Cơ chế hoạt động của Interferon

Một phần của tài liệu Đại cương về kháng thể ppt (Trang 29 - 31)

III. INTERFERON

4. Cơ chế hoạt động của Interferon

Phần lớn ARN và ADN của virus đều nhạy cảm với Interferon nhưng cơ chế và cường độ tác động thay đổi tùy loại virus.

Interferon chỉ tác dụng chống virus ở trong tế bào, không có tác dụng chống virus ở ngoài tế bào, interferon không trực tiếp mà gián tiếp tác động lên virus. Tác dụng chống virus của interferon thực chất không phải là ngăn cản sự hấp phụ của virus lên vách tế bào cũng như ngăn cản sự xâm nhập của virus vào tế bào, interferon không có tác dụng giải thể virus. Interferon có thể tác dụng theo nhiều cơ chế như sau:

Ức chế sự gắn virus vào receptor ở bề mặt tế bào Ngăn cản sự thoát vỏ bọc của virus

Ức chế sự tổng hợp mARN Sự mã hóa các protein virus

Đối với nhiều virus, hiệu lực chính của interferon là ức chế sự tổng hợp protein virus.

Hình 20: Cơ chế tác động của Interferon

Sau khi nhiễm virus, tế bào bị cảm ứng và sản sinh ra interferon, interferon không có tác dụng bảo vệ tế bào mẹ mà chỉ bảo vệ các tế bào bệnh cạnh nhưng đến giai đoạn sao chép thông tin của virus thì interferon có tác dụng ức chế, kìm hãm sự tổng hợp mARN của virus, mARN của virus không được tổng hợp thì sự chuyển hóa axit nucleic và protein của virus cũng không tiến hành được, do đó không có hạt virus mới được giải phóng ra. Nguyên nhân là khi interferon ngấm vào tế bào đã gây cảm ứng để hoạt hóa một đoạn gen của tế bào này nhằm tổng hợp ra một chất gọi là protein kháng virus (AVP: antivaral protein). Chính protein kháng virus này là nhân tố ngăn cản sự nhân lên của virus. Cụ thể là cản trở sự phiên dịch thông tin từ mARN.

Các interferon này kích hoạt 20-30 protein và nhiều chức năng của chúng vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Tuy nhiên có 3 loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt trạng thái kháng virus. Sự xuất hiện 1 trong các loại

protein này (2’5’ oligo A synthase) dẫn đến sự hoạt hóa thứ hai của chúng (một ribonuclease) có thể phá hủy mARN và sự xuất hiện của protein thứ 3 (một protein kinase) dẫn đến sự ức chế bước đầu tiên của quá trình tổng hợp protein. Điều này ức chế quá trình tổng hợp protein của virus nhưng cũng làm ức chế sự tổng hợp protein của tế bào chủ. Vì vậy các protein này chỉ được tạo ra và hoạt hóa khi cần. Interferon đã kích hoạt sự tổng hợp dạng không hoạt động của các protein này trong tế bào đích. Double-stranded ARN là nhân tố hoạt hóa các protein này, nó trực tiếp hoạt hóa 2’5’ oligo A synthase và protein kinase R và hoạt hóa gián tiếp ribonuclease L. Sự hoạt hóa các protein này đôi khi dẫn đến sự chết của tế bào nhưng ít nhất quá trình cảm nhiễm của virus bị ngăn chặn.

Một phần của tài liệu Đại cương về kháng thể ppt (Trang 29 - 31)