Bằng cách hướng cuộc sống vào các nguyên tắc đúng đắn, chúng ta sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bốn yếu tốhỗ trợ cuộc sống của mình.
Các nguyên tắc là những chân lý cơ bản và sâu xa, là sự thật hiển nhiên tồn tại bao
đời, những mẫu số chung của mọi thứ. Chúng là những sợi chỉ bện chặt vào nhau bằng sự chính xác, sự nhất quán, vẻ đẹp và sức mạnh xuyên suốt cuộc sống. Trong một số hoàn cảnh và ở một sốngười, các nguyên tắc đôi khi bị bỏ qua. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể tin rằng chúng có sức mạnh hơn cảcon người hay hoàn cảnh. Hàng ngàn năm lịch sử loài người đã từng chứng kiến điều đó. Quan trọng hơn nữa là chúng ta có thể làm cho nó phát huy tác dụng trong cuộc sống.
Tất nhiên, chúng ta không thểbiết hết mọi việc. Kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta về những nguyên tắc đúng đắn bị giới hạn bởi chính sự thiếu hiểu biết về bản chất thật sự của con người và thế giới xung quanh, bởi hàng đống những triết lý và lý thuyết trái với các nguyên tắc đúng đắn. Những ý tưởng sai trái này có thể được chấp nhận theo từng thời điểm, nhưng chúng sẽ không tồn tại lâu dài vì được xây dựng từ các nền tảng sai lầm.
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
Chúng ta bị giới hạn, nhưng chúng ta có thể đẩy lùi các giới hạnđó. Sự hiểu biết và trưởng thành giúp chúng ta tìm ra các nguyên tắc đúng đắn với niềm tin rằng càng học nhiều, càng đặt tiêu cự của lăng kính chính xác thì qua đó, chúng ta càng nhìn nhận thếgiới một cách rõ ràng hơn. Các nguyên tắc không thay đổi, chỉ có sự hiểu biết của chúng ta về chúng là thay đổi.
Khôn ngoan và định hướng lấy nguyên tắc làm trọng tâm xuất phát từ những “bản
đồ” đúng đắn, từ bản chất của sự vật trong hiện tại, quá khứ và/hoặc tương lai. Các “bản đồ” chính xác sẽ giúp chúng ta nhìn thấy rõ đích đến của mình và biết làm thế
nào để đếnđó. Chúng ta có thể dựa trên các số liệu chính xác để ra quyết định nhằm giúp cho việc thực hiệnđược dễ dàng và có ý nghĩa.
Năng lực cá nhân được tạo ra khi sống theo nguyên tắc là sức mạnh của một người biết tự nhận thức, có tri thức và luôn chủ động, không bị hạn chếbởi thái độ, hành vi của người khác hay bởi tác động của hoàn cảnh và môi trường.
Hạn chế duy nhất có tính thực tế đối với năng lực là hệ quả tự nhiên của bản thân các nguyên tắc. Chúng ta tự do lựa chọn hành động dựa trên sự hiểu biết về các nguyên tắc đúng đắn, nhưng chúng ta không được tự do lựa chọn hệ quả của các
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
hành động đó. Hãy nhớ rằng, “khi bạn nhấc một đầu của chiếc gậy lên thì bạn cũng nhấc luôn cả đầu bên kia”.
Các nguyên tắc đều gắn liền với hệ quả tự nhiên. Khi sống phù hợp với chúng, chúng ta sẽ thu được những hệ quả tích cực; nếu xem thường chúng, chúng ta sẽ
nhận lấy hậu quả. Nhưng vì các nguyên tắc này áp dụng cho mọi người, dù họ có nhận thấy hay không, nên sự hạn chế này mang tính phổ quát. Và, càng biết nhiều các nguyên tắc đúng đắn, chúng ta càng có nhiều lựa chọn để hành động một cách khôn ngoan.
Bằng cách tập trung vào các nguyên tắc vĩnh cửu và bất biến, chúng ta sẽtạo ra mô thức cơ bản cho một cuộc sống tích cực. Đây là trọng tâm mở ra triển vọng cho mọi trọng tâm khác.
