Về định giá:

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015 của công ty quảng cáo đất phương nam (Trang 27 - 32)

- Nâng cao sức cạnh tranh thông qua trọng tâm hóa (Focus strategy)

2. Về định giá:

+ Để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp nên xem xét các nhiều yếu tố: chi phí sản xuất, năng suất lao động, công nghệ... đồng thời phải phối hợp tốt với các chính sách sản phẩm, phân phối và truyền thông của marketing mix mới đạt hiệu quả, không nên quan niệm cạnh tranh về giá chỉ đơn thuần là giảm giá.

+ Doanh nghiệp cần nhận thức rõ rằng các lợi thế cạnh tranh về giá không phải là lợi thế lâu dài và bền vững, cần phối hợp nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường trong nước và quốc tế, đưa ra sản phẩm có tính khác biệt và định mức giá hợp lý.

3.Về chiêu thị:

+ Đẩy mạnh quảng cáo và tiếp cận khách hàng qua internet. Tuy nhiên nếu không đầu tư cẩn thận cho trang web (màu sắc, hình thức, nội dung thông tin và khả năng cập nhật tin tức…) sẽ không thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

+ Tăng cường các hoạt động PR để tạo ấn tượng cho khách hàng, quảng bá thương hiệu như: tham gia hội chợ, tổ chức sự kiện, tài trợ…

+ Cần sử dụng kết hợp các phối thức chiêu thị một cách nhất quán (quảng cáo, khuyến mại, hoạt động PR, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân).

+ Nên tham gia các chương trình xúc tiến ở cấp địa phương và cấp Nhà nước.

+ Phân bố các nhà phân phối phù hợp với thị trường mục tiêu đã định ra. Tập trung các nhà phân phối vào các thị trường có nhu cầu cao như: thị trường thành phố Hồ Chí Minh, vì có thể phân bổ nhà phân phối tại đây sẽ nhiều hơn ở khu vực khác.

+ Cần khai thác hiệu quả tại kênh phân phối hiện đại, phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng tại siêu thị, sân bay, đây là thị trường đang bị bỏ ngõ. Nếu khai thác tốt kênh phân phối này sẽ tạo thuận lợi cho sản phẩm của công ty thêm cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng.

Việc thực hiện các giải pháp này không chỉ có bộ phận marketing mới là người thực hiện mà nó phải có sự thống nhất và nhất trí cao từ ban lãnh đạo công ty cho đến toàn bộ cán bộ, nhân viên trong toàn công ty.

- Ban giám đốc giao cho bộ phận marketing soạn thảo kế hoạch marketing dựa trên chiến lược công ty. Từ đó triển khai cho các bộ phận thực hiện.

- Cử nhân viên tham gia các hội chợ về quảng cáo được tổ chức hàng năm tại nước ngoài nhằm tìm hiểu, tiếp thu công nghệ mới.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt được ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ từ đó có sự cải thiện để sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.

6.2.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Để thực hiện tốt các chiến lược đã chọn lựa chọn DPN cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo động lực cho công ty phát triển hơn nữa trong tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường.

- Tổ chức đào tạo, huấn luyện kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý, kinh doanh… cho cán bộ chủ chốt.

- Đảm bảo nguồn lao động ổn định vì đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công ty.

- Phát huy yếu tố con người để tiếp thu tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật, cách thức quản lý hiện đại.

- Tái cấu trúc lại công ty, sắp xếp công việc sao cho hiệu quả nhất.

Việc thực hiện tốt chiến lược đòi hỏi phải có những người giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm chùng với những quản trị viên xuất sắc. Bên cạnh đòi hỏi lòng nhiệt tình, sự đam mê công việc và lòng trung thành đối với công ty.

- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mỗi thành viên trong công ty.

- Đào tạo nhân sự cho các bộ phận chủ chốt như: nghiên cứu thị trường, phát triển kinh doanh, sáng tạo ý tưởng, nghiên cứu phát triển sản phẩm…

- Thu hút người tài và thực hiện chế độ đãi ngộ thoả đáng.

- Cử cán bộ, nhân viên có tâm huyết tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn về nâng cao công tác quản lý, nghiệp vụ chuyên môn ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng làm việc.

- Đối với lao động trực tiếp: sử dụng phương pháp đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo từ những công nhân có tay nghề cao.

- Thông qua các công ty săn đầu người để tuyển dụng các vị trí quan trọng.

- Xây dựng chính đãi ngộ tốt cho nhân viên, đặc biệt là những người giỏi để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

6.2.3 Giải pháp về tài chính

Để thực hiện các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm DPN phải tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, DPN cần các giải pháp nhằm bổ sung vốn đầu tư.

