Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh thừa thiên huế min (Trang 101 - 124)

2. Kiến nghị

2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

- Chủ động trong đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và đặc biệt là trong các lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, bằng việc xây dựng và công khai hóa các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đối với các dự án trọng

điểm, khuyến khích kêu gọi đầu tư của tỉnh; xây dựng các chính sách phát triển đào

tạo nghề, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao, du lịch, may mặc; xây dựng chiTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾến lược phát triển cụ thể cho các ngành công nghiệp ưu tiên như công

nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi

trường. Trong đó, hoàn thiện chính sách ưu đãiđối với các dự án đầu tư vào các khu

công nghiệp, khu kinh tế thuộc tỉnh.

- Tập trung hoàn thành việc đầu tư xây dựng, nâng cao chất lương cơ sở hạ

tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc tỉnh; đẩy mạnh việc nâng cấp, mở rộng cảng nước sâu Chân Mây; kiên quyết thu hồi các dự án không triển khai; rà soát các khu trung tâm, thuận lợi để kêu gọi nhà đầu tư tiềm năng.

- Đổi mới nội dung và phương thức xúc tiến đầu tư như: Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư hằng năm có trọng điểm, cụ thể với từng nhà đầu tư, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về môi trường và cơ hội đầu tư tại địa

phương; tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư; lựa chọn một số dự án trọng điểm để

lập dự án trọn gói và xây dựng cơ chế riêng để tiếp cận các tập đoàn lớn.

- Thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc nhà đầu tư tại chỗ, nhanh chóng giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư yên tâm sản xuất; kết nối các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam

ở nước ngoài.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, cơ chế “một cửa liên thông”; tiếp tục thực hiện tốt việc hỗ trợ nhà đầu tư trước, trong và sau cấp phép; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Cùng với đó là nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư...

* Công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng danh mục ưu đãi đầu tưtheo ngành; theo vùng cụ thể; phối hợp với Sở Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút dự án đầu tư vào các ngành phát triển công nghiệp phụ trợ, các dự án đầu tư vào các vùng hiện đangthiếu các dự án FDI; làđầu mối tổ chức xây dựng chiến lược.

- Sở Công thương: Cung cấp thông tin cho Sở Kế hoạch và Đầu tư về những ngành nghề, sản phẩm ưu tiên thu hút vốn đầu tư; mở rộng, phát triểnthương mại, dịch vụTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ tỉnh để thu hút đầu tư.

- Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải hoàn chỉnh chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng Thừa Thiên Huế phù hợp với chiến lược thu hút vốn FDI. Thực tế cho thấy vùng kinh tế nào có cơ sở hạ tầng kém, không có sự nối kết các loại phương tiện vận tải và phục vụ tốt hoạt động xuất nhập khẩu, điện nước không

đủ để cung cấp... thì nơi đó khó thu hút đầu tư.

- Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công

thương, Sở Tài chính xem xét để quy hoạch, xây dựng các tuyến đường, nâng cấp chất lượng giao thông, tạo thuận lợi cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa, rà soát

kiến nghị với Sở Tài chính giảm/bỏ thu phí đường bộ một số tuyến đường có ảnh

hưởng lớn đến chi phí vận tải của nhà đầu tư.

- Sở Khoa học và Công nghệ rà soát lại để hoàn thiện cách đánh giá về

các dự án công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công

thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để lên kế hoạch cụ thể nhằm tổ chức đào tạo lao động, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư; xây dựng và giám sát chương trình nâng cao số lượng, chất

lượng lao động, đặc biệt lao động qua đào tạo phục vụ cho thu hút đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì xây dựng các dự án thành lập

các trường dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm chuyển đổi lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình nâng cao giáo dục, số lượng và chất lượng nguồn lao động.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Rà soát lại các danh mục cấm hoặc hạn chế

thu hút đầu tư vì ô nhiễm; phối hợp với Sở Tài chính xây dựng chính sách ưu đãi thuế đối với dự án xanh, sạch, thân thiện với môi trường.

- Sở Văn hóa và Thể thao: Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của tỉnh. - Sở Du lịch: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền

thông để quảng bá du lịch của tỉnh; phối hợp với các Sở chuyên trách của các tỉnh khác

- Sở Thông tin và Truyền thông: Lên kế hoạch chất cao chất lượng thông tin, truyền thông của tỉnh đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư; phối hợp với Sở Kế hoạch và

Đầu tư và các Sở khác để thực hiện thông tin xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh.

