Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đổ bêtông

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI BÊ TÔNG KHỐI LỚN pps (Trang 35 - 36)

- Trên toàn bộ mặt phẳng công trình

6.Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đổ bêtông

6.1. Sau khi hạ xong cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định phải dùng biện pháp khí nâng( air lift) hoặc bơm hút bằng máy bơm hút bùn để làm sạch đáy. Trong quá trình xử lý cặn lắng phải bổ sung dung dịch đảm bảo cao độ dung dịch theo quy định, tránh lở thành lỗ khoan.

6.2. Công nghệ khí nâng được dùng để làm sạch hố khoan. Khí nén

được đưa xuống gần đáy hố khoan qua ống thép đường kính khoảng 60 mm, dày 3÷4 mm, cách đáy khoảng 50 ÷ 60 cm. Khí nén trộn với bùn nặng tạo thành loại bùn nhẹ dâng lên theo

ống đổ bê tông (ống tremi) ra ngoài; bùn nặng dưới đáy ống tremi lại được trộn với khí nén thành bùn nhẹ; dung dịch khoan tươi được bổ sung liên tục bù cho bùn nặng đã trào ra; quá trình thổi rửa tiến hành cho tới khi các chỉ tiêu của dung dịch khoan và độ lắng đạt yêu cầu quy định.

7. Đổ bê tông

7.1 Bê tông dùng thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế thành phần hỗn hợp và điều chỉnh bằng thí nghiệm, các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành. Có thể dùng phụ gia bê tông để tăng

độ sụt của bê tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tông. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu của thiết kế về cường độ, hỗn hợp bê tông có độ sụt là 18 ÷ 20 cm.

7.2 Ống đổ bê tông (ống tremi) được chế bị trong nhà máy thường có đường kính 219 ÷ 273mm theo tổ hợp 0.5, 1, 2, 3 và 6m,

ống dưới cùng được tạo vát hai bên để làm cửa xả, nối ống bằng ren hình thang hoặc khớp nối dây rút đặc biệt, đảm bảo kín khít, không lọt dung dịch khoan vào trong. Đáy ống đổ bê tông phải luôn ngập trong bê tông không ít hơn 1.5 m.

7.3 Dùng nút dịch chuyển tạm thời (dùng phao bằng bọt biển hoặc nút cao su, nút nhựa có vát côn) đảm bảo cho mẻ vữa bê tông

đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan trong ống

7.4 Bê tông được đổ không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan (thông thường là 4 giờ). Các xe bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng quy định để

tránh tắc ống đổ do vữa bê tông quá khô. Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1m ( để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài cọc).

7.5 Sau khi đổ xong mỗi xe, tiến hành đo độ dâng của bê tông trong lỗ cọc, ghi vào hồ sơđể vẽ đường đổ bê tông. Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không

được vượt quá 20%. Khi tổn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI BÊ TÔNG KHỐI LỚN pps (Trang 35 - 36)