ĐỊNH VÀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Thương hiệu, logistics và marketing phát triển bán hàng theo hình thức marketing trực tiếp nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ hà nội (Trang 30 - 31)

ĐIỀU TRA THỰC NGHIỆM

TS. Trần Văn Trang – Khoa QTDN

Tóm tắt

Bài viết này đề cập đến ý định và nhận thức của sinh viên về việc thành lập doanh nghiệp như một lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường. Cơ sở lý luận của nghiên cứu là các mô hình về ý định thành lập và khởi sự kinh doanh. Các kết quả được rút ra từ một điều tra định lượng trên mẫu 610 sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh thuộc 5 trường đại học khác nhau ở Hà Nội.

Các kết quả nghiên cứu khẳng định tính đúng đắn của thuyết hành vi dự kiến của Ajzen (1991) trong việc giải thích ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam, với 50% sự biến thiên trong ý định thành lập được giải thích bởi các biến trong mô hình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu mục tiêu của các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp là định hướng sinh viên theo đuổi con đường tự kinh doanh sau khi ra trường thì các giảng viên cần chú trọng nhiều hơn tới các yếu tố làm cho khởi nghiệp là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn bởi « thái độ hay nhìn nhận tích cực » được tìm thấy như là một biến chính giải thích ý định thành lập doanh nghiệp. Hơn nữa, nghiên cứu cũng nhận thấy sự đánh giá không thực tế của sinh viên về khả năng khởi sự của họ trong điều kiện thiếu thông tin. Vai trò quan trọng của biến «nhận thức về hình ảnh doanh nhân » và « chuẩn mực xã hội » cũng

được kiểm định trong nghiên cứu như là những đặc thù riêng của Việt Nam, tham gia vào việc giải thích thái độ và ý định khởi nghiệp.

Từ khóa : khởi sự doanh nghiệp, ý định, nhận thức, sinh viên, Việt Nam

.

Một phần của tài liệu Thương hiệu, logistics và marketing phát triển bán hàng theo hình thức marketing trực tiếp nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ hà nội (Trang 30 - 31)