Quy trình phục vụ dulịch, giao tiếp khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch tại khu du lịch thới sơn, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 81)

Yếu tố quy trình trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái của khu du lịch Thới Sơn bao gồm quy trình phục vụ khách du lịch, quy trình kiểm tra, thanh tra các hoạt động cung ứng dịch vụ phục vụ khách hàng, quy trình cung ứng dịch vụ ăn uống… Để đánh giá ý kiến của khách hàng về các quy trình này, tác giả đã thực hiện thu thập và xử lý số liệu như trong bảng dưới đây:

Bảng 2.14: Đánh giá về yếu tố quy trình của du lịch Thới Sơn Biến mã

hóa Đánh giá về yếu tố quy trình Trung bình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Proc1

Quy trình kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng về vệ sinh trong cung ứng các dịch vụ phục vụ khách hàng

3.41 Proc2 Quy trình, kỹ năng phục vụ chu đáo nhiệt tình 3.11 Proc3 Hệ thống thông tin được thường xuyên trên phương

tiện đại chúng 3.49

Proc4 Mối quan hệ, liên kết hợp tác giữa nhân viên và

khách hàng 3.17

Proc5 Sự thân thiện của người dân ở địa phương 3.30

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)

Theo nội dung đánh giá, các quy trình phục vụ du lịch, giao tiếp khách hàng tại khu du lịch Thới Sơn còn chưa đạt được sự hài lòng của khách hàng.

Nội dung được khách hàng hài lòng nhất là nội dung đạt số điểm đánh giá cao đó là hệ thống thông tin được thường xuyên trên phương tiện đại chúngvới mức đánh giá là 3,49 thể hiện các thông tin về du lịch Thới Sơn được cung cấp trên các phương thiện thông tin đại chúng đến khách hàng. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì ngay tại địa phương đa số khách đều được biết về địa điểm du lịch.

Nội dung về ý thức nâng cao bảo vệ môi trường của người dân được đánh giá là 3,41 điểm điều này chứng tỏ chính quyền địa phương nơi đây rất quan tâm đến môi trường thường xuyên tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân địa phương nhằm bảo vệ môi trường tại khu du lịch cả về môi trường tự nhiên lẫn xã hội. Mặc dù về chỉ tiêu môi trường của Việt Nam hiện nay cũng đáng báo động nhưng tình trạng về bảo vệ môi trường của khu du lịch Thới Sơn được du khách đánh giá cao.

Tiếp đến là nội dung vềsự thân thiện của người dân ở địa phương qua khảo sát đánh giáý kiến của du khách đạt 3,30 điểm. Cũng dễ hiểu rằng Việt Nam là quốc gia được xếp vào top 10 quốc gia thân thiện nhất thế giới do đó việc người dân tại khu du lịch thân thiện, dễ mến và cởi mở là lẽđương nhiên.

Về nội dung của mối quan hệ, liên kết hợp tác giữa nhân viên và khách hàng qua khảo sát đánh giá khách hàng là 3,17 được đánh giá là chưa đạt với yêu cầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của du khách bởi vì duy trì mối quan hệ gắn bó mật thiết với khách hàng là yếu tố quan trọng để thành công. Trong thời đại tự động hóa và cải tiến lên ngôi, việc chăm sóc khách hàng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Do đó việc liên kết giữa nhân viên và khách hàng làđiều quan trọng với nội dung này khu du lịch Thới Sơn cần chủ động thắt chặt mối quan hệ với khách hàng.

Cuối cùng là là nội dung đánh giá mà khách hàng đánh giá chưa cao là quy trình, kỹ năng phục vụ chu đáo nhiệt tình được đánh giá ở mức là 3,11đây là yếu tố quan trọng nhằm thu hút khách đến với du lịch Thới Sơn, nhưng du lịch Thới Sơn chưa quan tâm đến khâu phục vụ từđó tạo ấn tượng trong suy nghĩ của du khách có cảm giác bị bỏ rơi

2.5.4.7 Đánh giá các yếu tố vật chất hữu hình

Bảng 2.15: Đánh giá về yếu tố vật chất hữu hình du lịch Thới Sơn Biến mã

hóa Đánh giá về yếu tố vật chất hữu hình Trung bình

Phy1 Các danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá, lễ hội đẹp

và thú vị 3.51

Phy2 Khí hậu, môi trường tạo cảm giác dễ chịu 3.60 Phy3 Trụ sở, văn phòng điểm phục vụ khách hàng tiện

nghi trang thiết bị đạt tiêu chuẩn 3.46

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS)

