Với phông chữ có dạng “viết tay”, “viết tháo” (script font) như phông chữ Forte, việc dồn các ký tự lại gần nhau là hợp lý. “Chữ dính chữ” trong một từ cho ta cảm giác dễ chịu rằng chúng được viết một mạch, dường như không nhấc bút. Tuy nhiên, cảm giác ấy sẽ tan biến nếu bạn dùng màu tô khác với màu nét (hình 3A). Chẳng cần tinh
tường chi lắm, người xem phát hiện ngay sự tách biệt của các chữ cái và cảm nhận được bản chất “máy móc” của chúng, vốn là điều ta không mong đợi.
Theo bạn, nếu nhất thiết cần có màu tô của chữ khác với màu nét, ta nên làm sao cho các chữ cái liền lạc với nhau? Xóa bỏ ranh giới của chúng? Vâng, bạn đã đoán đúng...
Bấm vào công cụ chọn Tinh thoi xot xa ở trạng thái “được chọn”
Chọn màu nét tùy ý cho Tinh thoi xot xa
Hình 3
Trong thao tác vừa rồi, ta hợp đối tượng tiêu ngữ Tinh thoi xot xa với chính nó và bạn thu được kết quả mong muốn có dạng như hình 3B. Chắc không thừ nếu nhắc bạn rằng dòng chữ Tinh thoi xot xa của ta lúc này thực chất là một đường cong (có đường con tạo nên lỗ thủng), chứ không còn là tiêu ngữ. Nếu dùng công cụ chỉnh
dạng bấm vào Tinh thoi xot xa, bạn chỉ thấy các nút đường cong, không có các nút ký tự như trước.
Ghi chú
• Khi dùng máy cắt giấy nhựa (vinyl cutter), thường được gọi “dân dã” là máy cắt “đề can”, việc tạo sự liền lạc cho dòng chữ “viết tay” như ta vừa làm không chỉ là chuyện mỹ thuật mà còn xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật. Đối với máy cắt, mọi đường nét đều bị cắt “tới tới”. Bạn không thể có các chữ cái dính nhau trên “đề can” nếu không dùng
chức năng Weld. Chức năng Weld quả là món quà qúy, loại bỏ nhẹ nhàng những thao tác chỉnh sửa mệt nhọc cho người dùng máy cắt.