- Huy động thêm vốn từ các cổ đông hiện hữu.

- Sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh.

- Liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài nhằm tận dụng vốn, công nghệ của các công ty này.

- Đối với việc đầu tư máy móc, trang thiết bị giá trị cao, DPN có thể sử dụng hình thức tài trợ từ các công ty tài chính.

- Phối hợp với các nhà cung cấp để tạo nguồn lực tổng hợp trong việc thực hiện các chương trình hay dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn.

- Hội đồng thành viên sẽ quyết định bổ sung nguồn vốn từ các cổ đông hiện hữu. Trong đó, xem xét việc liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh và tiếp thu công nghệ mới.

6.2.4 Giải pháp về hệ thống thông tin

Quảng cáo có thể được xem như là một ngành dịch vụ. Do vậy chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả làm việc nhân viên. Trong đó vấn đề trao đổi và xử lý thông tin giữa các bộ phận với nhau rất quan trong. Để có sản phẩm hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp tác chiến chặt chẽ từ bộ phận chăm sóc khách hàng (tiếp nhận thông tin dạng thô) đến các bộ phận nghiệp vụ (bộ phận xử lý thông tin). Do vậy DPN cần phải xây dựng hệ thống tin tốt nhằm xử lý nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả các dòng thông tin trong nôi bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với khách hàng. Mặt khác, tất cả tiềm năng của đội ngũ nhân sự, tay nghề chuyên môn và thái độ làm việc tích cực chỉ được phát huy bởi một hệ thống khuyến khích việc trao đổi thông tin giữa các thành viên của công ty. Do vậy cần tạo ra cơ chế phản hồi thông một cách hữu hiệu nhất. Khi đó công ty sẽ tạo được vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường cạnh gay gắt như hiện nay.

- DPN cần đầu tư phần mềm chuyên nghiệp để quản lý công việc.

- Tạo lập các kênh thông tin để trao đổi và công bố thông tin như: bản tin nội bộ, website …

- Tạo lập cơ chế phản hồi và xử lý thông tin bằng cách quy định một cách rõ ràng và chi tiết việc phản hồi và xử lý thông tin từ các phòng ban.

Ban giám đốc giao cho bộ phận marketing phối hợp với bộ phận IT lên kế hoạch triển khai thực hiện.

Phân công nhân viên chuyên trách thực hiện công tác thu thập xử lý và phân bổ các thông tin từ thị trường, thông tin về khách hàng đến các bộ phận nghiệp vụ của công ty.

6.2.5 Giải pháp về đầu tư công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ quảng cáo. Chính sự phát triển đã tạo ra và cung cấp cho ngành quảng cáo nhiều kênh và sản phẩm hơn. Nếu như trước đây, những kênh quảng cáo truyền thống có rất nhiều ưu

thế như: Pano, Biển hiệu, in ấn tờ rơi… thì nay quảng cáo trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, hiện nay đang phát triển mạnh xu hướng quảng cáo trên mạng điện thoại di động.

Khoa học công nghệ mới cũng đã giúp cho các doanh nghiệp quảng cáo đưa ra được nhiều sản phẩm quảng cáo chất lượng cao. Tuy nhiên, chính nó lại tạo ra áp lưc cho các doanh nghiệp Quảng cáo phải luôn đầu tư đổi mới công nghệ của mình. Đây cũng chính là những khó khăn, rào cản về mặt kỹ thuật khi mà ngành quảng cáo trong nước không còn được bảo hộ mà buộc phải cạnh tranh một cách sòng phẳng và bình đẳng với các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài. Bởi vì, đa số các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam là các doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn bé. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài với bề dày kinh nghiệm cùng với nguồn tài chính dồi dào họ sẵn sàng và dễ dàng thay đổi công nghệ. Nhưng chính áp lực phải đầu tư đổi mới công nghệ càng đến gần đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam thực hiện các cam kết trong lộ trình gia nhập WTO cũng sẽ là cơ hội giúp cho các doanh nghiệp quảng cáo trong nước nâng cao được khả năng cạnh tranh để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tóm tắt chương 6: Dựa vào những kết quả đã phân tích ở chương IV, chương V. Đề

tài sẽ đề xuất thêm sứ mạng và tầm nhìn của công ty DPN, đề xuất các giải pháp để thực hiện được các chiến lược đó, nhằm góp vào việc phần xây dựng công ty DPN sẽ là công ty quảng cáo hàng đầu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015 của công ty quảng cáo đất phương nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)