ÁN VIÊM GAN MẠN TẤN CÔNG

Một phần của tài liệu VIÊM GAN SIÊU VI potx (Trang 35 - 38)

(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng).

Lý XX, nữ, 38 tuổi, chẩn bệnh ngày 18-5-1974. Từ tháng 1-1975 mắc bệnh viêm gan cấp thể vàng da, nằm viện điều trị 3 tháng, khỏi về cơ bản, xuất viện. Năm 1974 tái phát, lại nằm viện 5 tháng, lúc đó Transaminase

không giảm, có lúc lên tới 600 đơn vị, bệnh nhân đã xin lên nằm bệnh viện tỉnh. Kiểm tra gan to, gan dưới bờ sờn 2cm, sờ chưa thấy lách. Transaminase

560 đơn vị, phản ứng Maclagan 20 đơn vị, phản ứng Hanger (+++), chỉ số

hoàng đản bình thường. Chẩn đoán chính xác là viêm gan mạn tấn công.

Bệnh nhân còn thấy hai bên sườn đau chướng, ăn uống không ngon, buồn nôn, tinh thần mệt mỏi, đại tiện lúc loãng lúc khô, tiểu tiện vàng đỏ, miệng

đắng, họng khô, có máu mủ, lòng bàn tay nóng, lưỡi đỏ, rêu trắng bẩn, mạch

Huyền hơi Sác. Đó là can đởm uất nhiệt, vị không còn chức năng hòa giáng,

chữa bằng phép sơ can, giải uất, thanh nhiệt, hòa vị. Cho dùng ‘Gia Vị Tứ

Nghịch Tán (Thang)’ (Sài hồ 10g, Bạch thược 10g, Chỉ thực 10g, Uất kim

10g, Đan sâm 10-15g, Thần khúc 10g, Mạch nha 15g, Liên kiều 10-15g, Bản

lam căn 15-20g, Hoắc hương 10g, Cam thảo 5g, Mao căn 10g. Sắc uống mỗi

ngày 1 thang), bệnh nhân uống 30 thang, kiểm tra lại chức năng gan

Transaminase 125 đơn vị, phản ứng Maclagan 7 đơn vị, phản ứng Hanger (+), các chứng khác đều hết. Lại uống lại trên 20 thang, kiểm tra lại chức

năng gan thì toàn bộ hồi phục như thường. Theo dõi 5 tháng cha thấy có biến

đổi gì khác thường.

Bàn luận: Dùng ‘Gia Vị Tứ Nghịch Tán (Thang)’ tùy bệnh nhân mà gia giảm, đối với viêm gan thể không vàng da, thể vàng da (sau khi về cơ

đều có tác dụng tốt. Đã dùng bài này cho hơn 50 người bị các bệnh kể trên kết quả rất tốt.

Y ÁN VIÊM GAN MẠN

(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng).

Trần XX, nam 23 tuổi đến khám tháng 5 năm 1971. Năm 1964, bệnh nhân bị bệnh viêm gan do virus cấp tính, đã điều trị nửa năm tại một bệnh viện, các triệu chứng và các chức năng gan đều đã có chuyển biến tốt và ra

viện. Nhưng xuất viện mấy năm rồi vẫn thường đau ở vùng gan, khi mệt

nhọc lại càng đau thêm. Tháng 10-1970 bắt đầu thấy đau ở vùng lách, đến

tháng 5-1971 hai bên sườn đau nặng thêm, tay chân bải hoải, không muốn ăn

uống, đại tiện lỏng, lòng bàn chân tay nóng. Khám thấy tình trạng nói chung

còn khá, bờ gan trên ở giữa sườn số 5, bờ dưới ở 2 cm dưới mép sườn trên

đường vạch giữa đòn, chất gan mềm sờ đau, có thể sờ được lách tới 1cm, sờ

hơi đau, mu bàn tay phải có thể thấy bờ răng cưa. Xét nghiệm: chức năng

gan trong phạm vi bình thường, tiểu cầu 120.000/mm3. Rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Hoạt. Cho dùng ‘Ích Can Thang’ (Đảng sâm 12g, Bạch truật

(sao) 10g, Thương truật (sao) 10g, Hoắc hương 10g, Nhân trần 15g, Đương

mẫu lệ 15g, Vơng bất lưu hành 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang). Trong quá trình điều trị, đã gia giảm sử dụng Bội lan 10g, Sinh dĩ mễ 15g, Hồng hoa 12g, Miết giáp 12g. Đồng thời dùng cả các thuốc tây trợ gan. Sau hơn 2

tháng dùng thuốc thấy các triệu chứng đã chuyển biến tốt, ăn ngủ và đại tiểu tiện bình thường, chân tay đỡ bải hỏai, lòng bàn tay chân không còn nóng,

giảm hẳn đau ở vùng gan tì, gan ở dưới sườn 1cm, sờ không thấy đau rõ,

chưa sờ thấy lách. Xét nghiệm lại chức năng gan cũng chưa thấy gì khác

thường, tiểu cầu tăng lên tới 168.000/mm3. Sau đó dùng bài trên làm thành

hoàn mà uống để củng cố tác dụng về sau.

Bàn luận: Bệnh nhân này sưng gan và lách, xét nghiệm chức năng gan

bình thường mà chân tay lại bải hỏai, không thích ăn uống, đại tiện lỏng, rêu

lưỡi trắng, mạch Trầm Hoạt. Đó là các chứng thuộc can uất tỳ hư, khí trệ

huyết ứ, hai bên sườn đau chướng, mạch Hoạt, chứng tỏ là thấp nhiệt chưa thanh. Bởi vậy trong sự phù chính thì nặng về kiện tỳ thư can. Trong bài có

Đảng sâm, Thương truật, Bạch truật (sao) để kiện tỳ, táo thấp; Đương quy,

Bạch thược dưỡng huyết nhu can, lại phối hợp các thuốc sơ can lý khí và

hoạt huyết hóa ứ. Khí hành ắt là huyết dễ hoạt, huyết hoạt ắt ứ dễ trừ, như

Một phần của tài liệu VIÊM GAN SIÊU VI potx (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)