ĐH + CĐ 52 224 54 34 214 264 455 213 29 213 232 398 309 308 221 39 364 214 932 474 707 308 260
3.2. Đánh giá thực trạng các dịch vụ tại trường đại học Cửu Long
Dựa trên hệ thống các định hướng phát triển giáo dục của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Cửu Long luôn đổi mới, cải tiến chương trình đào tạo, hoàn thiện các dịch vụ phục vụ SV, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, nhân viên, nâng cấp, tháy mới hệ thống thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ SV ngày càng tốt hơn. Để đánh giá về thực trạng của các dịch vụ phục vụ SV trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin điểm lại thực trạng một số dịch vụ phục vụ SV của trường Đại học Cửu Long như sau:
3.2.1. Chương trình đào tạo
3.2.1.1. Những điểm mạnh
Trường Đại học Cửu Long áp dụng các chương trình đào tạo đạt chuẩn và hệ thống văn bằng chính quy. Với mong muốn trở thành trung tâm đào tạo nhân lực hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trường đã không ngừng cải tiến giáo trình giảng dạy, cập nhật giáo trình từ các trường đại học hàng đầu thế giới, kết hợp đào tạo với NCKH và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó,trường còn cung cấp các hệ đào tạo đa dạng, có khả năng liên thông từ cao đẳng lên đại học, vừa làm vừa học, văn bằng 2, sau đại học… đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Từ ngày 15/10/2012, Trường Đại học Cửu Long đã chính thức triển khai Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ và được bổ sung, sửa đổi ngày 22/9/2015 để đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trường ban hành quy định về lấy ý kiến đánh giá của SV đối với giảng viên nhằm nêu cao vai trò trung tâm của SV trong công tác đào tạo, giúp nhà trường quản lý tốt đội ngũ giảng viên và hoạt động đào tạo của họ, từ đó trường có những chiến lược phát triển đào tạo tốt hơn.
3.2.1.2. Những điểm yếu
Mặc dù đã chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, có hệ thống quản lý edusoft nhưng việc đăng ký học theo tín chỉ, theo thầy, học vượt, học song song 02 ngành… vẫn chưa được áp dụng; SV học chủ yếu dựa trên sự sắp xếp của nhà trường nên chưa phát huy hết khả năng học tập chủ động của mình.
Nhà trường chưa quản lý được thời gian tự học của SV, một số SV chưa tự ý thức được việc tự học, tự nghiên cứu tại nhà, tại thư viện… nên kết quả học tập, chất lượng học tập chưa đạt yêu cầu.
3.2.2. Đội ngũ giảng viên, nhân viên
3.2.2.1. Những điểm mạnh
Một nhân tố rất quan trọng, quyết định sự thành công là lực lượng thầy cô giáo. Ngay từ những ngày đầu, Ban giám hiệu đã chú trọng tuyển dụng những thầy cô trẻ, giỏi, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tốt nghiệp từ các trường Đại học. Tính đến ngày 30/9/2014, trường Đại học Cửu Long đã có 243 cán bộ - giảng viên cơ hữu (98 cán bộ, 145 giảng viên). Ngoài ra, hàng năm trường còn mời trên 300 Phó giáo sư, Tiến sĩ, thạc sĩ và giảng viên giỏi về chuyên môn, có tâm huyết với đồng bằng sông Cửu Long từ thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Long An,... về giảng dạy.
Ngày 27/4/2013, Trường đã ban hành Quy định về công tác cố vấn học tập, hỗ trợ SV trong định hướng học tập, NCKH… giúp SV chủ động trong học tập, NCKH, tham gia các hoạt động ngoại khoá…
3.2.2.2. Những điểm yếu
Một số Cố vấn học tập chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, chưa thật sự là người chia sẻ, định hướng, hỗ trợ cho SV trong học tập, NCKH, hoạt động ngoại khoá. Một số chuyên viên ở các Phòng, Khoa, Bộ môn khi tiếp xúc với SV có thái độ cao có, hách dịch… gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người thầy trong lòng SV.
