Điều chỉnh tốc độ động cơ điện không đồng bộ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: MÁY ĐIỆN NGÀNH/NGHỀ: CNKT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ (Trang 46 - 48)

Tốc độ của động cơ điện không đồng bộ là

Vậy có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách: + Thay đổi tần số dòng điện stator

+ Thay đổi số đôi cực p của từ trường bằng cách đổi nối dây quấn stator + Thay đổi điện áp đặt vào stator để thay đổi hệ số trượt s

Ưu điểm: Điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng bằng phẳng.

Khuyết điểm: Cần có nguồn điện đặt biệt, chỉ thích hợp khi điều chỉnh nhóm động cơ cùng thay đổi tốc độ theo qui luật chung vì lúc này có thể dùng một nguồn biến tần chung.

b. Điều chỉnh tôc độ bằng cách thay đổi số đôi cực

- Thay đổi số đôi cực p bằng cách thay đổi cấu tạo dây quấn stator.

- Có bao nhiêu số đôi cực thì có bấy nhiêu cấp tốc độ, tốc độ chỉ có thể thay đổi từng cấp, không bằng phẳng (thường dùng 2 cấp tốc độ).

Ưu điểm: Giữ nguyên độ cứng của đặt tính cơ, động cơ có nhiều cấp tốc độ được dùng rộng rải trong các máy luyện kim, máy tàu thủy.

Khuyết điểm: Điều chỉnh tốc độ nhảy cấp, không bằng phẳng, chỉ áp dụng cho động cơ rotor lồng sóc.

c. Điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp cung cấp cho stator

- Chỉ có thể giảm Uđm, khi U giảm  M=f(s) giảm  S tăng  n giảm.

- Nhược điểm: Giảm khả năng quá tải của động cơ, miền điều chỉnh tốc độ hẹp, tăng tổn hao đồng rotor vì  động cơ công suất nhỏ.

d. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thêm điện trở phụ vào mạch rotor

Khi điện trở phụ tăng thì hệ số trượt tăng, nên tốc độ quay của động cơ giảm xuống. Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, điều chỉnh liên tục và tương đối rộng  động cơ công suất trung bình.

Nhược điểm: Tổn hao tăng  hiệu suất giảm.

3.1.10.Định nghĩa sơ đồ trải dây quấn stator động cơ KĐB 3 pha .

Dây quấn động cơ điện xoay chiều ba pha bao gồm các dạng dây quấn bố trí trên stator động cơ hay trên rotor dạng động cơ rotor dây quấn.

Về các kiểu ta có dây quấn một lớp, dây quấn hai lớp hoặc dây quấn số nguyên hay dây quấn phân số.

Về thuật ngữ ta có:

Bối dây là cuộn dây quấn tạo nên do nhiều vòng dây nối tiếp nhau và được quấn theo hình dạng định trước.

Cạnh tác dụng: phần tử bối dây được lồng vào rãnh.

Bước bối dây: khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng của cùng một bối dây. Nhóm bối dây: tập hợp nhiều bối dây cùng một pha bằng cách đấu nối tiếp.

1 2 5 6 7 8

Đ C Đ

C

Hình 3.10. Hình vẽ bối dây và nhóm bối dây trong động cơ điện

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: MÁY ĐIỆN NGÀNH/NGHỀ: CNKT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)