- Sở Y tế: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để xây dựng mới, nâng cấp các dự án bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe.

- Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương và các cơ quan liên quan để lên kế hoạch và phân bổ kinh phí xúc tiến đầu tư, thương mại vào tỉnh; tổ chức kiểm soát giá cả lưu thông trên thị trường, góp phần bình ổn giá,

đặc biệt là chi phí để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, kinh doanh; phối hợp với các Sở, ban, ngành cũng nắm bắt thông tin để điều chỉnh kịp thời khi có sự biến

động tiêu cực đến lợi thế chi phí của nhà đầu tư.

- Cục Thống kê tỉnh: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban, ngành để bổ sung và hoàn thiện và minh bạch hóa, công khai hóa dữ liệu của tỉnh cho cácnhà đầu tư tiếp cận dễ dàng.

* Định hướng đối tác đầu tư và ngành nghề đầu tư cần thu hút

- Về đối tác thu hút đầu tư:

Tỉnh Thừa Thiên Huế cần chú trọng thu hút các đối tác đầu tư FDI hiện hữu.

Trong đó về ngắn hạn ưu tiên thu hút các đối tác có vốn đầu tư lớn vào Thừa Thiên Huế thời gian qua như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông.

Đây cũng là những đối tác có vị trí địa lý gần với tỉnh hơn các đối tác khác. Tuy nhiên, trong dài hạn, tỉnh cần chú trọng thu hút các đối tác có nền kinh tế phát triển, dòng vốn dồi dào để tận dụng các tác động “lan tỏa” về khoa học kỹ thuật, công nghệ quản lý, lợi thế nhờ sự tích tụ để thu hút các công ty đa quốc gia. Cụ thể đó là các đối tác như Mỹ, Úc,Anh, Đức, Nga.

Việc xác định đúng các đối tượng thu hút đầu tư còn phải lưu ý đến việc thu hút ngày càng nhiều nhà ĐTNN, doanh nghiệp ĐTNN, đặc biệt là các tập đoàn đa

quốc gia liên kết với doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị. Các Tập đoàn cần thu hút như: Toyota, Toshiba, Sharp (Nhật Bản), Sam Sung, LG, Huyndai (Hàn Quốc), HTC (Đài Loan), Amata (Thái Lan), QuarzwerkeTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ (Đức), Ford (Hoa Kỳ).

- Về ngành nghề ưu tiên thu hút vốn:

Trong ngắn hạn: Tiếp tục thu hút các ngành nghề mà tỉnh đang có lợi thế và

tương xứng với môi trường của Tỉnh như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo xây dựng, nuôi trồng thủy sản nước lợ, ngành nghề khai thác lâm sản, phát triển rừng trồng, khoáng sản, tận dụng lao động sẵn có tại địa phương.

Trong dài hạn: Tỉnh xây dựng kế hoạch để thu hút những ngành nghềcó giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa như những

ngành sau đây:

+ Ngành điện tử: thực hiện phương thức kết hợp sự tăng trưởng của nhóm những công ty phụ trợ và các tổ chức có mối liên quan với nhóm các công ty điện tử

và những công ty phụ trợ bổ sung khác như các công ty hóa chất, cơ khí và các công

nghiệp phụ trợ địa phương. Đối tác có thế mạnh trong lĩnh vực này là Nhật Bản, Hàn Quốc, nên phải quan tâm thu hút hai đối tác này.

+ Ngành giáo dục: Anh, Hoa Kỳ, Canada là những đối tác quan tâm đặc biệt trong việc thu hút đầu tư.

+ Ngành chăm sóc sức khỏe: Đối tác thu hút đầu tư là Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Singapore.

+ Ngành khoa học đời sống: bao gồm những ngành dược phẩm, công nghệ

sinh, dụng cụ y khoa, công nghệ sinh dùng trong nông nghiệp. Trong lĩnh vực này thì Nhật Bản là đối tác cần thu hút đầu tư mạnh hơn.

+ Ngành Logistics: Ngày nay, Logistics và chuỗi cung ứng trở thành mắt xích quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các công ty vì dịch vụ cung cấp logistic có thể giúp cho các công ty tiết kiệm được chi phí và tập trung vào những lợi thếcạnh tranh chủ chốt của họ.