Hãy nhớ rằng mô thức của bạn là nguồn gốc hình thành thái độ và hành vi của bạn. Mô thức cũng giống như một cặp kính, nó ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận mọi thứ trong cuộc sống của mình. Những điều trong cuộc sống, khi nhìn bằng mô thức các nguyên tắc đúng đắn, sẽ rất khác biệt với khi nhìn bằng các mô thức trọng tâm khác.
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
Để hiểuđược sự khác biệt do trọng tâm tạo nên, chúng ta hãy xem xét một ví dụ cụ
thể bằng các trọng tâm khác nhau. Bạn hãy lần lượt nhìn qua từng lăng kính một để
cảm nhận phản ứng từ mỗi trọng tâm khác nhau ra sao ở ví dụsau:
Giả sử tối nay bạn sẽ đưa vợ đi xem hòa nhạc. Bạn đã mua vé và cô ấy rất háo hức. Lúc này là 4 giờchiều. Đột nhiên, sếp gọi bạn vào phòng và nói ông ấy muốn bạn chuẩn bị ngay tài liệu cho một cuộc họp quan trọng sẽ
diễn ra vào 9 giờ sáng hôm sau.
Nếu bạn xem trọng gia đình, trọng tâm của bạn sẽ là vợ mình. Bạn có thể
nói với sếp rằng bạn không thể ở lại làm việc và bạn cùng vợ đi xem hòa nhạc vì đã lên kếhoạch. Bạn cũng có thể cảm thấy cần ở lại làm việc để
tránh các rắc rối về sau trong quan hệvới sếp, nhưng bạn sẽ làm như thế
một cách miễn cưỡng. Nếu ở lại làm việc, bạn cảm thấy rất lo lắng vềphản
ứng của vợ và tìm cách biện hộ cho quyết định của mình để tránh làm vợ
thất vọng và giận dỗi.
Nếu bạn xem trọng tiền bạc, suy nghĩ chính của bạn sẽ là thu nhập làm thêm giờ hay hệ quảcủa việc làm thêm giờ đối với khả năng tăng lương, thăng chức sau này. Bạn sẽ gọi điện thoại cho vợ bảo rằng bạn phải ở lại THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
làm việc ngoài giờ và nghĩ rằng cô ấy sẽthông cảm vì vấn đề tài chánh phải đặt lên hàng đầu.
Nếu xem trọng công việc, bạn có thể suy nghĩ về cơ hội. Bạn có thể học
được nhiều hơn qua công việc. Bạn có thể “lấy điểm” với sếp và qua đó củng cố sự nghiệp của mình. Bạn có thểtự khen mình đã sáng suốt làm thêm ngoài giờ, một bằng chứng cho thấy bạn là nhân viên nhiệt tình và vợ bạn sẽ tự hào vềbạn.
Nếu xem trọng tài sản, bạn có thể nghĩ đến những thứ có thể mua được nhờ thu nhập làm việc thêm giờ. Hoặc bạn có thể cho rằng uy tín của bạn tại công ty – cũng là một thứ tài sản – sẽ tăng lên nếu bạn ở lại làm thêm giờ. Ngày mai, mọi người sẽ được biết bạn là một nhân viên đáng quý, dám hy sinh và tận tụy trong công việc như thếnào.
Nếu lấy thú vui làm trọng, bạn có thể từ chối đề nghị của sếp và đi xem hòa nhạc, mặc dù vợbạn có thể muốn bạn ở lại công sở để làm thêm ngoài giờ. Bạn nghĩmình xứng đáng tận hưởng một buổi tối thoải mái. THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
Nếu xem bạn bè là trọng, bạn sẽ cân nhắc có nên mời bạn bè cùng đi xem hòa nhạc với vợchồng bạn hay không. Hoặc bạn quan sát xem bạn bè, đồng nghiệp của bạn có cùng bạnở lại làm ngoài giờ hay không.
Nếu lấy đối thủ làm trọng, bạn có thể đồng ý ở lại làm việc muộn vì bạn biết
điều này sẽlàm tăng lợi thếcho bạn, giúp bạn “qua mặt”đối thủ. Trong khi “hắn” đi chơi, thì “mình” cố gắng làm việc cật lực, cảcông việc của “mình” lẫn của “hắn”. Bạn quyết hy sinh thú vui riêng vì cơ hội được chứng tỏ năng lực của mình trước sếp, đồng thời “hạbệ” đối thủ.