3.2.3. Cơ sở vật chất
3.2.3.1. Những điểm mạnh
Trường Đại học Cửu Long tự hào là một trong số ít các trường đại học ngoài công lập trên cả nước có một hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với diện tích hơn 22 hecta gồm khu làm việc dành cho cán bộ quản lý, hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, phòng mô phỏng doanh nghiệp, Thư viện điện tử, khu nhà nghỉ, nhà ăn, khu thể thao SV…
Hình 3.2 – Sơ đồ huy hoạch 1:500 của trường Đại học Cửu Long
Hệ thống giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng mô phỏng doanh nghiệp được trang bị các trang thiết bị cao cấp, đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho công tác học tập và nghiên cứu, hệ thống mạng máy tính đồng bộ sử dụng các phần mềm tiên tiến, hệ thống máy chiếu projector, âm thanh…
Hình 3.3 - Ảnh toàn cảnh các giảng đường, thư viện điện tử trường ĐHCL
Thư viện điện tử được tổ chức trang bị hoàn chỉnh với các thiết bị, hệ thống tài liệu, sách, giáo trình hỗ trợ tối đa cho việc học tập, tra cứu, nghiên cứu của SV.
Khu nhà nghỉ, khu thể thao, nhà ăn được trang bị hiện đại, thoải mái đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của giảng viên thỉnh giảng và SV.
Khu ký túc xá liên kết của nhà trường được xây dựng khang trang, thoáng mát, có khu thể thao, giải trí… trang bị hệ thống camera quan sát, giữ xe bằng thẻ từ, có bảo vệ chuyên nghiệp phục vụ 24/24, đáp ứng đa dạng nhu cầu của SV.
Hình 3.6 – Lãnh đạo trường thăm Ký túc xá liên kết của trường Hình 3.5 – Khu thư viện, phòng thực hành, phòng thí nghiệm
Trong đó những năm vừa qua trường đầu tư xây dựng với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Gần đây nhất (năm học 2012-2013: đầu tư 2 tỷ xây dựng hành rào và cổng mới; 500 triệu đồng cho thiết kế tổng thể; 63 tỷ đồng cho việc quy hoạch, thiết kế và chuẩn bị, xây dựng trung tâm hành chính của trường). Hiện đã xây dựng trên diện tích sử dụng là 26.772m2, trong đó Hội trường, các phòng học 9.013m2; Thư viện 995m2; Phòng thí nghiệm, thực hành,… 10.064m2; Trung tâm hành chính: 6.700m2. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy như: Máy chiếu, máy tính, phòng lab,…
Hình 3.7 – Bản thiết kế sân bóng đá cỏ nhân tạo của trường
Trường đã có một Trung tâm quản lý thông tin mạng với đường truyền tốc độ lớn: nội bộ leasedline 20Mbs, quốc tế: 04 Mbs; thư viện điện tử: 100Mbss FPTH, đường truyền trực tuyến quốc tế: 100Mbs FTTH; đủ mạnh cho SV và giảng viên hòa mạng hoặc vào trang web của trường lấy tư liệu. Một thư viện chưa lớn nhưng khang trang, hiện đại phục vụ cho giảng viên và SV nghiên cứu và học tập.
Hình 3.8 – SV trong giờ thực hành
Ngoài những thành quả đã đạt được đến thời điểm này, trường Đại học Cửu Long không ngừng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hiện đại hóa các giảng đường, phòng thí nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH, chuyển giao công nghệ. Hy vọng trong tương lai không xa, trường Đại học Cửu Long sẽ trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học hàng đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Hình 3.9 – SV học trên giảng đường
Nhìn chung, trường Đại học Cửu Long là một trong những trường đại học ngoài công lập có cơ sở khang trang, hiện đại. Đáp ứng cơ bản việc học tập, nghiên cứu của SV.
Bảng 3.2 – Bảng thống kê phòng thí nghiệm, phòng thực hành
Stt Tên phòng thí nghiệm/ thực hành phòngSố trang bịNăm
1 Phòng thí nghiệm Hoá 1 2003 2 Phòng thí nghiệm Sinh 1 2003 3 Phòng thí nghiệm Lý 1 2003 4 Phòng thí nghiệm vi sinh vật 1 2013 5 Phòng thí nghiệm Hoá- CNTP 1 2008 6 Phòng thí nghiệm CNSH 2 2009 7 Phòng thí nghiệm VLXD 1 2012 8 Phòng máy tính 7 2003-2012
9 Phòng thực hành mô phỏng doanh nghiệp 02 2008/2010
10 Phòng máy thư viện 2 2010
11 Phòng LAB ngoại ngữ 2 2005/ 2014
12 Phòng thực hành Điện - Điện tử 1 2006
13 Phòng thực hành Trắc địa, đo đạc 1 2012
14 Phòng thực hành nông học 1 2007
15 Nông trại thực nghiệm 1 2007
16 Xưởng thực hành cơ khí 1 2010
(Nguồn: Kỷ yếu 15 năm thành lập trường Đại học Cửu Long)
3.2.3.2. Những điểm yếu
Hệ thống wifi chưa phủ sóng khắp trường mà chỉ tập trung ở một vài điểm, chưa đáp ứng tốt nhu cầu truy cập thông tin của SV.