+ Ngành thông tin và truyền thông: Đối tác quan tâm thu hút nhất là Hoa Kỳ. +Ngành năng lượng: Đối tác quan tâm thu hút đầu tư là Anh, Đức.

+ Ngành cơ khí: Những đối tác thu hútđầu tư nhất là Đức, Nhật Bản. + Các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Thị Tường Anh (2013), Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh

hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại.

[2]. Nguyễn Thị Liên Hoa, Bùi Thị Bích Phương (2014), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát

triển, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 14 Tháng 01– 02/2014.

[3]. Phan Văn Tâm (2011), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ,Đại học Đà Nẵng.

[5]. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế2011-2017.

[6]. Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: ''Định hướng phát triển Khu kinh tế

Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

[7]. Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế.

[8]. Nghị quyết số 14-KL/TU ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư giai đoạn 2016– 2020.

[9]. Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định một số chính

sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

[10]. Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định trình tự thủ tục

thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn

Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

[11].Agnieszka Chidlow and Stephen Young (2008), Regional Determinants of FDI Distribution in Poland, William Davidson Institute, The University Of Michigan.

[12]. Binh, N.N., and Haughton, J. (2002), Trade liberalization and foreign direct investment in Vietnam, ASEAN Economic Bulletin.

[13]. Hoa, NT.P. (2002), Contribution of foreign direct investment to poverty reduction: the case of Vietnam.

[14]. Lan, N.P. (2006), Foreign direct investment and its linkage to economic growth in Vietnam: a provincial level analysis, mimeo, Centre for Regulation and Market Analysis, University of South Australia.

[15]. Mai, P.H. (2002), Regional economic development and foreign direct investment flows in Vietnam, 1988 – 1998, Journal of the Asian Pacific Economy.

Website tham khảo

[16]. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

http://www.fia.mpi.gov.vn.

[17]. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam:

http://www.chinhphu.vn.

[18]. Cổng thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế:

https://skhdt.thuathienhue.gov.vn.

[19]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế:

https://www.thuathienhue.gov.vn.

[20].Trang thông tin điện tử Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:http://pcivietnam.vn. [21]. Tổng cục thống kê:http://www.gso.com.vn.

PHỤ LỤC 1 - PHIẾU ĐIỀU TRA

Kính chào Quý Ông/Bà.

Tôi là Bùi Anh Tuấn. Trong chương trình thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn

thạc sĩ: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tnh Tha Thiên Huế”. Tôi muốn tìm hiểu những đánh giá của quý Ông/Bà đối với các nhận định về

thị trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm có những giải pháp tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Những thông tin trả lời của Quý Ông/Bà theo những câu hỏi trong phiếu dưới đây hoàn toàn chỉ là dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu phân tích của luận văn. Phiếu trả lời không cần phải ghi tên và các thông

tin cá nhân đều được bảo mật hoàn toàn.

Rất mong sự cộng tác của Quý Ông/Bà!!!

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG CỦA CÔNG TY

1. Tên công ty của Ông/Bà: ………..

2. Vị trí của Ông/Bà trong công ty

 CEO

 Chủ tịch hội đồng quản trị  Giám đốc Chi nhánh

 Phó Giám đốc Chi nhánh

3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Ông/Bà hiện nay:

 Công nghiệp, xây dựng

 Nông nghiệp

 Dịch vụ, du lịch

4. Quốc gia xuất xứ của Công ty (vui lòng ghi rõ tên, thành phố nếu đặt trụ sở tại

Việt Nam): ………..

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Ông/Bà đối với các phát biểu

sau đây về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của của Công ty vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vui lòng chỉ đánh một dấu (X) vào ô trống mà Ông/Bà cho là phù hợp.

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

TT CHỈ TIÊU Kết quả đánh giá

I Thị trường tiềm năng

1 Quy mô thị trường lớn 1 2 3 4 5

2 Tốc độ phát triển nhanh

3 Khả năng mở rộng thị trường cao

II Lợi thế về chi phí 1 2 3 4 5

4 Lương trả cho lao động thấp 5 Chi phí cho vận tải thấp

6 Giá mua nguyên vật liệu và chi phí sử dụng năng

lượng rất cạnh tranh

7 Chi phí thuê mướn mặt bằng, đất đai thấp

III Nguồn nhân lực 1 2 3 4 5

8 Lao động phổ thông nhiều

9 Số lao động có tay nghề nhiều, năng suất lao động cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh thừa thiên huế min (Trang 101 - 124)