SHTT VỚI DOANH NGHIỆP Các thương hiệu khổng lồ lộ diện

Một phần của tài liệu SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ HỘI NHẬP (Trang 28 - 30)

Các thương hiệu khổng lồ lộ diện

Các nhà marketer lớn như Unilever, Procter & Gamble và Nestle đang tăng cường giới thiệu thương hiệu tập đoàn đến với công chúng.

Unilever, đại gia trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đã đính thêm logo của tập đoàn vào các quảng cáo TV của những dòng

sản phẩm như Knorr và Hellmann’s, bước đi này nằm trong chiến lược tiếp cận với đối tượng công chúng rộng rãi hơn nhằm tăng mức độ nhận thức của công chúng đối với thương hiệu mẹ của tập đoàn này.

Trấn an những người mua hàng còn thiếu kinh nghiệm đặc biệt có lợi tại các thị trường phát triển nhanh, không chỉ do mối quan ngại về an toàn thực phẩm tại các quốc gia như Trung Quốc, và mối quan tâm ngày càng lớn về các vấn đề sức khoẻ và sống lành mạnh.

“Đặc biệt tại các thị trường mới nổi, do mức sống người dân còn thấp cho nên họ lại càng cần sự bảo đảm và tin tưởng về sự an toàn của các sản phẩm họ đang tiêu thụ nhiều hơn các nơi khác,” Heynike nói.

Procter & Gamble, chủ nhân của các thương hiệu như Tide và Pampers, bắt đầu chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp với chiếc dịch “Cám ơn mẹ” tiến hành tại Mỹ Olympics mùa đông năm 2010.

Theo Warc.com

Họp báo về hợp tác tuyên truyền bảo hộ bản quyền phần mềm

Ngày 10/05/2011, Cục Bản quyền tác giả (COV) phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) tổ chức buổi họp báo về hợp tác tuyên truyền bảo hộ bản quyền

phần mềm. Tham gia họp báo có Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu – Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, ông Phạm Xuân Phúc – Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ông Đào Anh Tuấn – Trưởng đại diện BSA tại Việt Nam. Đến dự họp báo có đại diện của Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt, Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (BKIS) – hai thành viên đầu tiên của Việt Nam tham gia BSA và đại diện của 19 cơ quan thông tấn báo chí.

Phát biểu tại buổi họp báo, Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu cho biết hệ thống pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan đã có các quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Thêm vào đó, chỉ thị

04/2007/CT-TTg ngày

22/02/2007 về tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính có yêu cầu các cơ quan nhà nước lập dự toán ngân sách hàng năm về việc mua bản quyền chương trình máy tính cũng như yêu cầu cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, mở chuyên mục giới thiệu pháp luật, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính trong thời gian qua có nhiều tiến bộ, bảo vệ được quyền lợi cho chủ sở hữu quyền nước ngoài đồng thời

bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức trong nước.

Theo cov.gov.vn

Phát hiện và xử phạt 326 vụ vi phạm gian lận thương mại

Sở Công thương cho biết: Trong thời gian tới, Sở này tiếp tục chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn lậu, đầu cơ, tăng giá quá mức, kinh doanh hàng cấm, gian lận thương mại, niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết. Trong đó, sẽ chú trọng kiểm tra tại các chợ, Trung tâm thương mại, các điểm du lịch, …

Theo báo cáo Chi cục quản, trong tháng 4-2011, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra 374 lượt đối tượng kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh, phát hiện 90 vụ vi phạm. Trong đó, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu 5 vụ; gian lận thương mại 25 vụ; vi phạm về hàng giả và sở hữu trí tuệ 4 vụ, vi phạm trong kinh doanh 45 vụ; vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch 11 vụ. Đã xử phạt và thu nộp ngân sách hơn 350 triệu đồng.

Một phần của tài liệu SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ HỘI NHẬP (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w