Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp tân cường tại tỉnh đồng tháp (Trang 45 - 46)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD

Để đưa ra các giải pháp phù hợp cho các HTXNN hiện nay, đề tài lược khảo các nghiên cứu về những chính sách được đưa ra để HTX áp dụng có hiệu quả. Những năm gần đây, các HTXNN Nhật Bản thực hiện theo các chính sách nhằm bảo vệ

HTXNN và thành viên, do Liên hiệp toàn quốc các HTXNN Nhật Bản (JA) như đưa ra các ý kiến, quan điểm và các chính sách ủng hộ các HTXNN. Một số biện pháp được tác giả đưa ra như tăng cường sự tham gia các thành viên, tổ chức; tổ chức sắp xếp linh hoạt và hiệu quả các hoạt động kinh doanh; thực hiện hoạt động marketing; các dịch vụcung ứng đầu vào và đầu ra đối với các nông sản; hỗ trợ tíndụng (Dương Minh Tuấn, 2010). Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (Khổng Văn Thắng, 2013). Đổi mới nội dụng, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX theo hướng tăng cường kỹ năng quản lý, điều hành cho từng chức danh cụ thể (Phạm Thị Thanh Thúy, 2010).

Nâng cao khả năng xuất khẩu nông thủy sản bằng nguồn vốn từ các công ty nước ngoàiđầu tư hay hợp tác với công ty trong nước, nhưng tại Việt Nam, hợp đồng lỏng lẻo, cung cách làm ăn chưa đáp ứng được nên số đầu tư từ ước ngoài ngày càng giảm. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và tổ chức thấu đáo cho các doanh nhân,

chủ doanh nghiệp tìm hiểu chính sách thương mại quốc tế, bên cạnh khả năng ngoại ngữ thành thạo và phương thức làm ăn bài bản mới có thể giúp học phát triển bền vững và lâu dài (Trần Văn Thắng, 2011). Qua các cuộc nghiên cứu trong nước tác giả Tạ Hữu Nghĩa (2009) chỉ ra rằng bênh cạnh sự chủ động vươn lên của HTX thì không

thể không kể đến sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua 2 nhóm chính sach cơ bản: nhóm chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động HTXNN và nhóm chính sách tác động gián tiếp đến hoạt động của HTXNN. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi HTX cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, các giải pháp mà tác giả Phạm Thị Tân (2011) đưa ra: (1) Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế cho khu vực HTX. (2) Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào SXKD. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phải nâng cao chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo tính thích hợp của giá cả, tính đa dạng hóa và sự hợp lý của sản phẩm, các HTX

cần phải xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ quản lý chất lượng và vệ sinh môi trường cho phù hợp. HTX có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước cũng như quốc tế (Phan Huy Đường, 2009). Việc nghiên cứu để tìm ra một mô hình liên kết “4 nhà” hiệu quả có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt phát triển kinh tế cho địa phương mà nó

còn mang lại ý ngĩa xã hội rât lớn trong việc thay đổi nhận thức kinh doanh của HTX, hộ nông dân và doanh nghiệp theo định hướng của một nền kinh tế thị trường “Bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mình có” (Nguyễn Phú Son, 2013). Đẩy mạnh liênkết hợp tác giữa HTXNN với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhất là khi đã gia nhập WTO (Phạm Thanh Hương, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp tân cường tại tỉnh đồng tháp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)