, tính đầy đủ, cập nhật gắn liền với trách nhiệm của các tổ chức cung cấp thông tin, số liệu.

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát đối với NHTM để bảo đảm hoạt động tín dụng diễn ra lành mạnh. Tránh tình trạng các khoản vay được giải ngân sai mục đích, cho vay các khách hàng không đủ tiêu chuẩn dẫn làm tăng rủi ro và có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần kiên quyết xử lý các sai phạm của NHTM để nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời thường xuyên thu thập, trao đổi thông tin với các Bộ, ngành liên quan để tạo nguồn thông tin đa dạng như thông tin thị trường, về quy hoạch, phát triển, định hướng, chính sách từng thời kì, từ đó trợ giúp kịp thời và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng của NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động của NHTM, căn cứ vào phương hướng chỉ đạo của các cơ quan quản lý, định hướng phát triển của Ngân hàng VID Public- Sở giao dịch Hà Nội và xuất phát từ những tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội như đã trình bày ở chương 2, trong chương 3, luận văn đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện và tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội. Các giải pháp tập trung hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp từ việc nâng cao chất lượng nguồn thông tin dành cho thẩm định đến hoàn thiện quy trình tín dụng, tăng cường công tác thẩm định tài sản đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD. Để những giải pháp, kiến nghị trên có tính khả thi cao và đạt được hiệu quả cao hơn thì không chỉ có sự nỗ lực riêng của bản thân ngân hàng mà phải có sự kết hợp đồng bộ, thống nhất những giải pháp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan.

KẾT LUẬN

Hiện nay, nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể, phá sản không ngừng tăng, bên cạnh đó là môi trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại các Ngân hàng buộc phải tăng cường hoạt động cho vay và đặc biệt phải sàng lọc, lựa chọn được những khách hàng tốt, khả năng tài chính lành mạnh để giảm thiểu được rủi ro. Để giải quyết vấn đề này, một trong những biện pháp quan trọng nhất đó là nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn tại Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội cùng với việc kế thừa những nghiên cứu trước đó, luận văn đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau: Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận chung về Công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại NHTM và đặc biệt là các nội dung chủ yếu của công tác này. Luận văn cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội. Đồng thời, luận văn đã nêu rõ định hướng và mục tiêu phát triển của Sở giao dịch Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội.

Vì thời gian có hạn cũng như kiến thức của tôi còn hạn chế nên nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ Ban lãnh đạo Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội, các thầy cô và đồng nghiệp để hoàn thành bài nghiên cứu tốt hơn nữa. Cuối cùng tôi xin chân thành cản ơn TS. Phạm Phan Dũng cùng các cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội đã tạo điều kiện, nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài nghiên cứu.

1. Chính Phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ban hành ngày

16/07/2009, Hà Nội

2. PGS. TS. Nguyễn Văn Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

3. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

4. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

5. TS. Tô Ngọc Hưng, TS. Nguyễn Kim Anh (2008), Giáo trình nghiệp

vụ kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội

6. PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm, Ts. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình

Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

7. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư số 37/2012/TT-NHNN ban hành

ngày 28/12/2012, Hà Nội

8. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 29/2013/TT-NHNN ban hành

ngày 06/12/2013, Hà Nội

9. Ngân hàng VID Public, Quy trình nghiệp vụ cho vay, Hà Nội

10. Ngân hàng VID Public (2011), Báo cáothường niên

năm 2011, Hà Nội

11. Ngân hàng VID Public (2011), Báo cáothường niên

năm 2012, Hà Nội

12. Ngân hàng VID Public (2011), Báo cáothường niên

năm 2013, Hà Nội

13. Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội (2014), Báo cáo thẩm

định của phòng tín dụng, Hà Nội

14. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội

15. Trang thông tin Ngân hàng VID Public: http://vidpublicbank.com.vn 16. T rang thông tin Ngân hàng nhà nước: http: //sbv. gov.vn

Năm tài chính 2013 2012 2011 Tổng doanh thu 105.027.488.500 98.016.770.000 86.117.563.500

Các khoản giảm trừ (36.934.453.966) (34.895.958.135) (29.171.352.178)

Doanh thu thuần 68.093.034.534 63.120.811.865 56.946.211.322

Giá vốn hàng bán (38.075.085.854) (34.865.157.038) (36.061.011.104)

Lợi nhuận thuần

Thu nhập từ hoạt động tài chính

30.017.948.680

467.852.167 28.255.654.82726.079.351 20.885.200.21821.536.752 Chi phí tài chính (2.115.711.366) (1.069.964.890) (1.231.851.066)

Trong đó: Chi phí lãi vay (2.115.711.366) (986.148.716) (740.320.506)

Chi phí quản lý doanh nghiệp

(19.110.187.918) (17.918.544.739) (13.316.691.834)

Lợi nhuận gộp 9.259.901.563 9.293.224.549 6.358.194.070

Thu nhập khác - 12.594.840 13.845.136

Chi phí khác (335.971.420) (29.293.315) (91.726.831)