Số lượng đầu sách của thư viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu, nghiên cứu của SV.
Thiết bị phục vụ học tập tại một số phòng học đã xuống cấp, chưa được sửa chữa, thay mới kịp thời.
Chưa có khu tự học dành cho SV tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp mà chủ yếu là học tại hệ thống bàn, ghế đá trong khuôn viên trường, điều này có nhiều bất lợi cho SV khi gặp thời tiết xấu.
Trường chưa có ký túc xá độc lập cho SV mà chỉ có lý túc xá liên kết, đa số SV phải ở ngoại trú gây bất lợi trong việc quản lý giờ giấc, học nhóm và sinh hoạt ngoại khoá.
3.2.4. Hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá là một trong những hoạt động được triển khai song song với hoạt động đào tạo, giúp cho người học phát triển toàn diện về mặt nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. xác định được tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá, nhà trường luôn có sự quan tâm chỉ đạo các đơn vị triển khai.
3.2.4.1. Những điểm mạnh
Thứ nhất, Thực hiện chế độ chính sách: Nhà trường luôn quan tâm đến việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách như: Chính sách vay vốn tín dụng SV, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, cấp phiếu điểm, xác nhận tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, tổ chức đón tết cho SV không có điều kiện về quê ăn tết, tổ chức tết chol chnam thmay cho SV dân tộc khmer… tất cả đều có quy trình và được triển khai đầy đủ, kịp thời hiệu quả.
Định kỳ hàng quý, học kỳ, SV được gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với lãnh đạo trường, tạo điều kiện để các em góp ý về điều kiện học tập, quản lý và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các em trong quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện tại trường.
Hình 3.10 – Lãnh đạo trường gặp gỡ đối thoại trực tiếp với SV
Thứ hai, Hoạt động nghiên cứu khoa học (HĐNCKH): Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng, có mối quan hệ gắn bó đối với hoạt động đào tạo của trường đại học. Hiện nay, xu hướng thế giới là đánh giá chất lượng giáo dục thông qua chất lượng nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học cũng là công cụ quan trọng để điều chỉnh, định hướng cho công tác giáo dục. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đơn vị đào tạo và tiến đến sự tự chủ, yếu tố sống còn của một trường phụ thuộc vào chất lượng đào tạo, do đó HĐNCKH luôn được được chú trọng đúng mức.
Ban Giám hiệu trường đã từng bước xây dựng và triển khai các hoạt động phục vụ cho NCKH của cán bộ, giảng viên và SV trường. Hàng năm, nhà Trường đều có định hướng chiến lược về HĐNCKH, phổ biến, triển khai sâu rộng đến từng đơn vị cá nhân. Chính vì thế mà HĐNCKH của Trường đã gặt hái được những thành quả khả quan.
Hình 3.11 - Đội tuyển Olympic Cơ học toàn quốc Trường ĐHCL
Việc quan tâm chú trọng của nhà trường đến HĐNCKH còn được thể hiện ở số lượng và kinh phí các đề tài do cán bộ, giảng viên, SV thực hiện.
Bảng 3.3 - Thống kê số lượng đề tài và kinh phí thực hiện từ năm 2011 đến nay
ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN SV CỘNGTỔNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2012 11 6 17 164.760.000 30.000.000 194.760.000 GIAI ĐOẠN 2012 – 2013 8 11 19 131.080.000 52.887.000 183.967.000 GIAI ĐOẠN 2013 – 2014 8 9 17 135.000.000 47.000.000 182.000.000 GIAI ĐOẠN 2014 – 2015 13 6 19 186.375.000 30.000.000 216.375.000 GIAI ĐOẠN 2015 – 2016 15 10 25 177.000.000 50.000.000 227.000.000 (nguồn: Phòng QLKH-SĐH & HTQT).
