Kiến nghị với KBNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 88 - 89)

2. KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG

2.1. Kiến nghị với KBNN Việt Nam

(1) KBNN cần chủ động rà soát cập nhật kịp thời các bổ sung, hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, nhất quán, ổn định lâu dài, không chồng chéo thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

(2) Để đáp ứng được mục tiêu, định hướng công tác kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới, KBNN cần xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kiểm soát chi.

(3) Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống KBNN. Cần có một quy trình giao dịch “một cửa” phù hợp hơn. Vì như hiện nay thì việc giao nhận hồ sơ, chứng từ - xử lý - trả kết quả, được thực hiện duy nhất là 01 cán bộ kiểm soát chi, nên rất dễ phát sinh tiêu cực.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

(4) Đầu tư nhiều hơn nữa cho hạ tầng công nghệ, nâng cấp các phần mềm hiện có, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến vào công tác quản lý, điều hành và thực hành các nghiệp vụ trong quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

(5) KBNN cần đề xuất với Bộ tài chính tiến tới chỉ áp dụng một hình thức chi NSNN duy nhất bằng dự toán cho tất cả các đơn vị có sử dụng kinh phí của NSNN, chấm dứt hình thức Lệnh chi tiền.

(6) KBNN cần đề xuất với Bộ tài chính cần mở rộng đối tượng áp dụng hình thức khoán biên chế, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí. Kết hợp giữa kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và chế độ khoán chi sẽ ngày càng tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)