Nếu xem tôn giáo là trọng, quyết định của bạn có thểbị ảnh hưởng bởi ý nghĩ rằng làm một “tín đồ gương mẫu” thì bạn cần phải xử lý sao cho đúng mực trong tình huống này.
Nếu bạn xem bản thân mình là trọng, bạn sẽ tập trung vào việc gì có lợi nhất cho bạn: ghi điểm với sếp hay dành cho vợmột buổi tối lãng mạn? Mối quan tâm chính của bạn là các phương án khác nhau sẽcó ảnh hưởng như thế
nào đến lợi ích cá nhân.
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
Là người lấy nguyên tắc làm trọng tâm, bạn luôn cốgắng tách mình ra khỏi những cảm xúc do hoàn cảnh và các nhân tố
khác mang lại để đánh giá các phương án khác nhau trong cuộc sống. Hãy nhìn nhận mọi việc trong tổng thể – nhu cầu làm việc, nhu cầu tình cảm gia đình, các nhu cầu khác cũng như các hệ quả đến từ
những quyết định khác nhau – để đưa ra giải pháp tốt nhất.
Việc bạn chọn đi xem hòa nhạc hay ở lại làm thêm giờ chỉ là một phần rất nhỏ của một quyết định hiệu quả. Có thể bạn có lựa chọn giống nhau với các trọng tâm khác nhau, nhưng sẽcó nhiều khác biệt đáng kể khi bạn xuất phát từ mô thức lấy nguyên tắc làm trọng tâm.
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
Các nguyên tắc lãnh đạo bản thân
Trước hết, bạn hành động không phải do tác động của người khác hay do hoàn cảnh. Bạn chủ động trong việc lựa chọn giải pháp bạn cho là tốt nhất. Bạn đưa ra quyết định của mình một cách có ý thức và có hiểu biết.
Thứ hai, bạn biết quyết định của mình đưa ra là hiệu quả nhất vì nó được dựa trên các nguyên tắc với những kết quả lâu dài có thể dự đoán được.
Thứ ba, điều bạn lựa chọn sẽ đóng góp cho những giá trị tối ưu trong cuộc đời bạn. Quyết định “ở lại làm thêm giờ để có lợi thế hơn người khác tại công ty” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác so với mục đích muốn đóng góp cho sự vững mạnh của công ty hay biểu hiện sự tôn trọng sếp của bạn. Kinh nghiệm bạn có được khi thực hiện các quyết định của mình sẽ đem lại chất lượng và ý nghĩa cho cả cuộc sống của bạn.
Thứ tư, bạn có thể giao tiếp với vợ và sếp của bạn trong mạng lưới vững chắc các mối quan hệ tương thuộc mà bạn đã tạo ra. Vì là người độc lập, nên bạn có thể có
được các mối quan hệ này một cách hiệu quả. Nếu nắm chức vụ cao trong công ty, bạn có thể giao việc chuẩn bị tài liệu cho cấp dưới đáng tin cậy của mình, trong khi vẫn có thể đi xem hòa nhạc cùng vợ. Sáng hôm sau, bạn có thể đến công ty sớm
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
Các nguyên tắc lãnh đạo bản thân
Cuối cùng, bạn cảm thấy dễ chịu về quyết định của mình. Bất cứ việc gì bạn quyết
định thực hiện, bạn đều tập trung hết sức để hoàn thành một cách vui vẻ, thoải mái nhất.
Là người lấy nguyên tắc làm trọng tâm, bạn sẽcó một cái nhìn khác về mọi việc. Và vì thế, bạn sẽhành động khác. Khi đạt được sự an toàn, định hướng, khôn ngoan và năng lực ở mức độ bền vững và ổn định, bạn sẽ có được nền tảng cho một cuộc sống luôn chủ động và thành đạt.
THÓI QUEN THỨ HAI: BẮT ĐẦU TỪ MỤC TIÊU ĐÃ ĐỊNH
Các nguyên tắc lãnh đạo bản thân