Với kết quả đánh giá của khách hàng được cho trong bảng nhận thấy sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch Thới Sơn. Nôi dung đánh giá đạt số điểm cao nhất là khí hậu, môi trường tạo cảm giác dễ chịu với 3,60 điểm theo đánh giá của hầu hết khách hàng được phỏng vấn, do khu du lịch Thới Sơn có nhiều vườn cây ăn trái, sông rạch cảnh quan đẹp mặc dù số lượng khách du lịch tăng hàng năm nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường và khí hâu ở đây có cảm giác dễ chịu nên khi được tham quan thưởng thức du khách rất hài lòng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tiếp theo là nội dung các danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá, lễ hội đẹp và thú vị được du khách đáng giá tương đối với số điểm 3,51 do Thới Sơn là khu du lịch sinh thái nên các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa không nhiều nên được du khách đánh giá ở mức trung bình. Cuối cùng là trụ sở, văn phòng điểm phục vụ khách hàng tiện nghi trang thiết bị đạt tiêu chuẩn được du khách đánh giá chưa tốt với số điểm là 3,46 mặc dù du lịch Thới Sơn được biết đến là khu du lịch có môi trường, khí hậu dễ chịu nhưng do Ban quản lý khu du lịch chưa quan tâm đến vấn đề trụ sở, điểm giao dịch với khách hàng làm cho khách hàng chưa hài lòng về nơi làm viên của khu du lịch.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.6 Tóm tắt chương 2

Qua phân tích tác giả đã đánh giá được thực trạng của ngành du lịch Thới Sơn trong thời gian qua. Thông qua phân tích sự ảnh hưởng của môi trường đến du lịch Thới Sơn và đi vào tập trung phân tích thực trạng hoạt động marketing của ngành du lịch Thới Sơn từ đó đánh giá vị thế của du lịch sinh tháiThới Sơn.

Sản phẩm du lịch sinh thái Thới Sơn có những đặc tính vô cùng đặc biệt, đòi hỏi những người làm du lịch phải có kiến thức tổng quát lẫn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc ứng dụng Marketing vào du lịch Thới Sơn sẽ rất khó do nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, luôn thay đổi theo thời gian. Do đó du lịch Thới Sơn cũng phải luôn có chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH THỚI SƠN

3.1 Quan điểm, mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm cho du lịch Thới Sơn 3.1.1 Quan điểm phát triển hoạt động Marketing khu du lịch Thới Sơn 3.1.1 Quan điểm phát triển hoạt động Marketing khu du lịch Thới Sơn

Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội cao, nên phát triển du lịch là làm việc chung của các ngành, các cấp, với sự phối hợp đồng bộ và phải đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh doanh du lịch, khai thác khả năng về vốn, tri thức... Khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước. Đầu tư có cân đối, tập trung. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Phát triển du lịch phải mang tính bền vững, tính văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển phải phù hợp theo quy hoạch tổng thể ngành.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp,thỏa mãn lợi ích tốt nhất cho du khách và nhà đầu tư.

3.1.2 Vị trí, vai trò

Với vị trí được khẳng định trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, các năm qua đã có sự chuyển biến, du lịch Thới Sơn sẽ là một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cũng như của Tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian qua, phát triển của kinh tế du lịch cũng còn khiêm tốn, chưa phát huy hết tiềm năng để đóng góp vào GDP của Tỉnh cũng như trong khu vực dịch vụ. Do đó, cần có sự đầu tư đẩy mạnh phát triển để tăng tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh, đóng vai trò quan trọng nhằm góp phần:

Chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nâng cao hiệu quả kinh tế – văn hóa – xã hội. Giải quyết công ăn việc làm cho tầng lớp dân cư. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

3.1.3. Mục tiêu tổng quát

Mô hình du lịch sinh thái, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch. Thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch Thới Sơn cần chủ động kết nối với các địa điểm du lịch có tiềm năng như: các cù lao trên sông Tiền, vùng ngập lũ và thôn dã Đồng Tháp Mười, bãi biển Tân Thành, vườn cây ăn trái, các di tích văn hóa lịch sử... thành cụm điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông mở rộng.

Tối ưu hoá sự đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành, sao cho vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh.

Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai tốt các di sản văn hóa, các lễ hội để phục vụ phát triển du lịch.

Hoạt động du lịch phải gắn liền với những hành động cụ thể về bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo các tài nguyên du lịch.