Bảng 3.4 – Thống kê đề tài nghiên cứu khoa học SV theo ngành
TT ĐƠN VỊ SỐ
LƯỢNG NGHIỆM THU
XẾP LOẠI XS KHÁ TB GIAI ĐOẠN 2012 – 2013 1 Khoa KTCN 3 3 1 2 0 2 Khoa KHNN 8 8 7 1 0 TỔNG 11 11 8 3 0 GIAI ĐOẠN 2013 – 2014 1 Khoa QTKD 1 1 1 0 2 Khoa KTCN 4 4 3 1 0 3 Khoa KHNN 3 3 3 0 0 4 Khoa NN-ĐPH 1 1 1 0 0 TỔNG 9 9 8 1 0 GIAI ĐOẠN 2014 – 2015 1 Khoa QTKD 2 2 2 0 0 2 Khoa NN-ĐPH 1 1 0 1 0 3 Khoa KHNN 3 2 1 1 0 TỔNG 6 5 3 2 0 GIAI ĐOẠN 2015 – 2016 1 Khoa QTKD 1 2 Khoa KTCN 3 3 Khoa KHNN 3 4 Khoa NV 2 5 Khoa CNTT 1 TỔNG 10 (nguồn: Phòng QLKH-SĐH & HTQT).
Ngày 11/7/2015, nhà trường đã tiến hành tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học trong SV năm 2015, nhằm góp phần gắn kết, tạo điều kiện để các bạn SV có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, từ đó nâng cao chất lượng kết quả thực hiện đề tài. Hội nghị cũng là nơi ghi nhận các góp ý, đề xuất của các vị lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên trong trường nhằm phát triển phong trào và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của SV.
Thứ ba, Rèn luyện kỹ năng chuyên ngành: Kỹ năng nghề nghiệp là một trong những kỹ năng cơ bản và cần thiết đối với SV đại học. Do đó, nhà trường xây dựng chương trình học bao gồm lý thuyết, thực hành, thực tập, kiến tập, tham quan thực tế… từ đó SV được hướng dẫn đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn, hiểu được các quy trình trong quá trình thực hiện nghề nghiệp.
Trường đã thành lập các Câu lạc bộ (CLB) học thuật hỗ trợ cho SV rèn luyện, nghiên cứu như:
Câu lạc bộ Du lịch: Thường xuyên tổ chức cho thành viên CLB tham gia các hoạt động giã ngoại, dẫn chương trình, thuyết trình chuyên ngành, thực hành hướng dẫn viên và đảm nhận làm lễ tân cho các lễ hội của trường. giúp SV yêu thích du lịch tham gia các hoạt động để rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, trãi nghiệp các công việc có liên quan đến chuyên ngành để tích góp kinh nghiệm nghề nghiệp, phục vụ tốt cho công việc sau này. Định kỳ hàng năm, CLB đều phối hợp với Khoa, Đoàn thanh niên vận động các công ty du lịch… tổ chức cuộc thi Kiến thức du lịch cho SV tham gia.
Hình 3.12 – SV làm tiếp tân phục vụ các lễ hội của trường
Câu lạc bộ nói Tiếng Anh: Định kỳ hàng tuần đều tổ chức sinh hoạt CLB với nhiều chủ đề khác nhau, thu hút đông đảo SV tham gia. Khoa phân công giảng viên chuyên ngành Tiếng Anh luân phiên sinh hoạt định kỳ. CLB còn kết hợp chương trình “Học giả Fulbright” đưa giáo viên nước ngoài đến sinh hoạt cùng với SV. Giúp SV nâng cao khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, tìm hiểu về văn hoá các nước Phương Tây và Châu Mỹ…
Hình 3.13 - SV giao lưu với người nước ngoài
Câu lạc bộ Văn học: Tổ chức cho SV yêu thích văn chương tham gia sinh hoạt, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, nghiên cứu làm thơ, văn, viết báo, chụp hình, quay phim…, giao lưu với các nhà văn, nhà thơ thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long, Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam…
Hình 3.14 – SV giao lưu với các Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Thứ tư, Rèn luyện kỹ năng mềm: Ngoài những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, SV cần trang bị cho mình các kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho