Quy định phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn của công ty TNHH chăn nuôi sơn động bắc giang (Trang 43)

1. Lợn con theo mẹ

Ngày tuổi Tên sản phẩm Liều

dùng Phòng bệnh

3 Intrafer-200 B12 1 ml Thiếu sắt

Diacoxin 5% 1ml Cầu trùng

21 Ingelvac Myco + Ingenvac

Circo 2ml

Suyễn + Hội chúng còi cọc

2. Lợn nái đẻ

Đẻ Vetrimoxin LA 1ml/20kg Hội chứng MMA

Oxytocin 2ml Đẩy sản dịch

2 tuần sau đẻ

FarowsuarB /Parvo Shiel

L5E 5ml

Sẩy thai truyền nhiễm 3 tuần

sau đẻ

Ingelvac Myco + Ingenvac

Circo 2ml

Suyễn + Hội chúng còi cọc

3.4.2.4. Cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỉ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy mỗi sáng vào chuồng phải tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các chuồng để phát hiện ra những con bị bệnh hoặc có dấu hiệu bị bệnh.

Bại liệt sau sinh

- Nguyên nhân:

+ Do thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai khơng bình thường. + Qúa trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác.

Từ đó, gây tổn thương thần kinh lợn hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum làm lợn mẹ bị bại liệt.

- Biểu hiện: lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau khơng đứng lên được mà nằm bẹp một chỗ. Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng.

- Điều trị: tiêm Canxi B12 3 – 5 ngày liên tục kết hợp với bón cho ăn.  Lợn nái viêm vú, viêm tử cung

- Nguyên nhân có thể do:

+ Khi can thiệp bằng tay nhưng không được tiêm kháng sinh. + Chuồng trại mất vệ sinh, nguồn nước uống nhiễm khuẩn. + Chuyển nái từ chuồng mang thai sang chuồng đẻ quá muộn.

+ Thức ăn lợn nái nhiễm độc tố nấm mốc, vi khuẩn Ecoli, Salmonela. + Khẩu phần ăn quá cao, nái quá béo.

+ Nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp hoặc quá cao. + Lợn viêm đường tiết niệu.

- Biểu hiện: âm hộ sưng, chảy mủ, màu sắc dịch viêm tuỳ từng mức độ viêm, vú sưng, mất sữa, lợn con tiêu chảy, mặt lợn con bẩn xây xước. Bầu vú sưng nóng, phù nề, ấn tay vào bầu vú khi nhấc ra vẫn còn vết.

- Điều trị: Kháng sinh + giảm đau, kháng viêm. Loại trừ các nguyên nhân nêu trên.

Lợn nái bị sót con, sót nhau

- Biểu hiện: Dịch sản chảy ra từ âm hộ, có biểu hiện rặn đẻ, lợn nái sốt cao. - Nguyên nhân: Có thể do thai quá to, hoặc do sức khỏe lợn mẹ yếu, hoặc do thai ngược, hoặc do bị sát nhau, do người trực không quan tâm kiểm tra.

- Giải pháp: Can thiệp bằng tay, tiêm Oxytocin, kết hợp tiêm kháng sinh + giảm đau, hạ sốt.

Hội chứng tiêu chảy

- Nguyên nhân: Có thể do thiếu nhiệt, hoặc do lợn nái viêm vú viêm tử cung, nái mất sữa, hoặc do lợn nái quá béo, hoặc lợn con không bú đủ sữa đầu, thức ăn tập ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn lợn mẹ chất lượng kém, cách cho ăn không đúng, hoặc do vệ sinh chuồng trại không tốt hoặc do bị gió lùa nhiễm lạnh, hoặc do nhiễm bệnh khi phẫu thuật, hoặc do nóng quá, hoặc do nước uống không đảm bảo chất lượng hoặc do nhiễm bệnh từ lợn khác, hoặc do lợn con không được tiêm sắt, hoặc do lợn con nhiễm mầm bệnh như: PED, TGE, Rotavirus, PRRS…

- Biểu hiện: Lợn nằm chất đống, túm tụm, nằm lên bụng lợn mẹ, tiêu chảy, cơ thể bẩn, mặt lợn con bẩn xây xước.

- Giải pháp: loại bỏ các nguyên nhân trên, sử dụng kháng sinh + điện giải, giữ ấm cho lợn.

Lợn con bị viêm khớp

- Biểu hiện: Khớp sưng to, nóng mềm hoặc sưng cứng lạnh, đi lại khó khăn. - Nguyên nhân: Do vệ sinh chuồng trại kém, khung chuồng sàn chuồng không tốt gây tổn thương, do lợn mẹ ít sữa lợn con phải tranh bú, do nhiệt độ chuồng lạnh, do quá trình phẫu thuật mài nanh cắt đuôi gây viêm nhiễm vi khuẩn steptococcus hoặc staphylococcus, M.hyohinis.

- Điều trị: Lincospectin hoặc penstep hoặc dynamutilin hoặc amoxycilin, kết hợp với giảm đau kháng viêm.

Lợn con bị hecni

- Biểu hiện: Sưng phồng ở rốn hoặc ở bao dịch hoàn.

- Nguyên nhân: do lỗ rốn bị hở sau khi sinh, hoặc do bị tổn thương cơ học sau sinh, hoặc do di truyền, thiến không đúng kỹ thuật.

- Giải pháp: phẫu thuật.

3.4.3. Một số cơng thức tính

Tỉ lệ lợn mắc bệnh (%) =

∑ số lợn mắc bệnh

x 100 ∑ số lợn theo dõi

- Tỉ lệ lợn khỏi bệnh:

Tỉ lệ lợn khỏi (%) = ∑ số con khỏi bệnh x 100 ∑ số con điều trị

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn ni tại trại

Trong thời gian làm việc tại trại em đã tiến hành phân tích tình hình chăn

ni của trại trong thời gian từ năm 2018-2020. Kết quả thu được tại bảng dưới đây.

Bảng 4.1. Tình hình chăn ni lợn của trại qua 3 năm 2018-2020

Loại nái Số lượng (con)

2018 2019 2020

Lợn đực giống 27 42 60

Lợn nái sinh sản 1.890 2.750 3.441

Lợn nái hậu bị 280 350 612

Lợn con 26.460 38.500 48.174

Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng số lợn tăng lên do mở rông quy mô và cơ cấu đàn:

- Lợn đực giống ở năm 2018 là 27 con, đến năm 2019 là 42 con (tăng lên 15 con), đến năm 2020 tiếp tục tăng tiếp 18 con.

- Lợn nái sinh sản ở năm 2018 là 1.890 con, đến năm 2019 là 2.750 (tăng lên 860 con), đến năm 2020 tiếp tục tăng tiếp 691 con.

- Lợn nái hậu bị ở năm 2018 là 280 con, đến năm 2019 là 350 con (tăng lên 70 con), đến năm 2020 tiếp tục tăng tiếp 262 con.

- Lợn con ở năm 2018 là 26.460 con, đến năm 2019 là 38.500 (tăng lên 12.040 con), đến năm 2020 tiếp tục tăng tiếp 9.674 con.

Số lợn con và lợn nái sinh sản tăng nhanh và cao nhất, vì trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên, đặc biệt, lợn nái hậu bị tăng lên do số

lượng cần thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và đến tuổi loại thải. Số lượng lợn con năm 2020 tăng mạnh do số lượng lợn nái sinh sản tăng, đặc biệt do loại thải những con nái già thay bằng những nái hậu bị giống nên số con đẻ ra trên lứa cao hơn nhiều so với nái già. Số lợn đực giống cũng tăng do số lợn nái tăng, do nhu cầu về khai thác tinh để phối giống cho lợn nái tăng, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con đực giống đã kém chất lượng nên công ty phải cung cấp thêm lợn đực giống cho trại.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn ni tại trại

Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các chuồng cai sữa. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã được thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và theo dõi đàn lợn. Kết quả trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng. Tháng Nái đẻ nuôi con Tháng Nái đẻ nuôi con

(con)

Số lợn con đẻ ra (con)

Số con cai sữa (con) 8 68 884 862 9 67 870 850 10 67 871 849 11 68 885 860 12 67 870 848 TỔNG 337 4.380 4.269

Số lượng lợn nái chửa, đẻ em chăm sóc là 337 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối, khoảng 100 - 110 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi chỉnh cám cho lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.

Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái cũng như lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn, dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 7h – 9h – 16h – 21h.

Chăm sóc lợn nái đẻ là một trong những việc quan trọng với chuồng đẻ cũng như sản xuất của trại, sau khi lợn con được cai sữa, lợn nái đẻ sẽ được đưa lên chuồng bầu để tiếp tục phối giống. Kết quả thực hiện cụ thể được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn

STT Công việc Thực hiện

(lần) Tổng số lần thực hiện (lần) Tỷ lệ hồn thành cơng việc (%)

1 Cho lợn ăn hàng ngày 4 lần/ngày 450 75

3 Vệ sinh máng nái 4 lần/ngày 600 100

4 Tập ăn sớm cho lợn con 2 lần/ ngày 250 100

Từ việc chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn hàng ngày em đã học được quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn nái sinh sản và phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái đẻ nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày.

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện cho lợn ăn 450 lần, hoàn thành 75% so với công việc được giao.

Vệ sinh máng cho lợn nái vơ cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến sức khỏe của nái và được thực hiện sau mỗi lần cho ăn, trong thời gian thực tập đã thực hiện 600 lần đạt 100%

Việc tập ăn sớm cho lợn con có rất nhiều tác dụng

+ Thứ nhất: Tăng cường sự phát triển và khả năng hoàn thiện bộ máy tiêu hóa do kích thích đường tiêu hóa của lợn con sản sinh ra men tiêu hóa từ đó làm quen với thức ăn bên ngồi

+ Thứ hai: giảm hao mòn ở lợn nái do lợn con được bù đắp thêm dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài đồng thời việc cai sữa được chủ động và lợn con ít bị hao hụt sau cai sữa

Chính vì vậy, khi lợn con được 5 ngày tuổi đã tiến hành tập ăn cho lợn với số lần 2 lần/ngày, em đã thực hiện được 250 lần (đạt tỷ lệ 100%) so với lần phải cho lợn ăn trong thời gian thực tập.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phịng và điều trị bệnh tại trại

4.3.1. Quy định về công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

- Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trị rất quan trọng trong chăn ni. Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn, trại đã thực hiện lịch trình vệ sinh như sau:

- Mọi kỹ sư, công nhân và sinh viên đều phải đi qua nhà sát trùng, đeo ủng, mặc đồ bảo hộ trước khi vào chuồng.

- Khi vào chuồng phải giao ca sạch sẽ, cho lợn mẹ ăn, vệ sinh máng lợn con, chuẩn bị thức ăn cho lợn con.

- Hằng ngày tiến hành gom phân, lau hoặc quét vôi sàn lợn con, rắc vôi quét lối đi lại.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng (1 lần/ ngày), phun thuốc diệt ruồi, quét mạng nhện trong chuồng và xịt gầm.

Đối với chuồng bầu: lợn cách ngày đẻ dự kiến khoảng 1 tuần sẽ được tắm chải sạch sẽ rồi được đưa sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và phun sát trùng đợi đón lợn mẹ cai sữa.

Đối với chuồng đẻ: lợn nái sau khi cai sữa sẽ được chuyển sang chuồng bầu 1. Khi lợn con được xuất bán, các tấm đan chuồng được tháo dỡ rồi gâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong một ngày, cọ sạch mang phơi khơ. Ơ chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan, sau đó đuổi lợn bầu vào chờ đẻ.

Chuồng nuôi được tiêu độc hàng ngày bằng nước sát trùng pha với tỉ lệ 1:1600

Bảng 4.4. Quy định vệ sinh sát trùng của trại Thứ Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngồi khu vực chăn ni Khu phối Khu đẻ Khu

cai sữa Thứ 2 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi hành lang Phun sát trùng Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Rắc vôi Thứ 3 Phun

thuốc ruồi Xả vôi hầm

Phun sát trùng Thử 4 Phun sát trùng Khun sát trùng + rắc vôi hành lang Xả vôi hầm Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Thư 5 Xả vôi gầm Phun sát trùng + rắc vôi hành lang Phun sát trùng Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Thứ 6 Phun sát trùng Khun sát trùng + rắc vôi hành lang Phun sát trùng Phun sát trùng đầu và cuối chuồng thứ 7 Phun sát trùng Xả vôi gầm Phu sát trùng Phun sát trùng tồn bộ khu vực chăn ni Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi hành lang Xả vôi hầm Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Nhổ cỏ

Lịch phun sát trùng tại trại được công nhân và sinh viên được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, để phịng những mầm bệnh có thể phát sinh. Đối với chuồng đẻ công việc sát trùng được thực hiện 1 lần/ngày vào cuối buổi sáng.

Cơng việc sát trùng được thực hiện nhanh chóng với tỷ lệ phun hợp lý, khi phun thuốc sát trùng, thuốc ruồi, các máng ăn của lợn được đậy kín để khơng bị dính thuốc vào.

Ngồi ra trong và ngoài chuồng cần:

+ Phun thuốc gián, nhện 1 lần/tháng vào ngày 15. + Cọ máng 1 lần/tháng.

4.3.2. Kết quả thực hiện quy định vệ sinh, sát trùng ở trại

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn ni cao hơn. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn, trong thời gian thực tập, chúng em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu chăn nuôi.

Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện việc vệ sinh, sát trùng

TT Công việc Thực hiện

Tổng số lần thực hiện (lần) Kết quả so với khối lượng công việc được giao (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 2 lần/ngày 300 100 2 Phun sát trùng định kỳ quanh trại 2 lần/tuần 40 40 3 Phun sát trùng trong chuồng 1 lần/ngày 150 100 4 Quét và rắc vôi đường đi 2 lần/tuần 40 100

Theo quy trình của cơng ty thì khâu vệ sinh chuồng ni thực hiện 2 lần/ngày và phun sát trùng 1 lần/ngày. Vệ sinh tất cả phân, chất thải hữu cơ trong chuồng, xả hầm và đưa ra ngoài kho chứa phân, quét dọn đường lấy phân và đường tra cám, quét mạng nhện xung quanh, vệ sinh máng lợn mẹ và lợn con. Trong thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp tham gia làm công tác vệ sinh chuồng nuôi 300 lần và phun sát trùng chuồng 150 lần.

Hàng ngày ngồi việc vệ sinh chuồng ni, em cịn tiến hành rắc vôi và quét đường đi: dùng vôi bột rắc đường lấy phân và đường tra cám từ phía dưới quạt gió ngược lên giàn mát sau đó lấy chổi quét sạch.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn của công ty TNHH chăn nuôi sơn động bắc giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)