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh nhằm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, nhưng phải đảm bảo được an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển. Sự phối hợp giữa các ban ngành có tác động tích cực, tạo đà cho sự phát triển du lịch. Du lịch phát triển sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện môi trường để các ngành kinh tế – xã hội khác cùng phát triển.

3.1.4. Mục tiêu cụ thể

Khu du lịch Thới Sơn đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2022 thu hút khách du lịch đạt khoảng 700.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế trên 60%.

3.1.5 Vấn đề đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

Thời gian qua, du lịch Thới Sơn phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

những tài nguyên du lịch sẵn có để xây dựng thành các điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, đến nay đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch trên địa bàn đã bị cạn kiệt dần, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm của du lịch Thới Sơn còn kém hấp dẫn, hạn chế đáng kể việc thu hút khách du lịch quốc tế. Để có thể khắc phục những hạn chế đây cần thiết phải có những định hướng nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch. Một số hướng cơ bản để giải quyết vấn đề trên đây cần được xem xét bao gồm:

Phát triển loại hình du lịch lịch sử - văn hóa để khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc qua các lễ hội, làng nghề thủ công…Đây sẽ là loại hình du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.

Phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là với các loại hình đặc thù như du lịch sông nước miệt vườn.

Phát triển các hình thức vui chơi giải trí hiện đại. Đặc biệt ưu tiên các loại hình vui chơi giải trí vào ban đêm. Loại hình này cần được ưu tiên trong quá trình đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch.

Phát triển hệ thống dịch vụ khách sạn cao cấp, dịch vụ ăn uống sang trọng. Trong hệ thống khách sạn - nhà hàng, cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ, nhiều món ăn đặc thù gắn liền với các đặc sản của Thới Sơn để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn. Khai thác tốt một số xu thế về sở thích của khách hàng hiện nay đó là thích các đặc sản có nguồn gốc tự nhiên; rất chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải được tính toán kỹ lưỡng về ảnh hưởng và sự tác động đến môi trường của chúng. Phải đảm bảo giữ được môi trường trong lành, sự yên tĩnh, sạch đẹp, văn minh lịch sự và phát huy bản sắc văn hóa giàu lòng nhân ái của người miền Tây để tạo ra sức hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Cần giải quyết tốt khâu vệ sinh công cộng và vệ sinh thực phẩm; hạn chế tối đa tiếng ồn, xử lý rác, bụi, nhất là rác thải, túi ni lông ở các khu du lịch.

3.1.6 Vận dụng ma trận S.W.O.T phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nguy cơ.

Việc xác định những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với Marketing du lịch Thới Sơn, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh hoạt động Marketing về du lịch, phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển, nhằm phấn đấu đưa du lịch Thới Sơn thực sự trở thành khu du lịch trọng điểm, giải quyết việc làm góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bằng bảng phân tích ma trận SWOT giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể về cơ hội phát triển du lịch từ nay đến năm 2022.

Trên cơ sở phân tích các chiến lược sản phẩm về Marketing du lịch của khu du lịch thới Sơn đã rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ

Điểm mạnh (S) S1: Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển du lịch. S2: Có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi

S3:Tài

nguyên tự nhiên phong phú, Thới Sơn làvùng sinh thái rất thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn.

S4:Du lịch Thới Sơn có môi trường xã hội an toàn, thân thiện.

S5: Được sự quan tâm ủng hộ Điểm yếu (W) W1: Nguồn vốn đầu tư còn chưa đủ. W2: Đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Trình độ nhân viên, người lao động của du lịch Thới Sơn chưa đồng đều W3:Cơ sở lưu trú chưa đảm bảo chất lượng để phục vụ khách du lịch. Nguy cơ (T) T1: Tình hình dịch bệnh đe dọa đến ngành du lịch T2: Sự cạnh tranh rất mạnh của các vùng du lịch sinh thái trong và ngoài tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL T3: Du lịch Thới Sơn còn phụ thuộc khá nhiều vào đơn vị du lịch cung ứng tại TP. Hồ Chí Minh. T4: Đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao của du khách về các sản phẩm du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Cơ hội (O)

O1: Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định O2:Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện. O3:Nhu cầu du lịch tăng mạnh, xu thế du lịch thế giới phát triển theo hướng chuyển dần sang khu vực Đông Nam Á O4: Chính sách chủ trương phát triển nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế O5:Điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc phát

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch tại khu du lịch thới sơn, thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)