Lợi nhuận trước thuế 8.923.930.143 9.276.526.074 6.280.312.375

Thuế thu nhập doanh nghiệp

(1.963.264.631) (2.040.835.736) (1.381.668.722)

Lợi nhuận sau thuế

___>_____>___-____________ 6.960.665.511 7.235.690.338 4.898.643.652 Tiếng Anh

18. Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and

Financial Markets, United States of America

A Tài sản ngắn hạn 55.135.282.819 38.785.098.171 24,429,054,957

I Tiền và tương đương tiền 126.044.507 5.787.070 150,824,829 II Khoản phải thu 28.618.744.661 22.235.705.141 13,731,359,657

1 Phải thu từ khách hàng 16.146.455.675 12.875.921.234 7,323,055,632 2 Trả trước cho người bán 3.073.752.146 3.140.210.060 2,035,765,030 3 Thuế VAT được khấu trừ 609.849.142 707.149.504 405,322,614 4 Các khoản phải thu khác 8.788.687.698 5.512.424.343 3,967,216,381

III Hàng tồn kho 23.435.537.747 14.576.673.776 9,686,264,558 IV Tài sản ngắn hạn khác 2.954.955.904 1.966.932.184 860,605,913

B Tài sản dài hạn 9.559.973.929 9.096.511.252 8,115,970,997

I Các khoản phải thu dài hạn - - -

II Tài sản cố định 1.755.487.252 1.322.082.193 1,456,382,053

1 Giá trị 2.466.965.658 1.900.654.113 1,828,003,204 2 Khấu hao lũy kế (711.478.406) (578.571.920) (371,621,151)

III Xây dựng dở dang 7.804.486.677 7.774.429.059 6,659,588,944 IV Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN 64.695.256.748 47.881.609.423 32.545.025.954 NGUỒN VỐN A Nợ ngắn hạn 21.462.249.251 17.290.770.980 11,264,713,579 I Vay ngắn hạn 19.228.859.454 15.244.280.415 8,071,812,917 II Phải trả người bán 1.359.542.064 1.003.062.770 1,841,805,313 III Người mua trả tiền trước 7.613.273 181.110.932 220,208,470 VI Các khoản phải trả khác 298.839.879 20.269.977 333,737,500

B Nợ dài hạn 3.752.238.905 33.999.994 -

I Vay dài hạn 3.752.238.905 33.999.994 -

C Vốn chủ sở hữu 39.480.768.592 30.556.838.449 21,280,312,375

I Vốn điều lệ 15.000.000.000 15.000.000.000 15,000,000,000 II Lợi nhuận dữ lại 24.480.768.592 15.556.838.449 6,280,312,375 TỔ

N G NGUỒN VỐN 64.695.256.748 47.881.609.423 32.545.025.954

(Nguồn: Tờ trình thẩm định tại Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội)

Phụ lục số 02: Tổng hợp bảng cân đối kế toán Công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Trà Giang

1. Hệ số khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 2,57 2,24 2,17 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,07 1,08 1,27 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 5,22 10,41 9,48

2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ 0,33 0,36 0,34

Tỷ suất tự tài trợ 0,67 0,64 0,66

Hệ số đòn bẩy tài chính 0,64 0,57 0,53

3. Chỉ tiêu năng lực hoạt động

Số ngày hàng tồn kho 225 153 98

Số ngày khoản phải thu 87 74 47

Số ngày khoản phải trả 13 11 19

Số ngày một vòng quay 311 227 145

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Tăng trưởng doanh thu 7,88% 10,84% 39,15%

ROS 13,11% 14,70% 11,03%

ROA 12,36% 17,99% 17,38%

ROE 19,87% 27,91% 25,00%

(Nguồn: Tờ trình thẩm định tại Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội)

Phụ lục số 03: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Trà Giang

1. Sô năm hoạt động 9 năm 45

2. Kinh nghiệm của ban quản lý Trên 10 năm lõ

3. Lịch sử tín dụng tôt 6 năm 340

4. Lịch sử tín dụng tôt của các đơn vị có liên quan

4 năm ^75

5. Phân loại hình kinh doanh theo Loại hình được khuyên khích lô

_____________________________________________________ Tông

34Õ

II. Điểm tài sản đảm bảo

1. Loại tài sản đảm bảo Nhà ở 40

2. Tỷ lệ tài trợ 68% 300

_____________________________________________________ Tông

34Õ

III. Điểm tài chính

1. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 7,9% 3

2. ROS 131 30

3. Hệ sô khả năng thanh toán

nhanh 1,07 12

4. Hệ sôđòn bây tài chính 0,64 36

5. Hệ sô khả năng thanh toán lãi

vay 5,22 20

6. Sô ngày khoản phải thu “87 36

7. Tỷ lệ dòng tiên từ hoạt động kinh doanh/ Tổng Doanh thu

-6,8% “-50

Tông 37

(Nguồn: Tờ trình thẩm định tại Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội)

Phụ lục số 04: Chấm điểm tín dụng Công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Trà Giang

Một phần của tài liệu 0567 hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại NH VID public sở giao dịch hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w